KINH MN 030 – TIỂU KINH VÍ DỤ LÕI CÂY (CŪḶASĀROPAMASUTTAṂ)

I. BẢN KINH MN 030 – (Cūlasāropama-sutta) 

1. Bản tiếng Việt của Hòa Thượng Minh Châu

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung30.htm

2. Bản tiếng Anh của Bhikkhu Thanissaro

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.030.than.html

3. Bản song ngữ Pali-Việt của Bhikkhu Indacanda

http://paliviet.info/VHoc/13/030.htm

 

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO BÀI KINH MN 030

1. Trích giảng Đại Kinh và Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây – HT. Thích Chơn Thiện

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-029-30.htm

2. Toát yếu Đại Kinh và Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây – Thích Nữ Trí Hải

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-03.htm

 

III. ĐỀ CƯƠNG

  • Tìm hiểu về lục sư ngoại đạo:
  1.  Purana Kassapa:
  2. Makkhali-Gosàla
  3. Ajita Kesa-Kambala
  4. Pakudha Kàtyayana
  5. Saijaya Belatthaputta
  6.  Nigantha Nàtaputta 
  • Tìm hiểu về nội dung bài Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi cây.

IV. THẢO LUẬN

Hoa Nguyen  : Tóm lược ý nghĩa bản kinh : ” này Bà-la-môn, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu Thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh”.

Phạm Doãn Để ý, lời Đức Phật nói trong kinh là nói với Bà La Môn! Bà La Môn ở đây là tất cả những người đi tìm sự giải thoát. Bà la Môn theo sự hướng dẫn của Lục Sư là “ngoại đạo”, còn Bà La Môn theo sự hướng dẫn của Đức Phật là “nội đạo”.

Hiếu Nguyễn Nhiều người hay bị lẫn lộn thiền định và các jhana, có thể nhân qua bài kinh này hiểu rõ hơn 2 khái niệm.

Phạm Doãn Chắc không lẫn lộn đâu Hiếu Nguyễn. Nhưng vì có hai quan điểm khác nhau.
– Một, cho rằng Thiền Định (samadhi) của Đạo Phật là hoàn toàn khác với các loại Thiền Định có ở Ấn Độ thời bấy giờ.
– Hai, cho rằng Thiền Định của Đạo Phật cũng giống như là Thiền Định được tu tập từ lâu tại Ấn Độ.
Chỉ tranh cãi này thôi, cũng xé Theravada ra làm hai trường phái khác nhau!

Pāli Việt Nghe sao nói lại vậy:
– Thiền định của Theravāda chỉ gói gọn lại trong 40 đề mục (theo Thanh Tịnh Đạo, có thể kiểm tra với Kinh Tạng xem thừa đề mục nào, thiếu đề mục nào). Lý do: các đề mục này có liên quan đến giải thoát.
– Thiền định của ngoại đạo ắt hẳn có nhiều hơn 40 đề mục trên.
Bản thân đồng ý với quan điểm 2 do Bs. Phạm Doãn nêu ở trên. Nhưng khi đọc xong bài Kinh này thì sẽ chọn quan điểm 1.

Pāli Việt Hic hic, bỏ công làm văn bản Pali – Việt để Bà Con Cô Bác tham khảo, mà không ai chịu sử dụng, buồn thê thảm!

Pāli Việt QÚY VỊ CỨ ĐƯA THẮC MẮC Ở PHẦN TIẾNG VIỆT, CÁC CAO THỦ BIẾT PALI SẼ GIẢI QUYẾT (Ở Pali Chuyên Đề có nhiều mà, nhờ các vị giải quyết giùm). Ví dụ:
Tất cả những vị này tự xưng là nhứt thiết trí hay tất cả không phải là nhứt thiết trí, hay một số là nhứt thiết trí và một số không phải nhứt thiết trí?
Sabbete sakāya paṭiññāya abbhaññaṃsu, sabbeva nābbhaññaṃsu, udāhu ekacce abbhaññaṃsu, ekacce nābbhaññaṃsū”ti.

Pāli Việt KHÂM PHỤC LỐI MÔ TẢ Ở VĂN PALI:
muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây <sāra-tthiko sāra-gavesī> Ở ĐÂY CHỈ GHI: sāra = lõi cây. NHƯNG Ở ĐOAN KẾ:
bỏ qua lõi cây <sāravato atikkammeva> NGHĨA VIỆT ĐẦY ĐỦ: bỏ qua “phần có lõi cây” <sāravato> (ngầm hiểu là người ấy không thể đem về chỉ có lõi cây, mà nguyên cả khúc cây, hay lõi cây còn dính với giác cây) KHÔNG CÒN TỪ NÀO ĐỂ BÌNH!

Pāli Việt TRÍCH PHẦN GIẢNG GIẢI CỦA NI SƯ TRÍ HẢI: – Thắc mắc về sự khác biệt giữa 2 (Thành tựu Định) và 4-12 (Thành tựu Sơ thiền … Diệt thọ tưởng định) đã được Ni Sư trình bày.
Các bước đi giải thoát, cơ bản là tương tự phần giới thiệu ở kinh dài Ví Dụ Lõi Cây. Tuy nhiên, kinh số 30 này có sự trình bày lộ trình giải thoát rất đặc biệt như được trình bày dưới đây;

1) Thành tựu Giới.
2) Thành tựu Định.
3) Thành tựu Tri kiến.
4) Thành tựu Sơ thiền Sắc giới (Phật giáo).
5) Thành tựu Nhị thiền Sắc giới (Phật giáo).
6) Thành tựu Tam thiền Sắc giới (Phật giáo).
7) Thành tựu Tứ thiền Sắc giới (Phật giáo).
8 ) Thành tựu Không vô biên xứ (Phật giáo).
9) Thành tựu Thức vô biên xứ (Phật giáo).
10) Thành tựu Vô sở hữu xứ (Phật giáo).
11) Thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Phật giáo).
12) Thành tựu Diệt thọ tưởng định (Phật giáo).

Chính chứng Diệt thọ tưởng định là an trú Tâm giải thoát bất động, thành tựu mục đích phạm hạnh.

Cần phân biệt ý nghĩa thành tựu Định (điểm 2) ở trên chỉ là sự thành tựu sức mạnh tập trung (samatha) của ngoại đạo, hay ngoại đạo thường thực hiện; riêng từ Sơ thiền Sắc định đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ định cũng là ý nghĩa thành tựu định, nhưng đây là Định uẩn của Phật giáo vốn có mặt trí tuệ tẩy trừ cấu uế tâm, tẩy trừ tham ái và xả các nội thọ (không trước dính nội thọ). Phần Thiền định Phật giáo có nét đặc thù, không tìm thấy ở ngoại đạo, là Thiền quán, tuệ quán (Vipassana). Nhờ sự phát triển trí tuệ mới có thể chứng đắc Diệt thọ tưởng định là định ở ngoài kinh nghiệm của ngoại đạo.

Không có trí tuệ về sự thật như thật, và không chứng đắc Diệt thọ tưởng định thì không bao giờ có thể tự xưng là Nhất Thiết Trí. Đây là câu trả lời cho câu hỏi của Bà la môn Pingalakoccha.
DỨT PHẦN TRÍCH DẪN

Phan Minh Nguyet : “Vị ấy thành tựu Thiền định. Do thành tựu Thiền định, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và tinh tấn, chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu Thiền định. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy do tri kiến này hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do tri kiến này, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước, cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.”
– thành tựu thiền định ở trên là như thế nào? khác gì bát thiền mà Đức Phật mô tả sau đó? Chú Phạm Doãn có nói là có 2 quan điểm khác nhau, chú có thể nói thêm được ko ạ? Cháu chưa biết về vấn đề này.
– tri kiến ở đoạn văn trên là tri kiến gì?

Pāli Việt Góp ý với Phan Minh Nguyet về từ Pali:
– Vị ấy thành tựu Thiền định (samādhi).
– Vị ấy thành tựu tri kiến (ñāṇadassanaṃ).

Phan Minh Nguyet con cảm ơn Sư. Con có ngó qua bản Pali nhưng vì ko biết Pali nên mù tịt ạ:-) Con thấy đoạn trên có chữ samadhi, đoạn dưới có chữ jhanam thì đoán là 2 cái này khác nhau nhưng ko biết là khác nhau thế nào

Phạm Doãn  @ Sư Pali-Pāli Việt & Phan Minh Nguyet :

Thiền định với 40 đề mục được mô tả trong Thanh Tịnh Đạo là loại Thiền Định mà một số người (ngay trong Pali Chuyên Đề) không chấp nhận. Vì đây là loại thiền định có nimitta, được tin là có khả năng giúp hành giả nhìn thấy từng sát na Tâm, nhìn thấy từng cơ cấu vi tế nhất của vật chất. Còn trong Nikaya thì Đức Phật không nói đến nimitta (dấu hiệu báo trước) của thiền định, không nói đến các cơ cấu vật chất nhỏ nhất (tổ hợp Kalapa), và cũng không mô tả các sát na tâm. Cho nên một số người nghi ngờ thiền định trong Thanh Tịnh Đạo là loại thiền “ngoại đạo” khác với loại thiền trong Nikaya là thiền “nội đạo”.

Trong chữ ñāṇadassanaṃ, ñāṇa được dịch là “tri kiến” nên làm cho một số người đọc không nhận ra chữ “tuệ” tại đây! Nếu chữ “ñāṇa” ở đây dịch là sự thành tựu các “tuệ”, thì người đọc sẽ nhân ra nguyên lý “giác ngộ bằng tuệ”, một nguyên lý đặc thù của Đạo Phật. Trong các bài kinh này, sự thành tựu “tri kiến (tuệ) trong ngữ cảnh của bài kinh, chỉ là những tri kiến (tuệ) sơ khởi, chưa giúp hành giả giác ngộ. Hành giả còn cần phải tu tập cho đủ các tri kiến (tuệ) để đạt đến giác ngộ cuối cùng!

Phạm Doãn :  @Sư Pali-Pāli Việt và các đạo hữu.

Khi lập đi lập lại vấn đề “ngoại đạo”, “nội đạo” là con có mục đích làm mọi người tại PLCĐ giảm bớt tâm lý phân biệt giữa Đạo Phật với nền văn minh Bà La Môn. Đạo Phật có nhiều khác biệt với các triết học Bà La Môn đương thời (ví dụ với lục đạo Bà La Môn thời đó) nhưng phải biết là, cả Lục Đạo và Đạo Phật đều cùng chia sẻ chung một “vốn minh triết” hình thành từ lâu trên đất Ấn Độ! Vượt qua sự phân biệt này chúng ta mới hi vọng nhìn thấy phần “nguyên thủy” của Đạo Phật (nếu có ý muốn như vậy).

Thien Nguyen Ba “Thiền định” được đề cập trong bài kinh này, sau giai đoạn có giới đức, trước giai đoạn có tri kiến không phải là 4 thiền hữu sắc, 4 xứ vô sắc và Diệt thọ tưởng (định).

Bởi vì 4 thiền hữu sắc, 4 xứ vô sắc và Diệt thọ tưởng (định) pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.
Như vậy, “thiền định” được đề cập đến bài kinh này là gì?

Pāli Việt Ở bài Kinh này: Vị ấy thành tựu Thiền định (samādhi) và cái này là thấp thỏi so với sơ thiền, nhị thiền, … Diệt thọ tưởng (định).
TRONG KHI ĐÓ: Tam học: Giới – Định – Tuệ (Sīla – Samādhi – Paññā)
LÀM SAO GIẢI THÍCH CHO SUÔNG ĐÂY? Đã trích dẫn lời giải thích của NS. Trí Hải ở trên nhưng thấy chưa thuyết phục lắm.

Phan Minh Nguyet con cũng thấy lời giải thích của NS. Trí Hải chưa thuyết phục lắm

Phạm Doãn Bài kinh có đề cập tới một” đạo lộ tu tập”, nhưng đạo lộ này hơi lạ vì không nói tới thiền quán. Trong khi Thiền Quán để có Tuệ đưa đến giải thoát là một Pp rất riêng, rất đặc thù của Đạo Phật.
Đạo Lộ này trông giống cách tu tập Bà La Môn hơn, vì không có tu tập Tuệ (Vipassana)
Bởi vậy HT Thích Chơn Thiện phải chú thích rằng các Định này là của Phật Giáo! Như sau:

1) Thành tựu Giới.
2) Thành tựu Định.
3) Thành tựu Tri kiến.
4) Thành tựu Sơ thiền Sắc giới (Phật giáo).
5) Thành tựu Nhị thiền Sắc giới (Phật giáo).
6) Thành tựu Tam thiền Sắc giới (Phật giáo).
7) Thành tựu Tứ thiền Sắc giới (Phật giáo).
Thành tựu Không vô biên xứ (Phật giáo).
9) Thành tựu Thức vô biên xứ (Phật giáo).
10) Thành tựu Vô sở hữu xứ (Phật giáo).
11) Thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Phật giáo).
12) Thành tựu Diệt thọ tưởng định (Phật giáo).

– Nếu cốt tủy của Đạo Phật là sự khác biệt giữa các loại Thiền Định, thì ngay trong kinh Nikaya, Đức Phật đã phải xác định rồi!
– Hơn nữa nếu kinh mất đi phần phân biệt các loại Thiền Định này, thì từ mấy ngàn năm nay có các tu sĩ hay học gỉa Đạo Phật nào phân biệt được các thiền hữu sắc hay vô sắc của Đạo Phật với các loại thiền của “Ngoại Đạo” hay không?
– Người học Phật đời sau, như chúng ta, luôn chơi vơi, khổ tâm và mất định hướng như thế này !

Phạm Doãn Muốn giải quyết vấn đề như trên, bắt buộc chúng ta phải có một lựa chọn. Mà khi đã lựa chọn, thì chúng ta đã đi ngoặt về một hướng khác, tức là đã gia nhập hay hình thành một trường phái rồi! Khổ tâm không?

Phan Minh Nguyet @ chú Phạm Doãn: bài này ko những ko nói đến thiền quán mà như thế này phải tu cả 4 thiền vô sắc! đúng là khổ tâm nhưng mà cháu ko chọn đường này. Cứ theo các bài kinh khác 4 thiền sắc giới, hướng tam minh đã thấy đường dài xa lắc rồi!

Phạm Doãn Ngay như HT Thích Minh Châu, người dịch hầu hết kinh Nikaya, viện trưởng viện Phật Học VN tại Tp HCM, khi viết cuốn “Hành Thiền” ngài đã nói đến đạo lộ “chín Định” giống như bài kinh này mô tả. (bản này không còn thấy post trên Internet nửa) . Về sau, khi tái bản lại cuốn Hành Thiền (1993), Ngài có sửa đổi nội dung lại, với bốn thiền + tứ niệm xứ.
– Nhắc lại sự kiện này, để thấy Pp tu tập chính thức và nguyên thủy trong Đạo Phật hiện nay đã không còn rõ nét nữa. Ngay cả có nghiên cứu thâm sâu các bộ kinh, phân tích từng chữ Pali v.v… cũng không đem lại một giải đáp mà mọi người đều đồng thuận.
– Và chính vì thế, chỉ còn cách phải lựa chọn một con đường của riêng mình (nếu ta đủ tự tin ở chính mình). Hoặc chọn một trường phái tu tập nào đó, mà ta thấy phù hợp với nhận thức của mình!
– Dù sao đi nữa thì sự tranh cãi sẽ vẫn cứ còn tiếp diễn dài dài …!
(có lẽ cho tới ngày Đức Di Lặc công bố giáo pháp mới!)

Pāli Việt Hì hì, bắt bẻ Bs. Phạm Doãn cái này: <có lẽ cho tới ngày Đức Di Lặc công bố giáo pháp mới!> Dạ thưa không có Giáo Pháp nào mới ạ. Ngài cũng chỉ soi sáng lại Giáo Pháp “cũ” đã bị che lấp thôi ạ.

Pāli Việt AI DA, BỊ NGƯỜI KHÁC BẮT BẺ LẠI (nhận được qua hộp thơ)
<không có Giáo Pháp nào mới>
Con bắt bẻ lại Sư nè:
– Giáo Pháp: teaching methods.
– Pháp: doctrine, nature, truth.
1) Giáo pháp là phương pháp để hiểu rõ Pháp, tức hiểu rõ sự thật.
2) Pháp thì luôn luôn như vậy, ai thấy được thì người đó giải thoát.
3) Giáo pháp có thể khác nhau tùy theo căn tính của mỗi người, mỗi loại chúng sinh. Chẳng hạn đối với 5 anh em Aññakoṇḍañña thì giáo pháp là bài kinh Chuyển Pháp Luận, đối với đại đức Sāriputta giáo pháp là bài kệ về duyên sinh diệt, đối với ngài Cūlapanthaka thì giáo pháp là cái giẻ lau chùi…
4) Những bài kinh trong Nikaya chính là giáo pháp. Xưa chắc chắn có rất nhiều vị giải thoát sau khi nghe xong. Nhưng nay chúng ta càng đọc càng tù mù bởi vì những giáo pháp đó không dành cho căn tính những người như chúng ta.
5) Giáo pháp chính là phương thức soi sáng để thấy Pháp. Nếu năm 2012 này có Đức Di Lặc xuất hiện để soi sáng Pháp thì có lẽ không có kết quả gì. Bởi vì con mắt chúng ta đang còn rất lờ mờ. Nếu chúng ta chịu khó chữa bệnh mắt trong thời gian nhiều kiếp và khi đó con mắt sẽ sáng ra. Vừa lúc Đức Phật Di Lặc xuất hiện, ngài sẽ tùy theo con mắt của mỗi người mà dùng những loại đèn khác nhau để soi cho chúng ta thấy Pháp! Khi đó thì thật là tuyệt vời!!! Hihi.
Chúc Sư luôn khỏe mạnh.

Phạm Doãn Nhiều “ẩn sĩ” không thích xuất hiện với comment. Con cũng nhận được nhiều mess giống như vậy! PLCĐ thực ra cũng có nhiều người đọc hơn so với số người comment hoặc click like. Mong rằng mọi người sẽ mạnh dạn viết comments nhiều hơn.

Ven Adhiṭṭhāna  @Pāli Việt Xin hỏi lại người gửi comment cho Ngài như sau ạ

– 4 đế hay 4 sự thật (dukkha, samudaya, nirodha, magga) trong tứ diệu đế (ariya sacca) là 4 sự thật hiển nhiên bị che lấp và được phơi bày bằng ánh sáng trí tuệ của Đức Thế Tôn qua bài kinh Dhammacakkappavattana hay rồi đây sẽ có giáo pháp mới thay thế 4 điều này ?
– Tiếp nữa, thập nhị nhân duyên (Paṭiccasamuppāda) là đặc tính vận hành tự nhiên của các pháp bị che phủ bởi vô minh hay là 1 giáo pháp mới sau này sẽ thay thế cho 12 điều bị che lắp này ?
– câu gāthā được nói bởi Ngài Assaji phải chăng sẽ có 1 giáo pháp mới thay thế, khi nội dung câu đó nhằm nói đến thực tính các pháp đều có nhân Ye dhammā hetuppabhāvā , sẽ có 1 giáo pháp mới thay thế chăng ?
(tự nhiên có nhiều thắc mắc :P)

Pāli Việt (NHẬN ĐƯỢC Ở HỘP THƠ)
Kính Sư chuyển giúp.
Thưa Sư Adhiṭṭhāna (Ven Adhiṭṭhāna):
– 4 đế hay còn gọi là 4 dấu chân voi, nhưng Sư chưa thấy được con voi nên Sư không thể đoan chắc đó là con voi đực lớn. Sư không thể đoan chắc đó là sự thật.
– 12 nhân duyên Sư chỉ nghe nói chứ Sư không thấy nên Sư không thể cho đó là Pháp, không thể cho đó là sự thật. Bởi vì: “Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy (mới gọi là) thấy được Pháp.”
– Chúng ta chỉ nghe chuyện ngài Sāriputta sau khi nghe xong câu kệ của ngài Assaji thì chứng quả, nhưng chúng ta nghe xong thì vẫn trơ ra như gỗ đá. Vậy làm sao chúng ta có thể nhận định câu kệ đó là chân lý?
Cám ơn Sư.
Sư ơi, tới đây thì comment của con sẽ tạm dừng lại. Sư nhớ giữ gìn sức khỏe để thực hiện những việc cần làm của mình nha Sư. Tạm biệt Sư!

Hiếu Nguyễn

Đọc đi đọc lại thì con thấy comment của “ẩn sĩ” rất sâu sắc.
Rõ ràng khi các Đức Phật ra đời thì phương tiện của các ngài xịn hơn nhiều vì trí của các ngài thông hiểu căn tánh và nghiệp chúng sinh.
Còn việc chúng ta làm khi không có các ngài là gom góp lại những gì các ngài đã nói dọc suốt cuộc đời hành đạo và học hỏi theo, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Trong Tam Tạng thể nào cũng có những bài kinh, câu kệ đột nhiên soi sáng cho mình.

Hoa Nguyen   @Phạm Doãn :”- Một, cho rằng Thiền Định (samadhi) của Đạo Phật là hoàn toàn khác với các loại Thiền Định có ở Ấn Độ thời bấy giờ.
– Hai, cho rằng Thiền Định của Đạo Phật cũng giống như là Thiền Định được tu tập từ lâu tại Ấn Độ”.
Thiền Định Đạo Phật giống nhưng không hoàn toàn giống các loại Thiền Định có ở Ấn Độ thời đó. Như không chủ trương khai mở các luân xa bằng kundalini (hoả xà) (thiền Mật tông Tây Tạng có pháp tập khai mở kinh mạch).
Thiền Định Phật giáo khác nhưng không khác hẳn Thiền Định Ấn độ: vẫn tu tập Tứ thiền hữu sắc và Tứ thiền vô sắc, nhưng thêm Diệt thọ tưởng định và quán Tứ niệm xứ; cách thở (điều tức) cũng khác.

Phạm Doãn Thiền (meditation , bhavana) là một khái niệm rất chung.
Trong Thiền Phật Giáo, ta phải phân biệt những loại thiền hoàn toàn khác nhau:
– Thiền Chánh Niệm (Satibhavana),
– Thiền Định (Samadhibhavana),
– Tuệ Quán (Vipassanabhavana)

– “Thiền Định” Bà La Môn gốm tám thiền (4 hữu sắc và 4 vô sắc)
– Cách tu tập khai mở luân xa hoặc luyện luồng hỏa xà (tummo) nên xếp vào “Thiền Quán” (contemplation). Vì người tu tập phải quán tưởng các luồng khí lực dọc theo cột sống lưng.
– Nói các loại Thiền giống nhau hay khác nhau là căn cứ vào “bản chất” hay “nội dung” của loại thiền đó mà không cần phân biệt các loại kỹ thuật thực hiện.

Hoa Nguyen Chánh niệm nằm trong Thiền Định Phật giáo, có cả trong Thiền An Chỉ và Thiền Quán sát, không thể tách Chánh niệm ra làm một kỹ thuật thiền định riêng. Ít ra chưa nghe ai (hay tông, phái PG nào) nói thế. Người ta gán cho thiền sư Nhất Hạnh dạy Thiền Chánh Niệm, nhưng đó chỉ là cách “gắp lửa bỏ vào tay người” để chỉ trích. Chánh niệm chỉ là phần căn bản trong pháp thiền Phật giáo do TS Nhất Hạnh dạy.

Hoa Nguyen Tôi không biết Pali, nhưng nghĩ bhavana không phải nghĩa là Thiền (mà chỉ có nghĩa tu tập, hành trì). Thiền là dịch (âm) từ dhyana (Sanskrit), và trong Pali là jhana.

Binh Anson bhāvanā: ‘mental development’ (lit. ‘calling into existence, producing’) is what in English is generally, but rather vaguely called ‘meditation’. One has to distinguish 2 kinds: development of tranquillity (samatha-bhāvanā), i.e. concentration (samādhi), and development of insight (vipassanā-bhāvanā), i.e. wisdom (paññā).

Xin xem thêm: Buddhist Dictionary – Manual of Buddhist Terms and Doctrines, by NYANATILOKA MAHATHERA http://budsas.110mb.com/ebud/bud-dict/dic3_b.htm budsas.110mb.com

Thuận Pháp Dhammiko

A Glossary of Buddhist Terms:
Bhāvanā [bhāvanā] Mental development through meditation and concentration. Bhāvanā is a mental development. It is of two kinds: with regard to tranquillity (śamatha bhāvanā) [samatha bhāvanā], that is, concentration (samādhi), and with regard to the intuitive insight (vipaśyanā bhāvanā) [vipassanā bhāvanā]. Śamatha means tranquillity. Śamatha is mostly compounded with contemplation or insight. Śamatha pertains to the concentration of the formless realms. Vipaśyanā pertains mostly to the realms of desire and form.
Tranquillity is the undefiled peaceful state of mind. It ushers in favourable rebirth, happiness and purity of mind. The five hindrances vanish and then arises the Vipaśyanā, the intuitive insight into the impermanence, misery, and impersonality of the existence. In the fourth dhyāna of the realm of form, tranquillity and intuitive insight, both are blended. They bring in the four sublime states of brahma-vihāra and the wisdom of enlightenment.
==> samatha bhāvanā: tu tập Định.
vipassanā bhāvanā: Tu tập Tuệ.
Đây chỉ là 2 phương pháp luyện tâm thôi, điều quan trọng trong đó có “LỜI NHƯ THẬT NGỮ” và “CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH”:
(PTS: S, IV, 194):

Seyyathāpi bhikkhū rañño paccantimaṃ nagaraṃ daḷahuddāpaṃ. Daḷha pākāratoraṇaṃ chadvāraṃ, tatrassa dovāriko paṇḍito vyatto medhāvī aññātānaṃ nivāretā ñātānaṃ pavesetā, puratthimāya disāya āgantvā sīghaṃ dutayugaṃ taṃ dovārikaṃ evaṃ vadeyya: “katthambho purisa, imassa nagarassa nagarasāmī” ti?. So evaṃ vadeyya: eso bhante majjhe siṃghāṭake nisinnoti.
Atha kho taṃ sīghaṃ dutayugaṃ nagarasāmissa yathābhūtaṃ vacanaṃ nīyyātetvā yathāgatamaggaṃ paṭipajjeyya. Pacchimāya disāya āgantvā sīghaṃ dūtayugaṃ taṃ dovārikaṃ evaṃ vadeyya: uttarāya disāya āgantvā sīghaṃ dutayugaṃ taṃ dovārikaṃ evaṃ vadeyya: dakkhiṇāya disāya āgantvā sīghaṃ dūtayugaṃ taṃ dovārikaṃ evaṃ vadeyya: “katthambho purisa imassa nagarassa nagarasāmīti? So evaṃ vadeyya: “eso bhante majjhe siṃghāṭake nisinno” ti. Atha kho taṃ sīghaṃ dutayugaṃ nagarasāmissa-6 yathābhūtaṃ vacanaṃ nīyyātetvā yathāgatamaggaṃ paṭipajjeyya.

Upamā kho myāyaṃ bhikkhu katā atthassa viññāpanāya, ayañcevettha attho: nagaranti kho bhikkhu imassetaṃ cātummahābhutikassa kāyassa adhivacanaṃ. Mātāpettikasambhavassa odanakummāsūpacayassa aniccucchādana parimaddana bhedana viddaṃsana dhammassa. Chadvāranti kho bhikkhu, channetaṃ ajjhattikānaṃ āyatanānaṃ adhivacanaṃ. Dovārikoti kho bhikkhu satiyā etaṃ adhivacanaṃ. Sīghaṃ dutayuganti kho bhikkhu samathavipassanānetaṃ adhivacanaṃ. Nagarasāmiti kho bhikkhu viññāṇassetaṃ adhivacanaṃ. Majjhe siṅghāṭakoti kho bhikkhu catunnetaṃ mahābhūtānaṃ adhivacanaṃ: paṭhavidhātuyā āpodhātuyā tejodhātuyā vāyodhātuyā. Yathābhutavacananti kho bhikkhu nibbānassetaṃ adhivacanaṃ. Yathāgatamaggoti kho bhikkhu ariyassetaṃ aṭṭhaṅgikassa maggassa adhivacanaṃ syeyathīdaṃ: sammādiṭṭhiyā, sammāsaṅkappā, sammāvācā, sammākammantā, sammāājīvā, sammāvāyāmā, sammāsati, sammāsamādhissāti.

Ví như, này Tỷ-kheo, có ngôi thành của vua ở biên giới được xây dựng với pháo đài kiên cố, với tường và tháp canh kiên cố và có đến sáu cửa thành. Tại đấy có người giữ cửa thành, là bậc thông minh, có kinh nghiệm và có trí, ngăn chận những người không quen biết, cho vào những người quen biết. Từ phương Ðông, hai người sứ giả cấp tốc đi đến, và nói với người giữ cửa thành: “Này Bạn, vị chủ thành trì này ở đâu?” Người giữa cửa thành ấy nói: “Thưa các Tôn giả, vị ấy đang ngồi giữa ngã tư đường”. Hai người sứ giả ấy cấp tốc tuyên bố lời như thật ngữ cho vị chủ ngôi thành, rồi tiếp tục đi theo con đường họ đến. Từ phương Tây, lại hai người sứ giả cấp tốc đi đến… từ phương Bắc, lại hai người sứ giả cấp tốc đi đến, và nói với người giữ cửa thành: “Này Bạn, vị chủ thành trì này ở đâu?” Người giữ cửa thành ấy nói: “Thưa các Tôn giả, vị ấy đang ngồi giữa ngã tư đường”. Rồi hai người sứ giả ấy cấp tốc tuyên bố lời như thật ngữ cho vị chủ ngôi thành, rồi tiếp tục theo con đường họ đến.

Này Tỷ-kheo, Ta nói ví dụ để giải thích ý nghĩa, và đây là ý nghĩa: Ngôi thành, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với thân do bốn đại chủng tạo thành này, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, tiêu mòn, tiêu hao, hủy hoại, hủy diệt. Sáu cửa, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu nội xứ. Người giữ cửa, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với niệm. Hai vị sứ giả cấp tốc, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với chỉ và quán. Người chủ ngôi thành là đồng nghĩa với thức. Ở giữa tại ngã tư đường là đồng nghĩa với bốn đại chủng: địa giới, thủy giới, hỏa giới và phong giới. Lời như thật ngữ, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Niết-bàn. Theo con đường họ đến là đồng nghĩa với con đường Thánh đạo Tám ngành. Như chánh tri kiến… chánh định.

Vo Trong Phi Bhāvanā thường thấy các sư Nam Tông gọi là “tu tiến”. VD: “chú giải cũng nói rằng sự tu tiến (bhàvanà) hay sự thực hành minh sát là một trong những thiện nghiệp ở cõi dục mà người ta phải thực hành để đạt được sự giải thoát như vậy.” (http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-phapduyenkhoi/duyenkhoi-09.htm). Bhāvanā được dịch là “tu tiến” có lẽ căn cứ vào từ “Mental development” từ các định nghĩa trên.

Phap Duyen Khoi – 09

www.buddhanet.net

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh, Chùa Kỳ Viên, Quận 3, Sài Gòn,đã gửi tặng phiên bản vi tính. (Bình Anson, 03-2001)

Hoa Nguyen Tôi đọc thấy các sách Thiền xưa ở Bắc tông chia thiền Phật giáo ra làm ba loại:
1/ Định Chỉ (tức An Chỉ): Nhất tâm để có định lực.
2/ Quán Chiếu : như quán Vô Thường, quán chư pháp vô ngã, ngũ uẩn giai Không…, để thấu hiểu các giáo lý Phật giáo. Thiền Minh Sát cũng giống quán chiếu, với đối tượng khác .
3/ Quán Tưởng: Dùng tưởng để tạo ra đề mục thiền (thường không thât) , như hình ảnh một vị Phật (đã thấy qua tranh tượng), cảnh ở Tịnh độ mô tả theo kinh Quán Vô lượng thọ (còn gọi là Quán kinh), các Mandala, tưởng dẫn khí lực (gió) khai mở luân xa, kinh mạch ở Mật tộng. Cả các cách quán khác như Cửu tưởng quán, tưởng thấy thân xác xình thối, tan rã.
Nghĩa là có phân biệt giữa quán chiếu và quán tưởng.

Hoa Nguyen Sau đây là một đoạn trong bài giảng Thiền “Biết và Thấy” của thiền sư Pa-Auk, cho thấy tuy dạy Thiền An Chỉ, nhưng phần này đi qua phần quán tưởng :
Hành giả tu tập Ba Mươi Hai Thể Trược như thế nào?
Nếu muốn tu tập thiền (quán) ba mươi hai thể trược, trứơc tiên hành giả phải lập lại tứ thiền hơi thở (nāpāna jhāna) để ánh sáng của định bừng sáng và tỏa chiếu. Kế đó hành giả sẽ dùng ánh sáng ấy để cố gắng phân biệt ba mươi hai thành phần của thân, mỗi lần một phần.

Ba mươi hai thành phần của thân gồm hai mươi phần với địa đại trội hơn, và muời hai phần với thủy đại trội hơn. Hai mươi phần thuộc địa đại (yếu tố đất) sẽ được phân biệt theo bốn nhóm năm.
I
II
III
IV
1. Tóc
2. Lông
3. Móng
4. Răng
5.Da
6. Thịt
7. Gân
8. Xương
9. Tủy
10. Thận
11. Tim
12. Gan
13. Màng ruột
14. Bao tử
15. Phổi
16. Ruột
17. Trực tràng
18. Vật thực chưa tiêu hóa
19. Phân
20 Óc
Mười hai phần thuộc thủy đại sẽ được phân biệt theo hai nhóm sau:
I
II
1. Mật
2. Đàm
3. Mủ
4. Máu

5. Mồ hôi
6. Mỡ
7. Nước mắt
8. Mỡ nước
9. Nước miếng
10. Nước mũi
11. Hoạt dịch (nước khớp xương)
12. Nước tiểu

Hành giả phân biệt mỗi lần một phần theo thứ tự đã đặt ra. Cố gắng thấy mỗi phần rõ rệt như khi hành giả soi mặt mình trong tấm gương sạch vậy.
Trường hợp, khi đang làm như vậy mà ánh sáng do định sanh mờ đi và thân phần đang được phân biệt không còn rõ ràng, hành giả nên lập lại tứ thiền hơi thở, ánh sáng sẽ bừng sáng mạnh trở lại. Lúc đó quay về với việc phân biệt các thành phần của thân như trước. Bất luận khi nào ánh sáng mờ đi hành giả chỉ việc lập lại tiến trình như vậy.

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-biet_thay/02.htm

Biet & Thay – Pa-Auk Sayadaw

www.buddhanet.net

Pāli Việt SAMĀDHI & SATIPATTHĀNA (Định & Niệm Xứ)
(Trích phát biểu của Ngài Bhikkhu Bodhi)
Ta có thể thấy vấn đề này ngay ở những từ Pāli đơn giản. Thí dụ như từ “samādhi” (định),tiếng Anh dịch là: concentration – tập trung; composure – an tĩnh; collectedness – tự chủ,mental unification – hợp nhất tâm, v.v. nhưng các từ này không chuyển tải được ý nghĩa củasamādhi để chỉ một trạng thái luyện tâm đặc biệt, hay một hệ thống các trạng thái luyện tâm, trong hệ thống huân tập tâm ý của đạo Phật (và trong các đạo giáo Ấn Độ).
Ngay cả từ “sati” (niệm), tiếng Anh thường dịch là “mindfulness”, cũng không phải là không có vấn đề. Từ này phát nguồn từ động từ “sarati”, nghĩa là “ghi nhớ”, và đôi khi trong ngữ văn Pāli, sati vẫn được hiểu như có liên quan đến ý nghĩa về sự ghi nhớ. Nhưng khi từ ngữ đó được dùng trong các pháp hành thiền, chúng ta không có chữ tiếng Anh nào để dịch cho chính xác. Một dịch giả nào đó đã tạo ra chữ “mindfulness”, lúc đó chưa xuất hiện trong cuốn tự điển của tôi. Chữ dịch này cũng khá hay, nhưng tự nó không bảo tồn được ý nghĩa về sự ghi nhớ, đôi khi rất cần thiết để thông hiểu một đoạn kinh.
Từ “satipatthāna” thường được dịch là “founda-tion of mindfulness” (niệm xứ, nền tảng của niệm), nghe có vẻ thanh lịch; nhưng nếu ta hiểu Pāli, ta có thể nghi ngờ, hợp từ ấy không bắt nguồn từ sati + patthāna (từ đó, dịch là niệm xứ), mà là sati + upatthāna, nghĩa là”establishment of mindfulness” (sự thiết lập niệm). Rồi, nếu ta hiểu kinh văn gốc, ta sẽ thấy có rất nhiều câu, trong đó, sati được dùng với những từ có liên hệ đến upatthāna, nhưupatthitas-sati (người có niệm được thiết lập), mà không có câu nào kết hợp sati với các từ có liên hệ đến patthāna. Điều này xác minh cho việc chúng ta nên dịch sati-patthāna là “sự thiết lập niệm – establishment of mindfulness”, hơn là dịch “nền tảng của niệm, niệm xứ”. Cho dù từ “niệm xứ – foundation of mindfulness” nghe có vẻ thanh lịch, điểm quan trọng ở đây là tiến trình nội tâm để thiết lập chánh niệm, chứ không phải là về đối tượng của quán niệm.
http://budsas.110mb.com/uni/u-lttt/lttt-4.htm

Ly Thuyet & Thuc Te – Binh Anson