KINH MN 017 – KINH KHU RỪNG (VANAPATTHASUTTAṂ)

I. BẢN KINH MN 017 – Kinh Khu Rừng (Vanapattha sutta)

1. Bản tiếng Việt của Hòa Thượng Minh Châu

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung17.htm

 2. Bản tiếng Anh của by Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi

http://www.yellowrobe.com/component/content/article/120-majjhima-nikaya/349-mn-17-vanapattha-sutta-jungle-thickets.html

 3. Bản song ngữ Pali-Việt của Bhikkhu Indacanda

http://paliviet.info/VHoc/13/017.htm

 

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO BÀI KINH MN 017

1. Trích giảng Kinh Khu Rừng – TT. Thích Chơn Thiện

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-017.htm 

2. Toát yếu Kinh Khu Rừng – Thích Nữ Trí Hải

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-02.htm

 

III. ĐỀ CƯƠNG

    •   Nội dung của bài Kinh Khu Rừng. Sự lựa chọn trú xứ và bạn đạo khi tu tập.

 IV. THẢO LUẬN

Phạm Doãn Nếu những bài kinh MN 015, 016 không gợi được cảm hứng cho các thành viên PLCĐ thảo luận, thì bài kinh này có thể là một đề tài thú vị. Đặc biệt cho những ai đang đi tìm trú xứ thanh tịnh, bạn đồng hành để cùng tu tập. Mong có sự góp tiếng của nhóm đang vận động cho sự hình thành Làng PaLi.

Phạm Doãn Khi lựa chọn trú xứ để tu tập, có hai điều kiện phải xét:
1. Nơi ấy có thuận lợi cho cuộc sống hay không? (có đủ thực phẩm, y áo, thuốc men …không?)
2. Nơi ấy có giúp ta tu tập tiến bộ hay không? (định tĩnh, an trú tâm, đoạn trừ lậu hoặc …không?)
– Khi phải lựa chọn, điều kiện “tu tập tiến bộ” luôn được đặt lên vị trí cao hơn. Vì đây là mục đích chính của người tu tập!
– Người đồng hành có thể tác động vào việc tu tập của ta. Bài kinh khuyên chỉ nên đồng hành với một người phù hợp, tức người có ảnh hưởng tốt, giúp ta thực hiện được tiến bộ trong tu tập.
– Ngược lại nếu việc tu tập không tiến bộ, nên rời bỏ người đồng hành “ngay tức khắc” mà…không cần phải xin phép!

Hạnh Trương Cái câu “không cần phải xin phép” này vô cùng đặc biệt. Nhiều người hay ràng buộc nhau bởi cái chuyện này, một khi đã dính vào 1 vị, có biết là không tới đâu cũng không dám bỏ.
Phật thì nói rất rõ, theo kiểu, đi đi , đi ngay đi 🙂

Phạm Doãn Vì con đường Giác Ngộ cao cả! Khi cần rời bỏ điều gì đó, hay ai đó, vì sự “nghịch duyên”, vì sự “cản trở tâm linh”, thì ta phải dứt khoát rời bỏ ngay lập tức. Đức Phật nói: Không cần biết là đêm hay ngày. Không cần phải xin phép. Trường hợp này, chúng ta hay nói đùa là “ra đi không để lại địa chỉ, không để lại số phone”!!!

Minh Quang ngay trong bản thân chúng ta có những tác ý phi lý(ayoniso-manasikāra)làm cho”…các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh,các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ…”cũng như những tác ý như lý(yoniso manasikāra) làm cho”…các niệm chưa được an trú được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ…”thế nhưng,ngay trong chúng ta cũng chưa đủ”dũng cảm”dứt khoát rời bỏ ngay lập tức những tác ý phi lý(ayoniso-manasikāra)đó

Hạnh Trương Ý này hay , vậy tại sao MQ lại chưa đủ dũng cảm , dứt khoát rời bỏ chúng?

Minh Quang mq có lẽ do quá trình tu tập còn ít chứ không phải muốn là sẽ được

Hạnh Trương Chính câu trả lời của MQ là không như lý tác ý đó 🙂

Thuận Pháp Dhammiko Người xuất gia 3 y 1 bát sống không gia đình, ít bị ràng buột nên dễ dứt áo ra đi khi trú xứ không còn thích hợp cho công phu tu tập nữa. Còn người cư sĩ tại gia thì rất khó làm cái sự dứt bỏ này dù biết là đang sống chung với cảnh khổ, chướng ngại trong tu tập thoát khổ. Nhưng thôi cứ cho rằng mình đang trả nghiệp bất thiện trong quá khứ. Vì quá khứ làm ác nhiều nên hiện tại bị gặp cảnh không hài lòng, và cố gắng trả cho hết cái nghiệp bất thiện này đi, nếu không nó còn đeo theo mãi. Không biết tác ý như vậy có phải là Yoniso manasikāra không?

Minh Quang ở bài kinh”Tất cả lậu hoặc”phật thuyết rất hay về vấn đề này
”… Này các Tỷ-kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không…See More

Hạnh Trương <<Vì quá khứ làm ác nhiều nên hiện tại bị gặp cảnh không hài lòng, và cố gắng trả cho hết cái nghiệp bất thiện này đi>>

Mình có biết mình đã tạo bao nhiêu bất thiện nghiệp không, và trả bao giờ cho hết. Liệu trong khi trả nghiệp có đủ sức để giữ cho không tạo nghiệp mới không?

Theo HT nghĩ, coi là trả nghiệp không phải là cách tác ý như lý

Thuận Pháp Dhammiko Bài kinh Khu Rừng này hình như chỉ dành cho vị xuất gia thôi. Còn vị tại gia đương nhiên không mấy ai vào rừng ở cả, nếu gặp môi trường hay người thân không hợp cho sự tiến bộ tâm linh thì chỉ còn cách như bài kinh Tất cả lậu hoặc thôi, có nghĩa là chỉ dùng được pháp Kham nhẫn, hoặc trốn nhà ra đi vài ngày 🙂

Minh Quang có đoạn kinh này,mq thấy rất hay”…Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp không cần phải tác ý và vị này không tác ý? ”… Này các Tỷ-kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Này các Tỷ-kheo, có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ….”
http://www.quangduc.com/file_chinh/view_detail.php?ID=811&bk_id=127&p_id=3&kind=kinh_paliSeptember 18 at 11:29am · Like · 1

Thien Nguyen Ba Bài kinh trên, theo cách nhìn của “riêng con” thì cái quan trọng nhất là cách nhận biết rỏ, không bị nhầm lẫn những vấn đề sau: “các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn”
–> Từ đó mới có quyết định cuối cùng là “đi hay là ở lại”.

Pāli Việt Nên xem kỹ phần dẫn nhập của bài Kinh để xem đức Phật giảng cho đối tượng nào? được áp dụng trong trường hợp nào? v.v… sau đó thử suy nghiệm xem bản thân có thế hành theo các pháp nào?

Hạnh Trương Đọc kỹ thì thấy các pháp mà Thiện dẫn ra có 2 phần, 1 phần liên quan tới mục đích, mục tiêu tu tập (A) và phần kia là những gì liên quan tới đời sống là bốn vật dụng (B).

(1) Nếu A và B đều có mặt -> tất nhiên là gắng mà ở lại, cho dù…
(2) Nếu A có mặt mà B vắng mặt -> thế cũng là đủ để ở lại

(3) A và B đều vắng mặt -> đi ngay, bất luận ngày hay đêm
(4) A vắng mặt mà B có mặt-> cũng phải đi, thế là đủ để đi.

Hạnh Trương Kinh Phật mới đọc thì thấy rất hay lặp lại, nhưng đọc kỹ sẽ thấy có sự khác biệt, để ý sự khác biệt đó nhiều khi mới hiểu được ý chính của bài kinh. Nhiều bài các đoạn lặp lại thì tới vài chục dòng, nhưng khác nhau chỉ 1 chữ, nếu không đọc kỹ thì sẽ bỏ qua luôn và sẽ tưởng ra một nội dung khác.

Pāli Việt Sao Hạnh Trương không xác định giùm A là cái gì giúp luôn đi? Và hạng tỳ khưu nào mới có đủ điều kiện của A?

Thien Nguyen Ba Cảm ơn Sư và Anh Hạnh ạ!

Minh Quang có lẽ,chúng ta phải học tập 1 số kinh nghiệm tu tập của chính đức phật khi tác ý đúng ở(KINH SONG TẦM ):”… – Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: “Ta sống suy tư và chia hai suy tầm”. Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai. Chư Tỷ-kheo, rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Khi dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri: “Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn”. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm này đưa đến tự hại”, dục tầm được biến mất, Chư Tỷ-kheo, khi ta suy tư: “Dục tầm đưa đến hại người”, dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm đưa đến hại cả hai”, dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn”, dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận dục tầm. Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sân tầm khởi lên… (như trên)… hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri: “Hại tầm này khởi lên nơi Ta, và hại tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn”. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: “Hại tầm này đưa đến tự hại”… “Hại tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn”, hại tầm biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận hại tầm. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều vấn đề gì, thời tâm sanh khuynh hướng đối vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về dục tầm, vị ấy từ bỏ ly dục tầm. Khi tâm đã nặng về dục tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư quán sát nhiều về sân tầm… (như trên)… về hại tầm, vị ấy từ bỏ vô hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về hại tầm thời tâm vị ấy có khuynh hướng về hại tầm. Chư Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa mưa, về mùa thu, khi lúa đã trổ hạt, một người mục đồng chăn giữ bò, cầm roi đánh các con bò bên này, đánh bên kia, chế ngự chúng, ngăn chận chúng. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì người mục đồng thấy do nhân duyên này, đưa đến sự chết, sự tù tội, sự đánh đập hay sự trách móc. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Ta đã thấy sự nguy hại, sự hạ liệt, sự uế nhiễm của ác pháp bất thiện, và thấy sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh tịnh của ác thiện pháp.

Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi ly dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri như vầy: “Ly dục tầm này khởi lên nơi Ta và ly dục tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn”. Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm) không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban ngày Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm, ban ngày, Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Và Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân ta có thể mệt mỏi; khi thân mệt mỏi thì tâm bị dao động; khi tâm bị dao động thì tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động. Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi vô sân tầm khởi lên… (như trên)… vô hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri như vậy: “Vô hại tầm này khởi lên nơi Ta và vô hại tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn”. Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm… không phải từ nhân duyên ấy, mà Ta thấy sợ hãi. Và nếu Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân Ta có thể mệt mỏi; khi thân Ta mệt mỏi thì tâm bị dao động, khi tâm bị dao động, tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động. Chư Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vấn đề gì thời tâm sanh khuynh hướng đối với vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về ly dục tầm, vị ấy từ bỏ dục tầm. Khi tâm đã đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có khuynh hướng về ly dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vô sân tầm… (như trên)… nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về bất hại tầm, vị ấy từ bỏ hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về bất hại tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về bất hại tầm. …”
http://www.quangduc.com/kinhdien/Trungbo/trungbo019.html

Hạnh Trương Minh Quang comment vào luồng nhé và làm sao để người khác dễ đọc

Hoa Nguyen Nếu cắt (trích lược) được đoạn kinh dẫn trên chỉ còn dài chừng một nửa, thì người trích phải đọc đoạn kinh đó hai lần, mới có thể trích ít mà vẫn đủ ý (chánh) mình định nêu lên. Vậy vửa lợi mình (đọc kỹ hiểu rõ hơn), vừa lợi người khác (dễ hiểu, ít tốn thời gian).
Điều bất tiện ở kinh tạng là khi trích phải trích rất dài.

Pāli Việt GÓP Ý 1 SỐ ĐIỂM:
– “kasirena” và “appa-kasirena” liên quan đến bốn món vật dụng
kiếm được “một cách khó khăn” và kiếm được “một cách không khó khăn” (HT. Thích Minh Châu)
– are hard to come by” và “easy to come by” (Ven. Bodhi)
Hai dịch giả có quan điểm tương đương.
THẮC MẮC: vì sao không dịch sát từ là “khó khăn” và “ít khó khăn”? (appa adj. = nhỏ, chút ít)

Pāli Việt upanissāya viharati = sống nương tựa, sống phụ thuộc (vào khu rừng, vào một người nào đó – aññataraṃ puggalaṃ, không phải sống gần).
Trong trường hợp ở với người nào mà pháp tu bị thối giảm, còn bốn món vật dụng có được ít khó khăn thì nên bỏ đi, có chào hỏi (āpucchā – bản Miến Điện và Sri Lanka), còn bản Thái và Anh lại ghi là không chào hỏi (anāpucchā).

Hoa Nguyen HT Minh Châu dịch : “không phải xin phép, cần phải bỏ ngay người ấy mà đi” , và ” cần phải bỏ người ấy mà đi, không có xin phép”.
Vậy HT dịch giống theo bản tiếng Anh. Bản dịch của HT Minh Châu không biết có trước bản dịch của Ven. Bodhi không, và có dựa vào bản của Ven Bodhi không. Nhưng “Không có xin phép” có thể dịch đúng hơn “không chào hỏi”, vì việc xin phép là bắt buộc nếu trước đã theo người nào để tu (“theo sát người ấy”, theo bản dịch của HT MC). Hay ít ra “Không có xin phép” khác với “không chào hỏi”.

Pāli Việt (Vấn đề muốn lưu ý ở đây là có điểm khác biệt do sự hiệu đính của 4 Tam Tạng Pali của Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan, và PTS Anh quốc)

Nói rõ hơn về trường hợp sống nương nhờ vào 1 người khác:
+ Tu thối giảm + bốn vật dụng khó khăn => đi không xin phép (4 văn bản đều giống nhau).
+ Tu thối giảm + bốn vật dụng ít khó khăn =>
1/ đi phải xin phép (bản Miến Điện & Sri Lanka)
2/ đi không xin phép (bản Thái & PTS)

– Về ý nghĩa của từ āpucchā & anāpucchā nếu xét theo ngữ cảnh thì “thông báo” & “không thông báo” có lẽ hợp lý hơn vì có ngữ cảnh là vị tỳ khưu khi rời khỏi trú xứ thì phải āpucchā vị tỳ khưu khác, không có tỳ khưu thì vị sa di, hoặc người hộ tự, hoặc người cư sĩ, vì vậy dịch là “xin phép” e gượng ép.
– Xét theo văn tự thì āpucchā = ā + pucchā (pucchā là câu hỏi).

Hoa Nguyen Kinh Miến Điện mà giống Tích Lan không phải là điều lạ, nhưng sao kinh Thái Lan lại khác hai nước đó , và bản Anh cũng khác (TK Bodhi là người Mỹ). Có lẽ bản Thái và Anh đúng hơn. Khi đã quyết định bỏ đi vì người đó gây thối giảm thì đâu cần xin phép hay chào hỏi, và là điều rất nhỏ, phụ sao phải chép vào kinh. Đi mà không nói tiếng nào có vẻ dứt khoát hơn (còn xin phép đi nhỡ không được phép thì có đi không).

Hoa Nguyen Kinh tương đương trong bộ Trung A -Hàm:
10. PHẨM LÂM
107. KINH LÂM
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-ahamtrung/trungaham107.htm

Trích câu tương đương đang thảo luận trong Kinh Lâm : ““Tỳ-kheo quán như vậy rồi, phải lập tức từ bỏ khu rừng này ngay trong đêm mà đi, chớ có cùng người cáo biệt”.
Lý do không cáo biệt là bỏ đi ngay, trong đêm.



Bình luận về bài viết này