Nghiệp & Số Phận và Tất Định Luận

Thảo luậnt này được mở ra nhân có câu hỏi về tính “định mệnh” được đề cập tới trong một số bài kinh

—-00O00—

Đạo hữu Hạnh Trương (hỏi):

– Nếu mọi sự đều được báo trước như vậy, thì có phải là định mệnh không?

Sư cô Huynh Kim Lan (hỏi lại):

– thế nào là Định Mệnh ? thưa H. !

Phạm Doãn nêu lên tính vừa quan trọng vừa phức tạp của vấn đề:

Câu hỏi của anh Hạnh Trương đưa ra là một câu hỏi căn bản nhất và quan trọng nhất trong triết học Phật Giáo (nói riêng) và triết học của thế giới (nói chung).

– Có cái gọi là định mệnh (fate, destiny) hay không?

Rất tiếc là Đức Phật không còn tại thế để giải thích và trả lời câu hỏi này?

Giả sử có một buổi giảng pháp của Đức Phật về vấn đề “Định Mệnh” cho hậu sinh chúng ta, thì chắc sẽ có rất nhiều người được giác ngộ sau buổi giảng thuyết!

Dù chưa có ai trong group này hoặc chưa có ai trên thế giới hiện nay giải đáp câu hỏi này một cách hoàn hảo và thuyết phục thì thiết nghĩ câu hỏi nên được trân trọng và nên là đề tài suy nghĩ cho tất cả mọi người đang tu tập!

Từ xưa đến nay, triết học Đông Tây đã đau đầu và bó tay với vấn đền này!

Trong bản kinh nêu trên, sự tiên đoán thái tử sẽ thành Phật rõ ràng là một báo trước có tính “định mệnh”. Và nhiều bản kinh tương tự như vậy về sự tiên tri, tiên đoán có đề cập đến tính định mệnh!

– Mà nói đâu xa, toàn thể triết học của Đạo Phật chỉ dựa trên sự quan hệ có tính tất yếu giữa Nhân và Quả. Chúng ta tu tập để cải thiện cái Nhân hầu thu được điều tốt đẹp của cái Quả và dĩ nhiên tất cả chúng ta tin chắc vào tính tất định (determined) này! Hơn thế nữa, triết học Phật Giáo còn mô tả chi tiết cái “quy trình” Nhân-Quả bằng sự vận hành của 12 nhân duyên. Một quy trình từ Nhân đến Quả, đi qua 12 nhân duyên, rõ ràng là một process được lập trình. Vì vậy, một người bén nhạy không thể nào không liên tưởng đến tính “định mệnh” trong thế giới này! Và cũng vì vậy một tu sị hay người học Phật không thể cho qua vấn đề này!

Hiện giờ, nếu search trên mạng, dường như câu hỏi “có định mệnh hay không?” chưa được trả lời hoàn hảo bởi các triết gia của các học phái triết học, hoặc các tu sĩ của các tôn giáo khác nhau!

Người tin theo thuyết có định mệnh được gọi theo ngôn ngữ triết học là người tin theo thuyết tất định (Determinism). Một ví dụ về sự lúng túng trong các tôn giáo Abrahamic (Do Thái, Hồi, Thiên Chúa) về tính tất định của thế giới.

– Trong Kinh Thánh, rất nhiều câu kinh hàm ý mọi việc đều được sắp đặt bởi Thiên Chúa, thậm chí đến từng sợi tóc rụng! Nhưng trái lại, nhà thờ luôn nói rằng con người phải chịu trách nhiệm về tất cả việc làm của mình!

Thế giới do Thiên Chúa sáng tạo, loài người do Thiên chúa tạo ra, mọi việc là do Thiên chúa chủ động làm, nhưng từng con người phải chịu trách nhiệm cụ thể về việc của mình làm! Vậy là rõ ràng có sự phi lý ở đây phải không?

Các con chiên từng chất vấn các giáo sĩ về sự phi lý này, nhưng chưa bao giờ có câu trả lời ổn thỏa! Và dĩ nhiên trong các tôn giáo khác… cũng vậy! Càng đào sâu…càng đau đầu !!!

————————————-

h1bskills

THẢO LUẬN

 

Hoa Nguyễn

Nghiệp , thiện hay bất thiện, không phải là định mệnh như một quyền năng đặt định lên trên thân phận con người, mà là kết quả của nguyên nhân là hành động trong quá khứ (từ thân, khẩu, ý), và nghiệp tạo ra cũng đưa tới hành động mới trong tương lai. Một người thiện dễ làm điều thiện, và theo nhân quả sẽ nhận được nghiệp thiện mới; trong khi một người ác sẽ dễ làm điều ác và sẽ nhận thêm ác nghiệp trong tương lai. Cả hai trường hợp có thể giải thich là hành động hiện tại bi thúc đẩy bởi hành động (hay nghiệp) cũ, do quán tính (hay do chi phối bởi các chủng tử thiện hoặc ác đã huân tập), và cũng do con người sống trong y báo (hoàn cảnh, môi trường) tốt hay xấu mà con người được nhận lãnh do nghiệp cũ. Nhưng hành động còn bị tác động bởi rất nhiều nhân duyên khác, cho nên, trừ có thần thông, không thể biết dứt khoát nghiệp mới sẽ hoàn toàn tốt hay xấu, sẽ chắc chắn đưa tới hậu quả như thế nào. Do đó, tuy nghiệp đưa kiếp người theo một dòng sống nhất định, nhưng nghiệp không phải là định mệnh, bắt phải đi trên con đường hẹp nhất định, không thể ra khỏi. Dòng sống đó có biên độ thay đổi rộng do bản chất của con người (bao gồm cả chủng tử xấu và tốt), do ảnh hưởng môi trường (cộng nghiệp), do tác động của ý chí và nhiều nhân duyên khác. Từ đó có thể có sự chuyển nghiệp từ xấu ra tốt hơn (có khi suy thoái ngược lại), và ở vài trường hợp con người thoát ra khỏi được sức chi phối của nghiệp (sư giải thoát).

 Maichestui Sati:

con nghĩ là định mệnh cũng đúng vì trước khi hạ giới bồ tát đã quán xét đủ các điêu kiện để giáng trần và thành vị Phật vì hợp thời và ba la mật đã trọn.

 Đơn Sa:

ĐS nghĩ “định mệnh” chắc cũng như “số mạng” (dù từ ngữ có khác nhau), cái này thì có mặt trong nhiều triết thuyết và ĐS cũng tin là có số mạng, trước đã tin vì tin môn Bát Tự Hà Lạc dựa trên Kinh Dịch, sau này vẫn tin vì đọc kinh Nikaya thấy câu “Ta biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng” (Kinh Ước nguyện [và trong nhiều bài kinh khác])…

và không dừng lại đó, mà có những cuộc vượt lên số mạng, như câu “đức năng thắng số” (trong môn Bát Tự Hà Lạc), cũng như những lời kinh trong Nikaya nói về “ích lợi của việc tu tập theo pháp của Thế Tôn”

Pāli Việt Hoa Nguyen (viết) Nghiệp , thiện hay bất thiện, không phải là định mệnh như một quyền năng đặt định lên trên thân phận con người, mà là kết quả của nguyên nhân là hành động trong quá khứ (từ thân, khẩu, ý), và nghiệp tạo ra cũng đưa tới hành động mới trong tương lai. Một người thiện dễ làm điều thiện, và theo nhân quả sẽ nhận được nghiệp thiện mới; trong khi một người ác sẽ dễ làm điều ác và sẽ nhận thêm ác nghiệp trong tương lai. Cả hai trường hợp có thể giải thich là hành động hiện tại bi thúc đẩy bởi hành động (hay nghiệp) cũ, do quán tính (hay do chi phối bởi các chủng tử thiện hoặc ác đã huân tập), và cũng do con người sống trong y báo (hoàn cảnh, môi trường) tốt hay xấu mà con người được nhận lãnh do nghiệp cũ. Nhưng hành động còn bị tác động bởi rất nhiều nhân duyên khác, cho nên, trừ có thần thông, không thể biết dứt khoát nghiệp mới sẽ hoàn toàn tốt hay xấu, sẽ chắc chắn đưa tới hậu quả như thế nào. Do đó, tuy nghiệp đưa kiếp người theo một dòng sống nhất định, nhưng nghiệp không phải là định mệnh, bắt phải đi trên con đường hẹp nhất định, không thể ra khỏi. Dòng sống đó có biên độ thay đổi rộng do bản chất của con người (bao gồm cả chủng tử xấu và tốt), do ảnh hưởng môi trường (cộng nghiệp), do tác động của ý chí và nhiều nhân duyên khác. Từ đó có thể có sự chuyển nghiệp từ xấu ra tốt hơn (có khi suy thoái ngược lại), và ở vài trường hợp con người thoát ra khỏi được sức chi phối của nghiệp (sư giải thoát).

Pāli Việt Maichestui Sati (viết) con nghĩ là định mệnh cũng đúng vì trước khi hạ giới bồ tát đã quán xét đủ các điêu kiện để giáng trần và thành vị Phật vì hợp thời và ba la mật đã trọn đầy

Pāli Việt   Đơn Sa (viết) ĐS nghĩ “định mệnh” chắc cũng như “số mạng” (dù từ ngữ có khác nhau), cái này thì có mặt trong nhiều triết thuyết và ĐS cũng tin là có số mạng, trước đã tin vì tin môn Bát Tự Hà Lạc dựa trên Kinh Dịch, sau này vẫn tin vì đọc kinh Nikaya thấy câu “Ta biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng” (Kinh Ước nguyện [và trong nhiều bài kinh khác])…và không dừng lại đó, mà có những cuộc vượt lên số mạng, như câu “đức năng thắng số” (trong môn Bát Tự Hà Lạc), cũng như những lời kinh trong Nikaya nói về “ích lợi của việc tu tập theo pháp của Thế Tôn”

Phạm Doãn
Phân tích thêm về khái niệm “Định Mệnh”
– Khi con người không được tự do lựa chọn, không được tự do suy nghĩ, không được tự do quyết định thì sẽ dẫn tới một Định mệnh đã an bài từ trước!
– Trái lại, khi con người có tự do lựa chọn, có tự do suy nghĩ, có tự do quyết định (bằng ý chí của riêng mình) thì tất cả những cái gọi là định mệnh, destiny, fate v.v..sẽ không còn nữa!
Vì vậy, vấn đề “Định Mệnh” thường được các triết gia Tây Phương đặt ra với câu hỏi tương đương:
– CON NGƯƠÌ CÓ TỰ DO Ý CHÍ HAY KHÔNG?

Đào Trọng Trác Con xin góp bài kinh :
“Lại nữa, này Sandaka, ở đây có vị Ðạo sư có thuyết lý như vầy, có quan điểm như vầy: “Có bảy thân này không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đảnh núi, đứng thẳng như trụ đá. Chúng bất động, không chuyển biến, không xâm hại nhau. Chúng không thể ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau, hoặc cả khổ và lạc. Thế nào là bảy? Ðịa thân, thủy thân, hỏa thân, phong thân, khổ, lạc, và thứ bảy là mạn. Bảy thân này không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá. Chúng bất động, không chuyển biến, không xâm hại nhau. Chúng không thể ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau, hoặc cả khổ và lạc. Ở đây, không có người giết hại hoặc người bị giết hại, người nghe hoặc người nói, người biết hoặc người khiến cho biết, khi có một ai dùng lưỡi kiếm sắc bén chém đầu, thời không ai tước đoạt sanh mạng của ai cả, lưỡi kiếm chỉ rơi vào giữa bảy thân mà thôi. Có tất cả là 14 trăm ngàn chủng loại thác sanh, lại có thêm 60 một trăm và 6 một trăm. Có 5 một trăm loại nghiệp và có 5 nghiệp (theo 5 căn), lại có 3 nghiệp (về thân, khẩu, ý), lại có toàn nghiệp (thân và khẩu), bán nghiệp (ý), có 62 đạo, 62 trung kiếp, 6 giai cấp, 8 nhân địa; 4900 sanh nghiệp, 4900 kẻ du hành, 4900 chỗ ở của loài Naga, 2000 căn, 3000 cảnh địa ngục, 36 trần giới, 7 tưởng thai, 7 vô tưởng thai, 7 tiết thai (sanh từ đốt, hay ly hệ thai) 7 loài Thiên, 7 loài Người, 7 loài Quỷ, 7 hồ nước, 7 pavutas (núi hay hồ nhỏ), 7000 pavutas, 700 papatas (vực thẳm), 7 mộng, 700 mộng có 8.400.000 đại kiếp, trong thời gian ấy kẻ ngu và người trí, sau khi lưu chuyển, luân hồi, sẽ trừ tận khổ đau. Không có lời nguyện: “Với giới này, với giới cấm này, với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này, tôi sẽ làm cho chín muồi những nghiệp chưa được thuần thục, hoặc trừ diệt những nghiệp đã được thuần thục, bởi những nhẫn thọ liên tục không thể đo lường, khổ và lạc với những vật đo lường, trong luân hồi không có tăng giảm, không có cao thấp. Ví như cuộn chỉ được tung ra sẽ được kéo dài đến một mức độ nào đó. Cũng như vậy, kẻ ngu và người trí, sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ chấm dứt khổ đau”.

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung76.htm

Pāli Việt Vo Trong Phi (viết) Số mệnh, theo tư tưởng của các Đạo giáo Trung Hoa (Khổng giáo, Lão giáo?) là do Thiên định. Kinh Phật giáo thì không thấy nói đến khái niệm này. Có những bài kinh rất hay Đức Phật chỉ ra các pháp giúp con người tăng trưởng thiện pháp và đoạn tận bất thiện pháp. Đó là những bài kinh trong Phẩm Tinh Tấn thuộc Tăng chi bộ kinh.
1-10 Tinh Cần Tinh Tấn
1.- Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tinh tấn tinh cần. Với người tinh cần tinh tấn, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.
2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như là dục lớn. Với người có dục lớn, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.
3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như ít dục. Với người có ít dục, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.
4. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào “không biết vừa đủ”)…
5. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào “biết vừa đủ”)…
6. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào “không như lý tác ý”)…
7. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào “như lý tác ý”)…
8. (Như số 2 ở trên, chỉ thế vào “không tỉnh giác”)…
9. (Như số 3 ở trên, chỉ thế vào “tỉnh giác”)…
10. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như làm bạn với ác. Với người làm bạn với ác, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.
(Kinh Tăng Chi. Chương I – Một Pháp. Phẩm Tinh Tấn)

Hoa Nguyen Trở lại câu hỏi của anh Hạnh Trương: khi biết trước Bồ Tát sẽ thành Phật trong tương lai có phải là do (thuyết) định mênh không? Nếu như thế có nghĩa mọi thứ trong đời sống của chúng sinh (trong giới hữu tình) đều được an bày trước, không thể thay đổi, cả khi được thành Phật (hay không thành).
Tôi nghĩ là có quy luật cho lộ trình đi đến Phật quả, cũng như có nhiều quy luật khác (trong tự nhiên), khiến chúng ta có thể tiên đoán với mức độ chính xác nhiều điều chưa xảy ra (như chuyện nhật thực, và nhiều trường hợp về thời tiết, mùa màng). Theo kinh chúng ta biết ở quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm còn phải sinh lại vào cõi Dục để tiếp tục tu tập, nhưng đến quả A na hàm thì chi tiếp tục tu ở cõi trời Đâu suất. Có những bậc thánh quả còn có thể thoái đọa, và tới bậc thánh nào đó thì bất thoái đọa, và việc đạt tới A la hán coi như chắc chắn. Cũng có thể trong kinh Phật không nói rõ hết mọi thứ về lộ trình dẫn đến quả vị Phật, mà ngài chỉ thuyết sơ lược, nên chúng ta không biết được nhiều (về quy luật đạt tới thánh quả). Ngoài chuyện trong kinh ghi cổ Phật Nhiên Đăng thọ ký Phật Thích Ca sẽ thành Phật, kinh cũng ghi Phật Thích Ca thọ ký bồ tát Di Lặc sẽ là Phật trong tương lai. Những điều thấy biết trước có thể sẽ xảy ra như là tất định ( khi không có sự thoái đọa), nhưng theo quy luật tu chứng, chứ không phải là định mênh do đấng nào an bày.

Dhamma Ananda hầu hết những điều nói về tiên đoán này nọ về một vị Phật ra đời, là thuộc về thời kỳ văn chương chú giải và hậu chú giải .Trong các kinh nguyên thủy (Nikaya) không nhắc đến các tiên tri như vậy. nghiệp (kamma0 được nhắc đến trogn kinh điển rất nhiều, và rất rõ ràng. ví dụ như đoạn kinh này: “Bhikkhus, I will teach you new and old kamma, the cessation of kamma, and the way leading to the cessation of kamma. Listen to that and attend closely, I will speak….
“And what, bhikkhus, is old kamma? The eye is old kamma, to be seen as generated and fashioned by volition, as something to be felt. The ear is old kamma … The mind is old kamma, to be seen as generated and fashioned by volition, as something to be felt. This is called old kamma.
“And what, bhikkhus is new kamma? Whatever action one does now by body, speech, or mind. This is called new kamma.
“And what, bhikkhus, is the cessation of kamma? When one reaches liberation through the cessation of bodily action, verbal action, and mental action, this is called the cessation of kamma.
“And what, bhikkhus, is the way leading to the cessation of kamma? It is this Noble Eightfold Path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration.
“Thus, bhikkhus, I have taught old kamma, I have taught new kamma, I have taught the cessation of kamma, I have taught the way leading to the cessation of kamma. Whatever should be done, bhikkhus, by a compassionate teacher out of compassion for his disciples, desiring their welfare, that I have done for you. These are the feet of trees, bhikkhus, these are empty huts. Meditate, bhikkhus, do not be negligent, lest you regret it later. This is our instruction to you.”

Dhamma Ananda Như vậy thân (sắc tướng) với các căn (giác quan) là (kết quả0 của nghiệp cũ (quá khứ) và hành động trong hiện tại qua thân, khẩu, ý là nghiệp duyên đang tạo trong hiện tại. Một người có thể biết được ý tưởng (cetana) của mình trong mỗi hành động (kamma) của người đó, nhưng không thể hoàn toàn biết được hậu quả (vipaka) hay impacts của chúng lên người khác và lên thế giới này. Chính vì vậy kamma – vipaka thuộc về những lĩnh vực không thể nghĩ bàn. Mà chỉ nên học cho biết, qua lý thuyết cũng như qua những trải nghiệm trong đời sống. Nếu chugns ta xem kamma như dhamma, những pháp cần phải học, thì nó sẽ không thành vấn đề nũa, mà chỉ là những thể nghiệm trong đời sống.

Phạm Doãn: Cô Dhamma Ananda nhận xét rằng vì karma quá phức tạp nên không ai có thể biết được cái gì sẽ xảy ra, sẽ thành tựu trong tương lai.
– Dạ đúng như vậy, nghiệp thì phức tạp, duyên thì trùng trùng, chẳng ai có thể biết được nghiệp sẽ trổ như thế nào! Nhưng vấn đề ở đây không phải là ta có tiên tri tiên đoán được hay không! Mà vấn đề là…
– có một “định mệnh” sắp đặt sẵn hay không?
– có một sự lập trình sẵn hay không?
– Mọi sự mọi việc sẽ xảy ra theo một lộ trình nhất định (lập trình) hay nó sẽ thay đổi theo ý chí của ta?

Vấn đề có thể nhìn dưới một góc cạnh cụ thể khác:
Ta có thể dùng ý chí (will) để thay đổi cái sẽ diễn tiến trong cuộc đời của ta (định mệnh) hay không?
Hoặc ví dụ cụ thể hơn nữa, như khi có các vị thấu thị tiên tri rằng thái tử Siddharta ra đời với thân tướng toàn hảo, ánh sáng tốt lành v.v..nên ngài sẽ trở thành bậc kỳ nhân, sẽ là một vị đạt giác ngộ tối thượng.
Hỏi:
– Thái tử Siddhartha có thể tự dùng ý chí để quyết định mình không thành Phật trong hiện kiếp của ngài được không?
– Và ngược lại, một người “nhị nhân” có thể dùng ý chí của mình để tu tập thành bậc A La Hán ngay trong kiếp này không?

Có thể vấn đề “định mệnh” là “xa lạ” trong Pháp Học của Đạo Phật, nên ít người muốn bàn đến Nhưng thực tế cũng có rất nhiều người, trước khi đi vào Đạo Phật, đã chạm trán với các nền triết học Đông Tây khác, mà có triết lý rất bi quan với thân phận con người. Một số các triết gia cho rằng những nổ lực, những ý chí của con người thực ra bị câu thúc bởi định mệnh. Con người không vượt qua được số phận!
Do đó tôi muốn thử nhờ các đạo hữu cùng tìm hiểu, dùng lý luận triết học của Phật giáo để giải quyết vấn đề này. Chỉ vậy thôi.
Hoàn toàn không có vấn đề “chơi đùa bằng lý luận” hay “thách đố” lẫn nhau.
Thực sự vấn đề rất khó, mà chính tôi bị kẹt lại trong nhiều năm tháng.
Mỗi khi thấy mình không “tinh tấn” tôi lại tự hỏi cái “tinh tấn” (ý chí) là của mình, do mình quyết định hay nó đã được lập trình!!!!!!!!!!
Rất nhiều các triết gia cho rằng thế giới này là một ảo tưởng. cái thân xác của ta là một ảo tưởng và cái tư duy hay ý chí của ta cũng chỉ là một ảo tưởng!
– “Nếu một hòn đá bị ném vào không gian, nếu nó biết tư duy, thì nó cũng cho là nó đang chủ động bay theo ý chí của nó vào bầu trời!”
Spinoza (một triết gia Đức) đã viết như vậy!
Tôi vẫn luôn bị ám ảnh bới cái ví dụ này!

Dhamma Ananda Cũng như triết lý về nghiệp, khởi đầu và kết thúc của thế giới cũng thuộc về lĩnh vực không thể tiên đoán được. Vì nhân quả trùng trùng duyên khởi mà mỗi cá nhân chỉ là một mắt xích trong chuỗi vận hành này. Cái khổ của con người có tâm thức là muốn biết … kết cuộc sẽ ra sao! Để trả lời câu hỏi của đạo hữu Phạm Doãn về:

– có một “định mệnh” sắp đặt sẵn hay không? Theo quan điểm cá nhân tôi thì không có định mệnh sắp đặt sẵn, vì nếu như vậy thì con người không phải chịu trách nhiệm cho vận mệnh của mình, vì nó đã được ai đó an bài rồi. Việc tu hành cũng không cần thiết nữa, các nỗ lực cũng trở nên vô nghĩa, vì sao? vì có đưa ta đến đâu khi số mệnh là không thay đổi được! Đạo Phật khác với các dòng triết lý khác cùng thời và cả một số triết thuyết cận đại , là nó cho rằng vận mệnh là do mỗi người quyết định trong từng thời điểm của cuộc đời y. Hồi còn nhỏ tôi cũng hay suy tư về vấn đề này, định dùng phép toán học để giải mã, nhưng kết cục là tự làm cho mình bị suy nhược thần kinh một cách vô ích!
– có một sự lập trình sẵn hay không? Có lập trình, nhưng quá trình lập trình đó là sự tương tác giữa cá nhân (bao gồm những chủng tử và nghiệp thức tạo nên người đó) và môi trường sống mà người đó rơi vào. Quá trình lập trình này luôn ở dạng mở, giống như từ điển Vikipedia vậy! Ai cũng có thể viết vào, ai cũng có thể sửa chữa, bổ sung thông tin trên đó.
– Mọi sự mọi việc sẽ xảy ra theo một lộ trình nhất định (lập trình) hay nó sẽ thay đổi theo ý chí của ta? theo tôi thì nó sẽ thay đổi theo chọn lựa của chúng ta trong từng thời điểm.

Pāli Việt Có cách nào lập trình để 5, 10 năm sau Việt Nam mình có vài trăm người dịch xong hết các văn bản Pali thì hay biết mấy.

Dhamma Ananda Chính sư đang tác động vào tiến trình này đó

Hạnh Trương Có ví dụ thế này, nếu ta thả một quả bóng bay từ ban công, ta rất khó đoán thời điểm và vị trí mà quả bóng tiếp đất, và có xác suất quả bóng bị nổ trước khi chạm đất.
Nếu thay cho quả bóng bay, ta thả quả bóng sắt thì…
Nếu thay vì quả bóng ta thả nguyên một tấn thép chẳng hạn…
Tùy vào “sức nặng” của nghiệp cũ, tuỳ vào lực của nghiệp mới mà cái quả sẽ thế này hay thế kia.

Đào Trọng Trác “Tùy vào “sức nặng” của nghiệp cũ, tuỳ vào lực của nghiệp mới mà cái quả sẽ thế này hay thế kia.” Em nghĩ chưa hết duyên đâu…..khi thả còn một số duyên khác thí dụ như sức gió, lực từ tay khi mạnh khi nhẹ, trong mội trường không khí nào, một số duyên chưa quán sát được….v…v…

Hạnh Trương Mấy cái đó dụ cho nghiệp mới đó Trác Đào Trọng

Pāli Việt Đinh mệnh? Mệnh thì có, nhưng định thì không.

Hoa Nguyen Tôi góp ý hai vấn đề được gợi ra ở trên (nên hơi dài). 1/ Trong đoạn kinh sư cô Dhamma Ananda dẫn trên (tiếng Anh) Phật dạy nghiệp mới do thân khẩu, ý tạo ra, là tiếp nối từ nghiệp cũ, thành hình trên những gì nhận lãnh từ nghiệp cũ, Thường ở con người đó là hỗn hợp của cả nghiệp tốt và nghiệp xấu. Chánh báo (thân xác, khả năng tinh thần), y báo (hoàn cảnh sống, đất nước, môi trường) do nghiệp cũ quy định hay tạo điều kiện khi mới sinh ra. Cũng còn có những nhân duyên khác góp phần tạo nên nghiệp mới, cho nên cùng là anh chị em trong nhà, nhưng mỗi người có đời sống và nghiệp quả khác nhau. Thường được lấy ví dụ ở trường hợp anh em song sinh, rất giống nhau về thể chất, nhưng sau họ sống và chết khác nhau. Trường hợp này thì chắc khoa lý số, tướng số, tử vi không giải thích được về cuộc đời của họ . Phật giáo cho họ tuy giống nhau về nhiều mặt, nhưng thậr ra mang những mầm (chủng tử) của nghiệp khác nhau, và chịu những tác động của nhiều nhân duyên bên ngoài cũng khác, cho nên họ tạo ra nghiệp mới khác nhau, và tất nhiên thọ quả cũng khác.

2/ Về vai trò của ý chí thì nhiều người tin là có khả năng tạo ra nghiệp, và chuyển nghiệp (từ xấu thành tốt). Cái gọi là ý chí đó thì trong Phật giáo là tác ý, là phát khởi một ý muốn, ý định, và kèm theo quyêt tâm thực hiện ý muốn . Ý chí có thể hiểu là muốn và quyết định theo đuổi điều mong muốn. Nhưng ý chí là vô ký, chỉ tùy việc muốn làm mà là thiện, hay bất thiện. Ý chí có ở tất cà hành động tạo nghiệp, tùy lúc thấy rõ nó rất mạnh, nhưng có khi không nhận rõ được vai trò của ý chí. Có những hành động không thấy rõ động cơ, nguyên nhân, như đến từ ước muốn âm thầm trong vô thức. Tóm lại, ý chí là ý muốn hành động, và chính nó tạo ra nghiệp, tốt hay xấu, tùy khi là hành động từ như lý tác ý hay phi lý tác ý. Hết tạo nghiệp là khi tâm thành vô nguyện (không mong muốn ) hay cũng gọi vô tác (không hành động)..
Một người mang nghiệp xấu có thể có ý chí làm điều tốt không ? Rất có thể, nhưng thực tế cho thấy ý chí đó thường bị hạn chế . Có thể ý chí hành động như thế sẽ không đủ mạnh, không vững bền, không lâu dài. Hành động tốt nhiều khi bị gián đoạn, bỏ dở, và ai cũng có trải nghiệm này. Nhìn sâu hơn, ý chí rất quan trọng trong việc tạo nghiệp, chuyển nghiệp, nhưng ý chí cũng bị chi phối từ nghiệp cũ , Có lẽ điều cần là chủ tâm ( tác ý) xây dựng nghiệp thiện ngay hiện tiền, cho dù không liên tục, để dần dần tác động lên nghiệp tương lai. Thường gọi đó tích lũy công đức, hay “ba la mật”.

Phạm Doãn Ở đây vần đề thảo luận có liên hệ đến “nghiệp” đến “định mệnh”, nhưng trọng tâm và chủ đích là đề cập tới khả năng “tự do tư duy” của con người. Không phải tìm hiểu vì muốn biết rõ số mệnh của mình hay người khác!
Bác Hoa Nguyen đã đi vào trọng tâm của vấn đề khi đề cập đến “ý chí”.
Tôi cho là “ý chí” trong triết học Tây Phương là “tác ý” là “manasikāra” trong kinh Pali.
Trong khi khởi tâm suy nghĩ về điều gì hoặc để chuẩn bị hành động thì yếu tố “ý chí” hay “tác ý” đã có ở đó rồi!
Bhikkhu Bodhi nói về manasikāra:
– The Pali word literally means “making in the mind.”
Attention is the mental factor responsible for the mind’s advertence to the object, by virtue of which the object is made present to consciousness. Its characteristic is the conducting (sāraṇa) of the associated mental states towards the object. Its function is to yoke the associated states to the object. It is manifested as confrontation with an object, and its proximate cause is the object. Attention is like the rudder of a ship, which directs it to its destination, or like a charioteer who sends the well-trained horses (i.e. the associated states) towards their destination (the object).
Manasikāra should be distinguished from vitakka: while the former turns its concomitants towards the object, the latter applies them onto the object. Manasikāra is an indispensable cognitive factor present in all states of consciousness; vitakka is a specialized factor which is not indispensable to cognition.

Văn minh Tây Phương từ lâu vẫn tin, rằng ta chính là một chủ thể độc lập. Ta tác ý, ta tư duy là động tác hoàn toàn của riêng ta và ta biết rõ ý thức đó là của ta!
Nhưng chỉ cách đây khoảng 100 năm, BS. Sigmund Freud đưa ra quan điểm rằng cái gọi là ý thức (consciousness) của ta chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm. Phần chìm sâu mà ta hoàn toàn không biết đó gọi là vô thức (unsconsciousness)
Đến nay, không còn ai phản bác quan điểm này và y học đã vận dụng nó vào nhiều Pp trị liệu y khoa cũng như rất nhiều các ngành khoa học khác cũng sử dụng nó như kiến thức căn bản
Một số các học giả của PG Đại Thừa cho rằng cái “vô thức” của tâm lý học Tây phương chính là “Alaya thức” . Như vậy hoạt động tư duy của con người cũng như hành vi của con người luôn được thúc đẩy bởi những động lực mà ta hoàn toàn không biết (bằng ý thức của chính ta). Động lực ngầm chi phối đó có thể gọi là Nghiệp, hoặc Vô thức, hoặc Alaya thức!
Chưa thấy các học giả của Theravada nào nêu lên mối quan hệ giữa “vô thức” với “tâm hữu phần”
Khi ta tác ý tư duy mà có động lực bí mật chi phối (cái mà ta hoàn toàn không biết) thì cái tác ý của ta không còn “tự do” nữa!
Nếu ý chí của ta không được tư do, thì suy ra toàn bộ đời sống của ta chủ yếu vận hành bởi nghiệp (nói theo ngôn ngữ Phật học) hoặc bởi vô thức (nói theo ngôn ngữ tâm lý học)
Một đôi khi, ý thức và lý trí của ta cưởng lại được sự lôi cuốn của “vô thức”, của “bản năng cơ bản” hay của cái “nghiệp” gì đó và ta chợt nhận ra rằng:
“Ma đưa lối quỷ dẫn đường
Chỉ nhằm những lối đoạn trường mà đi…” (Nguyễn Du)

Pāli Việt Bs. Phạm Doãn viết: <Một đôi khi, ý thức và lý trí của ta cưởng lại được sự lôi cuốn của “vô thức”, của “bản năng cơ bản” hay của cái “nghiệp” gì đó và ta chợt nhận ra rằng:
“Ma đưa lối quỷ dẫn đường
Chỉ nhằm những lối đoạn trường mà đi…” (Nguyễn Du)>(hết trích). Đâu phải—sự lôi cuốn của “vô thức”, của “bản năng cơ bản” hay của cái “nghiệp” gì đó—đều đưa đến kết quả XẤU trong hiện tại, rất nhiều trường hợp TỐT (thành công) đã được ghi nhận là “may mắn, ông bà phù trợ, nhờ các vị khuyất mặt khuất mày” thì sao không đề cập đến.
Thậy sự là không nắm được chủ đề của topic này. Bời vì đầu đề dường như nói một đường, còn các comments rẽ qua lối khác. Hạnh Trương đâu rồi? Ra khoanh vùng giùm đi.

Phạm Doãn Nghiệp thì có nghiệp Xấu và Nghiệp Tốt!
(Nguyễn Du thì đang kể về nghiệp xấu của bà Thúy Kiều)
Vấn đề là: ta có được tự do đi theo ý chí của ta hay ta đã bị nghiệp (ngầm) dẫn đi (mà không biết)!
Sở dĩ Sư Pāli Việt thấy topic bàn luận “lung tung” vì vấn đề đã được trình bày có một phần không theo và không dùng ngôn ngữ của Phật Học.
Trở lại cái topic “thủa ban đầu”:
Hạnh Trương cho rằng, lời tiên tri Thái Tử Tất Đạt Đa sẽ thành Phật, nếu đúng (và nó đã đúng), thì tất yếu phải có “Định Mệnh”.
Định Mệnh nói theo ngôn ngữ nghề nghiệp của Đơn Sa là có “lập trình”
Định Mệnh nói theo Triết Tây là “không có tự do ý chí” (ý chí theo kinh Nikaya là Manasikara)
Định Mệnh nói theo ngôn ngữ nghề nghiệp của PD là “Vô Thức” (Vô thức theo Đại Thừa có thể là Alaya thức)
Nếu đề tài không “hot” như đạo hữu Đào Trọng Trác nghĩ, quá khô khan hoặc không đem lại nhiều lợi ích thì quý đạo hữu có thể ngưng ở đây!

Hạnh Trương Rất hot mà bác Phạm Doãn, hihi.

Anh Quan Nguyen Cảm ơn bác Phạm Doãn

Phạm Doãn He he … có thể P. Doãn đã bị Hạnh Trương gài bẫy để đưa ra cái topic này!
Dù sao, theo tôi, thì nó cũng là dịp lấy lại cái không khí thảo luận của PLCĐ.
Gần 2 ngàn thành viên PLCĐ chỉ chăm chỉ ngồi học Pali thì cũng nên có 15 phút ra chơi…xả hơi
Hết giờ giải lao rồi! Mời mọi người vào lớp

Pāli Việt Trở lại vấn đề: Định Mệnh?
– Có yếu tố MỆNH (bắt đầu từ lời nguyện ở quá khứ và đã có một thời gian dài trong quá khứ đeo đuổi và thực hành để thành tựu lời nguyện đó)
– mà không có yếu tố ĐỊNH (tất yếu, fixed) bởi vì có nhiều tác động do quả của nghiệp quá khứ và hiện tại.
(Quan điểm trên được hình thành theo kinh nghiệm cuộc đời của bản thân).

Pāli Việt Hình thức của lời nguyện không hẳn là phải lập đàn thệ nguyện (nặng về hình thức mà nội dung chưa chắc đã đạt) mà có thể chỉ là một ước muốn được khởi lên một cách mạnh mẽ.

Hoa Nguyen Phạm Doãn :”Vấn đề là: ta có được tự do đi theo ý chí của ta hay ta đã bị nghiệp (ngầm) dẫn đi (mà không biết)!
Tôi thấy câu hỏi này rất hay, đúng hướng, và đã chứa đựng phân nửa câu trả lời, hay mở đường cho một câu trả lời đầy đủ.

Pāli Việt Nên vấn đề này cần có yếu tố trí và duyên trong hiện tại, cái này mới gọi là TU đó.

Hoa Nguyen Tác ý hay tác nguyện (lập nguyện, phát nguyện) giống nhau ở chỗ khởi lên mỗt ý định, y muốn, mong cầu. Nhưng phát nguyện thường nói rõ là hướng về điều tốt, điều lành, giống như lý tác ý, nhưng dường như rộng hơn, và kẻm với ràng buộc phải giữ theo (điều nguyện ước).

Hạnh Trương Sư ơi, ước muốn đó do đâu mà có, tại sao lúc đó Sư có, không phải lúc khác, tại sao Sư có mà người khác không? đó cũng là một loại định mệnh chăng, hihi.

Pāli Việt Chuyện quá khứ khó luận, nhưng chuyện hiện tại đễ bàn hơn. Là lúc có ước muốn đó, không hẵn là mình sẽ theo nó ngay (vì còn có nhiều ước muốn khác nữa), mà nó còn phải trải qua 1 quá trình chọn lựa cho phù hợp với nhiều điều kiện khác ở hiện tại.

Hạnh Trương Ý chí theo em là pháp danh của Ven Adhiṭṭhāna đó bác Phạm Doãn ơi. Theo em, ta không gặp khái niệm ý chí trong bát chánh đạo là có lý do của nó. Vì nếu có lý chí thì phải có chánh lý chí nữa, nếu không, giả sử mình có ý sai, nếu cái ý chí nó tuyệt hảo thì mình nó sẽ dẫn mình đi thẳng xuống hố, các thiện nghiệp, thiện duyên cũng thua.

Pāli Việt Nhưng adhiṭṭhāna có trong 10 Parami Hạnh Trương ơi.

Hạnh Trương Chuyện của Sư Pāli Việt bắt đầu hay, con đồng ý hoàn toàn.

Khi có một duyên khởi lên ( duyên ở đây hiểu là một thông tin được ghi nhận qua các căn ), nó có thể kéo theo một hoặc nhiều ước muốn có sẵn từ trước, một hành vi được lập trình trước. Ví dụ, nếu mình thấy một cốc bia, nếu đã từng có ý muốn uống ( ý này do đâu mà có là 1 chuỗi duyên khác), thì cái ý đó có thể được lôi vào mana và chạy, thành manasikara. Như Sư đã viết, một duyên có thể duyên với nhiều ý định, ham muốn đã được cài trước, và vấn đề bây giờ là trong số những ý định, ham muốn có sẵn đó, cái nào sẽ được gọi lên trước để thực hiện, chúng có thể bổ sung (trợ duyên) cho nhau, chúng cũng có thể hủy nhau.

Ví dụ, cái ý muốn uống bia nó được gọi lên, nhưng đồng thời, do đã “được học tập như vậy” nên lệnh “không được uống chất say” được gọi lên đồng thời. Quá trình cân nhắc, chọn lựa này diễn ra trong tâm cho tới khi một cái nào đó được chọn, hoặc không cái nào được chọn.

Khi một cái được chọn, thì cái Ý CHÍ mới thể hiện năng lực của nó , đó là “kiểu gì thì cũng phải thực hiện cái lệnh này cho xong, cho tới khi hoàn tất”.
Nói về vô thức, (không có ý thức), có thể hiểu là một việc được làm mà không qua hoặc không cần giai đoạn chọn lựa, cân nhắc. Ví dụ, đang nói chuyện, tay đưa ly bia lên miệng. Ví dụ mắt tự động nhắm khi có con gì bay vào…, ví dụ khi lạnh thì sởn gai ốc …. Cái này thực ra cũng là một loại nghiệp, kinh gọi là nghiệp cũ. Ta gọi là lập trình theo giống , loài, hay là gen gì đó cũng vậy.
Như vậy, vô thức cũng chỉ là một dạng các ý định, ham muốn, dự kiến, dự định đã được cài sẵn từ trước, nay có đủ duyên là nó khởi lên.
Vấn đề là những thứ được cài sẵn như vậy vô số nhiều (cái này Alaya là hoàn toàn đúng), trùng trùng duyên khởi là vậy.
Hiểu được vấn đề này, chúng ta sẽ hiểu tại sao đức Phật hay nói “này các tỷ kheo, như vầy các ông cần tu học…” và sau đó là một câu với mục đích đưa một lệnh vào trong não, ví dụ ” từ nay ta sẽ không nói dối, dù nói để mà chơi….”

Hạnh Trương theo con, với một vị Phật, đi theo con đường Phật đạo thì cần cái đó, cùng với các parami khác, để đảm bảo vị ấy có thể thực hiện rốt ráo các thiện pháp. Còn theo con đường Thanh Văn thì có lẽ không cần vì đã có Chánh Tinh Tấn thế vào rồi ạ.

Hạnh Trương trở lại câu hỏi của bác Phạm Doãn, “chúng ta có tự do ý chí hay không”? theo em, ý chí nó cũng vô ngã, nên chúng ta không thể tự do với nó được. Nó cũng “do cái này có mà cái kia có, do cái này diệt mà cái kia diệt”. Ý chí cũng không nằm ngoài luật này. Nói một cách khác, bản thân ý chí nó tự do ( khỏi chúng ta ) , hihi

Pāli Việt Theo thuyết “Bồ Tát” của Theravada thì cũng phải có đủ 10 Parami nhưng thời gian hành trì ít hơn thôi. Thời gian hành trì Parami càng nhiều thì công hạnh càng lớn (Thinh văn, Đại Thinh Văn, Độc Giác, Toàn Giác), hoặc ngược lại phát nguyện cộng hạnh càng lớn thì thời gian hành trì Parami càng đài ra.

Hạnh Trương Bồ tát thì cần là phải rồi ạ, ai bảo đòi tự mình thành Phật

Pāli Việt A la hán tức là Phật Thinh Văn đó.

Hạnh Trương Đề tài khác rồi Sư  (con có viết chữ “tự mình”)

Pāli Việt Thinh Văn, Độc Giác cũng phải “tự mình” thành Phật vậy, chứ có ai có khả năng “biến hóa” cho ai thành Phật đâu.  Ha ha ha, ôi văn tự ngữ nghĩa!!!

Dhamma Ananda Nghiệp và Nguyện là những đề tài khá lý thú. Có một bài kinh trong MN nói khá rõ về vấn đề này, đó là Kinh Sallekkha sutta (MN số 8) mà Ht Minh châu dịch là Kinh Đoạn giảm http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung08.htm. Tôi thì thấy đây là một bài kinh rất quan trọng trong việc thay đổi nghiệp bằng cách ra nhưng lệnh mới cho tâm thức của mình. Khi người ta sống có ý thức hơn (một kiểu giác ngộ), họ thấy cần phải thay đổi chương trình hành động trong hiện tại, không chỉ buông xuôi cho nghiệp quá khứ điều động hay tùy duyên tùy cảnh mà phản ứng theo kiểu đã bị qui định trước. Thật thú vị, chữ Sallakkha cũng có nghĩa là mài mòn, lại có nghĩa khác là ghi khắc lại! Rất đúng với quá trình chuyển nghiệp phải không quí vị?

Hoa Nguyen KInh Đoạn Giảm :”Này Cunda, con người tự mình bị rơi vào bùn lầy có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy không thể xảy ra”.
Suy ra: con người tự mình bị rơi vào bùn lầy có thể tự kéo mình lên khỏi bùn lầy, sự tình ấy không dễ xảy ra. Người đó phải dựa vào thiện nghiệp (thiện căn) đã có từ trước, khởi tâm thoát khỏi bùn lầy, hứa nguyện, quyết tâm làm, và để được kết quả tốt cũng cần nhiều thuận duyên trợ giúp.

Dhamma Ananda Trong các tài liệu chú giải và hậu chú giải (Appadana), khi nói về các vị Thinh Văn đại đệ tử đa lập nguyện như thế nào, chugns ta thường thấy các vị đó khi còn là một người phàm tục, thấy một vị Phật thọ ký cho một vị đệ tử là đệ nhất ,vv về những hạnh như vậy. Thấy và nghe, người đó sinh niềm tin, hoan hỷ, rồi phát nguyện trong tâm: xin cho trong tương lai, con cũng được như vậy! không chỉ có phát nguyện, vị đó cúng dường, làm phước và tiếp tục tạo điều kiện /xây dựng cơ sở hạ từng cho nguyện ước của mình được thành tựu. Như vậy quá trình chuyển nghiệp, tìm một hướng đi trong cuộc đời/ hay trong cõi luân hồi bắt đầu từ việc phát nguyện. Nguyện đó mạnh cỡ nào, duyên cảnh nào đã tạo nên nguyện đó, vv và thành tựu hay không là còn tùy thuộc vào các Như ý Túc (dục, tấn, ý chí/tâm, xét đoán – định hướng) đã và đang/sẽ được thực hiện như thế nào.

Dhamma Ananda Trong bài kinh Sallekkha đã nói rất rõ về các phương pháp, hay lộ trình “kéo mình ra khỏi bùn lầy” nghiệp chướng như thế nào. Đó là không phan duyên theo hoàn cảnh, mà phải đưa ra ý kiến độc lập của mình, có ý nghĩ: “người khác có thể là những người làm hại, chúng ta ở đây là những người không thể làm hại.”, vv Và sau đó: “này Cunda, ta nói sự khởi tâm là rất có lợi ích cho các thiện pháp, còn nói gì thân nghiệp, khẩu nghiệp phù hợp với tâm ý đó?”. và nữa: “có những con đường không bằng phẳng 9duj cho những nghiệp tùy tiện khi thiện khi ác do ảnh hưởng của môi trường sống), thì con đường bằng phẳng là (pháp) đối trị…” Lộ trình tiếp theo là nỗ lực qua nhận thức đã được khởi động:’ các bất thiện pháp tất cả đều hướng hạ, các thiện pháp là hướng thượng…” Như vậy những lời giáo huấn là quá rõ ràng phải khhông? vấn đề là con người có đủ niềm tin và nghị lực để vươn lên hay không?

Hạnh Trương “Này Cunda, con người tự mình bị rơi vào bùn lầy có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy không thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không rơi vào bùn lầy, có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy có thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không được nhiếp phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện và hoàn toàn giải thoát NGƯỜI KHÁC, sự tình ấy không thể xảy ra. Một người được nhiếp phục, được huấn luyện, được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện, hoàn toàn giải thoát NGƯỜI KHÁC, sự tình ấy có thể xảy ra. Cũng vậy, này Cunda:”
Quay lại chuyện có định mệnh hay không, có thể lý luận cùn là ngay cả việc gặp đức Phật, hoặc gặp giáo pháp để rồi có lòng tin, lắng nghe…. cũng là kết quả của cái gì đó từ trước, đã được định trước?….
Ví dụ với việc thả quả bóng đã nêu. Việc xác định trước một cách chính xác vị trí và thời điểm quả bóng tiếp đất có thể được gọi là tiên đoán. Nếu quả bóng tiếp đất đúng như đã được tiên đoán, hoặc tính toán, thì từ góc nhìn nào đó, quả bóng đã có một định mệnh của nó. Như vậy, xác định cái mệnh của quả bóng sắt, hay quả tên lửa tương đối dễ dàng, còn xác định cái mệnh của quả bóng bay là việc cực kỳ khó khăn.
Sức nặng của quả bóng, hay khả năng mà nó rơi đúng vị trí cần rơi, phụ thuộc vào vô số điều kiện, điều này trong kinh cũng nhắc tới ở vài chỗ, ví dụ khi nói về ẩn dụ que củi, khi thả xuống sông, nếu không xuất hiện một số điều kiện a,b,c thì nó sẽ trôi tới biển.
Với chúng ta, nó có thể là : (1) Một nghiệp đã được phát khởi, được kích hoạt ; (2) Khả năng nhớ nghĩ mạnh để duy trì sự tiến triển của nghiệp đúng hướng; (3) Ý chí giữ hành vi theo hướng của nghiệp; (4) Các duyên (điều kiện) cản trở yếu, hoặc không xuất hiện trong khoảng thời gian mà nghiệp tiến triển; (5) Các duyên cản trở, đoạn trừ nghiệp yếu, hoặc mạnh, nhưng người đó có các năng lực (căn, lực) phù hợp để chế ngự, hóa giải các nghịch duyên.
Như vậy, nếu nghiệp là cực mạnh, thì xác suất nó rơi đúng vị trí, thời gian là rất cao -> định mệnh, hoặc “nghiệp” (theo nghĩa dân gian) – ví dụ quả bóng sắt. Điều kiện để một nghiệp có lực lớn đó là một hành động của tâm trong sạch (càng trong sạch lực càng lớn, bài kinh “đặt hướng và trong sáng” trong Tăng Chi Bộ), có thể là một lời nguyền, một lời thề, một lời nguyện (tổ chức nào cũng dùng tới phương tiện này để “lập trình” thành viên của mình theo định hướng của họ).
Nghiệp có lực nhẹ, ví dụ “ngày mai ta sẽ dậy sớm hơn, vào lúc 4:30”. Nhưng mở mắt ra đã 6:00…  Cũng nội dung đó, nhưng nhắc tâm sau khi đã ngồi thiền, nhắc với sự quyết tâm, quyết chí, thì mai đúng 4:30 mắt nó sẽ mở ra, và chân thì vọt ra khỏi chỗ nằm
Bài kinh đoạn giảm rất hay cô Dhamma Ananda ạ. Có lẽ nên làm một đề tài riêng, hoặc mở lại doc cũ đã có về bài này.
Sư Pāli Việt, đúng là con dùng chữ thiếu cẩn thận, “tự mình” con viết với ý là vị đó sẽ thành đạo vào lúc mà không có Phật Pháp trên thế gian, một mình, không ai hướng dẫn, với sự chín muồi của các parami đã có từ vô số kiếp. Cảm ơn Sư đã kiên trì nhắc nhở
Tới đây chắc nhiều người cũng hiểu tại sao các trưởng lão lại dùng khái niệm kammaṭṭhāna trong tu tập.

Dhamma Ananda (Kết luận)
Này Cunda, như vậy Ta đã giảng pháp môn đoạn giảm, đã giảng pháp môn khởi tâm, đã giảng pháp môn đối trị, đã giảng pháp môn hướng thượng, đã giảng pháp môn giải thoát hoàn toàn.
Này Cunda, những gì bậc Ðạo Sư phải làm, vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng cho các Người. Này Cunda, đây là những gốc cây, đây là những nhà không tịnh. Này Cunda, hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Người.

Pāli Việt Hình như vấn đề còn chưa giải quyết xong:
Đạo hữu Hạnh Trương (hỏi):
– Nếu mọi sự đều được báo trước như vậy, thì có phải là định mệnh không?
Sư cô Huynh Kim Lan (hỏi lại):
– thế nào là Định Mệnh ? thưa H. !

Hạnh Trương Trả lời thế mà Sư còn chưa chịu nữa , đành nói thêm ví dụ này.
Ngày xưa khi còn sinh viên, con hay đá bóng với các bạn nước ngoài, có một bạn rất hay văng tục, cứ mỗi lần đá trượt là cậu ấy lại chửi bậy. Thế là nhớ có câu chuyện cười:
” Chúa trời nhắc: mày còn văng tục nữa, tao sẽ cho thiên lôi nện vào đầu.
– Dạ.
Trận đấu tiếp diễn …
– Tổ sư bố nó, lại trượt rồi, cầu thủ lại văng tục.
Một tiếng sét vang rền, thủ môn đội bạn lăn ra đất, từ trên trời vang lên” Tổ sư bố nó, lại trượt rồi!”

Lê Công Xin kính chào quí vị Thiện Tri Thức trong PLCĐ. Lần đầu tiên được tham gia, tôi xin có một ý nhỏ: Liệu ý chí tự do của con người có mâu thuẩn gì với định mệnh không? … Tôi nghĩ, cái gọi là ý chí tự do của chúng ta nó thuộc về trong mỗi chúng ta, nó không thể từ trên trên trời rơi xuống, nói cách khác, nó không thể ở bên ngoài chúng ta. Do vậy ý chí của mỗi người mỗi khác và nó có tự do như thế nào cũng không thể vượt khỏi những gì mà mỗi cá nhân có được. Cái có được ấy là gì, đó là nhân là quả là nghiệp là tất thảy mọi thứ mà họ đã tích lũy được trong đời đời kiếp kiếp. Do vậy, nếu hiểu vấn đề theo như thế thì ý chí tự do không có gì là mâu thuẩn với định mệnh.
Và nếu định mệnh là một cái gì có tính bất di bất dịch thì thế giới này đã trở nên quá đơn điệu.
Không có một cá thể nào có thể tồn tại độc lập mà kg chịu ảnh hưởng hay tác động bởi cá thể khác hoặc môi trường mà nó tồn tại. Chính điều này đã tác động trực tiếp vào bộ gen hay có tác dụng “ghi nhớ” trong từng mỗi tế bào đã khiến thế giới muôn loài trở nên đa dạng và phong phú như trong thí nghiệm mà Bruce Lipton đã chỉ rõ.
Trộm có vài suy nghĩ, có gì không phải xin quí vị chỉ vẽ thêm. Chào thân ái!

Pāli Việt Hạnh Trương ơi, có người tiếp tục nè.

Phạm Doãn Xin trả lời trực tiếp Sư Cô Huynh Kim Lan:
– Định Mệnh là “Nghiệp” dẫn ta đi
– Định Mệnh là do sự sanh diệt vốn được “lập trình” qua 12 nhân duyên
– Định Mệnh là do luôn luôn có tác động của “Vô Thức” (nghiệp ngủ ngầm) vào Ý Thức
– Định Mệnh là do ta không hoàn toàn làm chủ cuộc đời của ta. Mỗi khi “tác ý” , mỗi khi “động não”, mỗi khi “lập nguyện” v,v,,, ta không hoàn toàn được tự do (vì vẫn có nghiệp ở đó). Nhiều ông Tây nói là ta hỏng có Free Will !!!
Còn sự thực
ta có Định Mệnh hay không?
Ta có bị “lập trình” hay không?
Ta có bị Vô thức” dẫn đường hay không?
Ta có ý chí tự do (Free Will) hay không?
thì đó là đề tài mà ta đang thảo luận….

Pāli Việt Bs. Phạm Doãn ơi, việc mà thanh niên PHạm Doãn trở thành bác sĩ thì bác sĩ có thể tự xác định bao nhiêu % là do tác động quá khứ (nghiệp, định mệnh, số phận), bao nhiêu % là nỗ lực tự thân của kiếp hiện tại này?

Hạnh Trương “Tự do trong khuôn khổ” phải không bác Phạm Doãn , hihi.

Dhamma Ananda Chừng nào mà còn ở trong 5 uẩn (sắc thọ tưởng hành thức) này thì vẫn còn chưa có free-will hoàn toàn. Chugns ta chỉ có 1 tự do duy nhất, đó là tự do tạo nghiệp mà thôi!

Đào Trọng Trác Ái chà nhờ anh Hạnh Trương viết thành thử em thấy 1 trong 4 chi của một vị “Tu” xịn là phải có “Như Lý Tác Ý” nha……không những cần “Tác Ý” không thôi mà phải như lý “Chánh Pháp” nữa nha…..xem như cũng là một “duyên” quan trọng……..

Pāli Việt Như lý tác ý, luận thỉ dễ, mà hành thì khó. Đa phần rơi vào nghịch lý tác ý.

Hạnh Trương Thưa cô Dhamma Ananda, con nghĩ tạo nghiệp cũng không được tự do đâu ạ, chúng sanh còn là kẻ thừa tự của nghiệp nữa ạ. Cái tự do mà cô nói, nó trong khuôn khổ của nghiệp đã tạo rồi.

Đào Trọng Trác Em nghĩ đây là một phần của nghiệp “cũ” ah…..
Đức Phật dạy rằng :
Mắt cần phải quán là nghiệp cũ
được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ.
Tai cần phải quán là nghiệp cũ
được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ.
Mũi cần phải quán là nghiệp cũ
được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ.
Lưỡi cần phải quán là nghiệp cũ
được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ.
Thân cần phải quán là nghiệp cũ
được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ.
Ý cần phải quán là nghiệp cũ
được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ.
Đây được gọi là nghiệp cũ.
Và thế nào là nghiệp mới?
Hiện tại, phàm làm gì với thân, với lời hay với ý,
đây được gọi là nghiệp mới.
(KTƯB IV, 223-1993)

Đào Trọng Trác Sự suy tư thuộc về ý nghiệp và chúng ta phải hết sức lưu ý lời dạy này để cẩn trọng khi suy tư.

Hạnh Trương Ý ở câu trên trong kinh là Ý căn, không đơn thuần là ý đâu Đào Trọng Trác

Dhamma Ananda Vâng, HT, nó là conditional actions.

Hạnh Trương Ý nghiệp cũng không hẳn là suy tư đâu, đây cũng là một đề tài hay.

Đào Trọng Trác Tiện em đưa lên thôi chứ không đào sâu nữa……hihihi

Hoa Nguyen Khởi nguyên của ý chí có thể là Hành, đi sau vô minh trong 12 nhân duyên, và từ đó có nhiều nhân duyên khác mà đáng kể là Ái, Thủ, Hữu,…, Khi đi hết một vòng luân hồi, hay một kiếp sống, thì sinh mệnh trở lại Hành, là một ý muốn sống mới, một ý chí dự vào ‘cuộc chơi” mới (không nhất thiết vì thích thú mà vì bị đưa đẩy hay bắt buộc bởi nghiệp), mà trong đó bản năng sinh tồn coi như ý chí muốn sống ở dạng tiềm ẩn, vô thức. Ý chí muốn sống nầy (hay bản năng sinh tồn), luôn thúc đẩy con người, bằng tác ý rõ rệt hay bằng những mệnh lệnh ngầm bên dưới ý thức, phải luôn tìm kiếm , tạo tác mọi cách để sống còn, để sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Từ đó nghiệp được tạo thành, và tiếp nối, tích lũy theo dòng sinh mênh được tin là có nhiều kiếp sống. Trong cái khối nghiệp mang theo từ mỗi kiếp, có những hạt (chủng tử) thiện và bất thiện, sẽ “trổ” hoa trái (hiện hành) ảnh hưởng đến ý chí (muốn ) hành động thế nào, Một người có tâm bình thường coi như là thiện, tâm vẫn chứa những hạt giống bất thiện, lúc thường bị kiểm soát , chế ngư bởi ý chí, luật lệ xã hội, tôn giáo. Nhưng đến lúc nào đó, khi lý trí yếu đi, như khi ngủ, say, tâm bị tác đông bởi nhiều nhân duyên xấu, những hạt giống bất thiện có thể nẩy nở, ảnh hưởng đến ý chí, và người đó bỗng muốn làm một điều bất thiện, mà sau này có thể tự mình cũng không hiểu tại sao. Hay ngược lại, một người bình thường coi như bất thiện, nhờ nhân duyên nào đó hạt giống tốt nẩy sinh, và bỗng nhiên có ý muốn làm điều thiện. Đó là ý chí, và khi thấy nó đến nhiều khi bất chợt, không theo một thói quen nào từ trước, khác với nhiều người, nên dễ tưởng là mình có tự do ý chí, hay tự do quyết định. Cái ý chí như thế thật ra đã bị điều kiện hóa (conditioned) hay lập trình (programmed), nên không thể coi là hoàn toàn tư do, khi chọn theo một điều gì và bỏ điều trái ngược. Một thiện nam thiện nữ có ý chí muốn làm điều thiện, hay bất chợt muốn làm điều bất thiện, có thể không phải do hoàn toàn tự quyết định, mà có thể chịu ảnh hưởng, bị chi phối bởi một nghiệp thiện hay bất thiện mang từ quá khứ, ở kiếp trước hay trong kiếp này (không nói tới nhửng nhân duyên khác, để giản lược). Tôi nghiêng về thuyết Tiến hóa, nên tin con người ngày càng thiện hơn, và bị chi phối bởi nghiệp thiện nhiều hơn.

Phạm Doãn:  Sư Pāli Việt à. Hiện giờ con nghĩ:
– Chừng nào mà còn ở trong 5 uẩn (sắc thọ tưởng hành thức) này thì vẫn còn chưa có free-will !
– Chừng nào còn trong thế gian thì chưa có tự do khỏi nghiệp lực (kể cả tốt và xấu)
– Thành Kỹ sư hay thành bác sĩ, thành nghệ nhân, thành nhà chính trị, thành người thích Pro, thành người thích Contre, thành người cảm tính, thành người lý tính v.v… tất cả đều có nhân duyên từ NGHIỆP (kamma)!

Hạnh Trương Thành thì thành rồi ạ, giờ làm gì tiếp với cái đang có, theo em, mới là chuyện lý thú. Để nó trôi theo nghiệp quá khứ, được lập trình, hay ta sửa phần mềm, cài thêm phần mềm mới, để cái hiện tại được lạc, và tương lai cũng lạc luôn

Pāli Việt Không phủ nhận nghiệp lực, nhưng như vậy thì yếu tố chuyển nghiệp và nỗ lực tự thân sẽ đóng góp như thế nào?

Phạm Doãn Giáo lý của Vệ Đà là giáo lý tin vào NGHIỆP (trong khi giáo lý của các tôn giáo Abrahamic không tin điều này)
GIÁO lý của Đức Phật:
– thừa nhận NGHIỆP
– mô tả cách lập trình của cái soft “Nghiệp” (qua 12 nhân duyên)
– Chỉ ra cách “hack” cái Soft ” Nghiệp” này
Hạnh Trương có thể nghiêp cứu cách hack nhanh gọn hơn không?

Hạnh Trương Nghiệp cũ nó phóng quả tên lửa đi, trong quá trình nó bay, mình có thể lái nó, điều khiển nó với sự hỗ trợ của thọ tưởng hành thức. “Ý dẫn đầu ….” Sư nhỉ

Anh Quan Nguyen Nghiệp có lẽ là một hàm có nhiều biến , khi ta thay đổi một hoặc nhiều biến , vector của hàm sẽ thay đổi theo.

Hạnh Trương @ Sư Pāli Việt: Không phủ nhận nghiệp lực, nhưng như vậy thì yếu tố chuyển nghiệp và nỗ lực tự thân sẽ đóng góp như thế nào?
Sư có nhắc tới là nghiệp(cũ), có cả tốt lẫn xấu. Nếu nghiệp tốt đang mạnh, đang áp đảo thì ta tiến tới, tận dụng để đi nhanh, nếu nghiệp xấu đang áp đảo thì ta “lỳ lợm”, nhẫn nhục chịu đựng, tận dụng mọi cơ hội “mời chào” nghiệp thiện đã có trong quá khứ được trổ quả, tranh thủ làm thiện, tạo thiện duyên để hỗ trợ.
Quả tên lửa nó đang bay, nếu mình buông thì nó rơi tùy duyên, còn nếu mình xác định được điểm đến, lèo lái nó đúng cách thì nó sẽ tới được đích ngày nào đó chăng?
Will của mình không free hoàn toàn, nhưng nỗ lực, tinh tấn, nhẫn nhục, khéo léo, trí tuệ…. thì cũng vớt vát được kha khá bác sỹ Phạm Doãn nhỉ, hihi.
Việc nhỏ thì will của mình rất có tác dụng, muốn ăn là ăn, muốn ngủ là ngủ, muốn nhìn là nhìn, còn nếu mình muốn nâng bổng trái đất, muốn bay vào vũ trụ thì … đợi đấy, cứ thong thả, từ từ.
Nghiệp có thể được chuyển, ví như hành động đổi hướng của chiếc xe đang chạy, nếu xe tới ngã ba đường, vào đúng lúc đó, chỉ một hành động nhỏ có thể khiến cái xe đi qua hướng khác. hành động nhỏ tựa cho nỗ lực chuyển nghiệp, cái xe đang lao tựa cho một nghiệp lớn đang tiển triển. Do vậy theo con (cả lý trí lẫn kinh nghiệm), nghiệp có thể được chuyển.
Nỗ lực tự thân? ví như mình đã trót bỏ qua cái ngã ba rồi, giờ có lái qua phải cũng không được, đành gắng bảo toàn, giữ gìn cái xe, người lái, cho tới khi gặp cái ngã ba nữa, hoặc ngồi tính toán, cân nhắc đường đi, chỗ nào cần rẽ, tới chỗ đó nhớ đừng có quên….
Còn đang đúng đường rồi, thì nhớ đừng có tạt ngang, tạt dọc, cứ thế mà “Do vậy, này Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp”
Cứ thế đi, có ngày sẽ tới cái đích “an ổn khỏi khổ ách”???

Phạm Doãn Hạnh Trương tổng kết như vậy là ổn rồi!

Pāli Việt Hì hì, có 1 câu hỏi tò mò của Sư mà Bs. Phạm Doãn quên chưa trả lời, về yếu tố thành tựu trong đời của Bs.  Hì hì, dầu không muốn trả lời thì cũng trả lời cho 1 tiếng là “không muốn trả lời” chứ. Sư hỏi câu hỏi này không phải cho cá nhân mà là cho thế hệ sau này đó.

Phạm Doãn Con đã trả lời zồi sư Pāli Việt ơi!
Trong câu trả lời có đoạn:
– Thành Kỹ sư hay thành bác sĩ, thành nghệ nhân, thành nhà chính trị, thành người thích Pro, thành người thích Contre, thành người cảm tính, thành người lý tính v.v… tất cả đều có nhân duyên từ NGHIỆP (tốt hay xấu)!

Đào Trọng Trác Cần phải “tinh tấn, nỗ lực, quyết tâm , trì chí”…………….

Pāli Việt Lý giải như Hạnh Trương nghe xuôi rồi đó. Giờ kiếm chuyện tiếp nè: Đoạn Kinh trên có đề cập đến việc đạo sĩ Asita xem tướng mạo mà tiên đoán được phần nào về hậu vận, vậy các khoa tướng số, chỉ tay có bị gộp chung với các việc như là đốt giấy vàng mã, xin xăm, bói bài, v.v… không nhỉ?

Pāli Việt Chí nguy, chí nguy, Đào Trọng Trác ơi, vì tinh tấn cũng có tà tinh tấn và chánh tinh tấn nữa đó.

Pāli Việt Có lẽ nên dịch là “tinh tấn sai trái” hơn là “tà tinh tấn.”

Đào Trọng Trác Dạ……lại bắt đầu từ Chánh Kiến ah……..con thà không biết còn hơn biết sai……..

Ven Adhiṭṭhāna Xin phép góp ý:
1. Đức Phật – Ngài vốn đã nhận thức được những hệ quả cực kì tai hại từ những người theo chủ thuyết định mệnh (determinist) hay những người theo chủ thuyết vận mạng được an bày, sắp đặt (fatalist). Theo bài kinh Titthāyatana Sutta trong Aṅguttaranikāya, Đức Phật đã đưa ra 3 quan điểm triết học có tính phủ nhận sự nỗ lực hay thành quả cố gắng của một cá nhân.
Thuyết thứ nhất, tất cả các sự kiện xảy ra trong đời sống của chúng ta đều được ấn định bởi kamma : Sabbaṃ pubbekatahetu
Thuyết thứ hai, tất cả các sự kiện trong cuộc sống của chúng ta đều được xếp đặt bởi ý trời hay ý của đấng sáng thế (God, hay Creator) : Sabbaṃ issaranimmāṇahetu
Thuyết thứ ba, mọi thứ xảy ra trong đời sống này vốn là tình cờ chẳng có nhân và cũng chẳng có duyên gì cả: Sabbaṃ ahetuappaccayā.
>>> Hai thuyết đầu thuộc về những người theo thuyết định mệnh hay vận mệnh nhưng thuyết thứ ba lại thuộc về người bác bỏ định mệnh, thậm chí cả nhân-duyên (hetu paccaya). Theo Phật giáo thì cả ba thuyết này đều nằm trên hai thái cực nó dẫn đến nhiều hệ quả tồi tệ như giết người, trộm cướp, v.v…
2. Theo bài kinh Samaññaphala – Sa môn quả trong Dīghanikāya, một trong những vị đạo sư cùng thời với Đức Phật chủ trương thuyết vận mệnh phải kể đến đó là Makkhalī Gosāla, chủ thuyết của ông đại loại như
“natthi hetu, natthi paccayo – không nhân, không duyên…. Natthi attakāre – không có tự tác, natthi parakāre – không có tha tác, natthi purisakāre – không có nhân tác, natthi balaṃ – không có lực, natthi vīriyaṃ – không có tinh tấn, natthi purisathāmo – không có nhân lực, natthi purisaparakkamo – không có sự cố gắng của người”
Makkhalī Gosāla còn nhấn mạnh thêm: ‘Sabbe sattā sabbe pāṇā sabbe bhūtā sabbe jīvā avasā abalā avīriyā niyatisaṅgatibhāvapariṇatā … Tất cả loài hữu tình, tất cả sanh vật, tất cả sinh loại, tất cả sinh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn. Chúng bị dắt dẫn, chi phối bởi định mệnh, bởi điều kiện bộ loại của chúng, bởi cá tánh của chúng…’
3. Theo bài kinh Attakārī trong Aṅguttaranikāya liên hệ đến cuộc đối thoại giữa Đức Phật và một người Bà-la môn chủ trương thuyết “không có tự tác, không có tha tác”
‘‘ahañhi, bho gotama, evaṃvādī evaṃdiṭṭhi – ‘natthi attakāro, natthi parakāro – Thưa Tôn giả Gotama, tôi nói như sau, có tri kiến như sau: “Không có tự mình làm, không có người khác làm”.
Đức Phật đã phủ nhận như sau:
‘‘Māhaṃ, brāhmaṇa, evaṃvādiṃ evaṃdiṭṭhiṃ addasaṃ vā assosiṃ vā. Kathañhi nāma sayaṃ abhikkamanto, sayaṃ paṭikkamanto evaṃ vakkhati – ‘natthi attakāro, natthi parakāro’’’ti’ – Này Bà-la-môn, Ta không bao giờ thấy, không bao giờ nghe lời nói như vậy, tri kiến như vậy. Sao người ta có thể tự mình bước tới, hay tự mình bước lui, lại có thể nói rằng: “Không có tự mình làm, không có người khác làm”?
Đức Phật tiếp tục nhấn mạnh đến các yếu tố như “atthi ārabbhadhātu… atthi nikkamadhātu… atthi… parakkamadhātu… atthi thāmadhātu… atthi ṭhitidhātu… atthi upakkamadhātū’’ti – có sự khởi sự, có sự khởi xuất giới, có sự khởi nhập giới, có sự nỗ lực giới, có sự kiên trì giới, có sự dõng tiến giới…”
Các yếu tố nỗ lực, kiên trì, v.v… vạch rõ còn đường và phương châm trong lời dạy của Đức Phật; thật vậy, trong các bài kinh Đức Thế Tôn thường sách tấn, khuyến khích hàng đệ tử nên nhiệt tâm (ātāpī ), tinh cần (viriyaṃ)v,v… lội ngược dòng với những học thuyết, quan điểm hay tư tưởng cũ (Paṭisotagāmī)
Nếu Đạo Phật không chủ trương thuyết Định mệnh (Determinism) hoặc thuyết không định mệnh (Indeterminism), vậy Đức Phật nhìn mọi vật qua lăng kính thế nào?
Paṭiccasamuppāda – Imasmiṃ sati idaṃ hoti, imassa upādā idaṃ uppajjati…Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu, do cái này sanh, cái kia sanh… Imasmiṃ asati idaṃ na hoti, imassa nirodhā idaṃ nirujjhati… Do cái này không có mặt, cái kia không hiện hữu, do cái này diệt, cái kia diệt.
P/s: câu trả lời trên nhằm mục đích hướng đến cái nhìn của Phật giáo đến Determinism; còn những học thuyết về Determinism và Free Will, các vị có thể tham khảo thêm 2 nguồn sách “A Modern Introduction to Philosophy ed. Paul Edwardṣ…” và “C.A.Campbell’s essay “Is Free Will” a Pseudo Problem?

Đào Trọng Trác “Nghiệp cũ nó phóng quả tên lửa đi, trong quá trình nó bay, mình có thể lái nó, điều khiển nó với sự hỗ trợ của thọ tưởng hành thức. “Ý dẫn đầu ….” Sư nhỉ ”

Hạnh Trương Đào Trọng Trác, tên lửa này là loại đặc biệt, có cánh, có bộ phận điều khiển, được trang bị công nghệ cao

Hoa Nguyen Phân tích trên theo kinh của sư Ven Adhiṭṭhāna, thì đời sống và hành đông con người được nhận thức từ các quan điểm: (1) nghiệp quả đã tạo từ quá khứ, (2) ý trời, thiên mênh, hay định mệnh, số mệnh, (3) tự do theo ý chí hiện tại hay do tình cờ, không đoán định được.
Nếu tin theo (1), để gỉảm bớt hay triệt tiêu hiệu quả của nghiệp, con người tu theo khổ hạnh (là cách để trả nghiệp trước khi nghiệp chín mùi), hay nhẫn nhục chịu đựng điều bất hạnh đưa tới từ nghiệp cũ; than van hay chống lại, lẩn tránh là vô ích , hay chỉ làm lùi lại ngày trả nghiệp.
(2) Nếu do Trời định, thì tuân theo ý Trời (?), cầu xin, hay cúng kiếng thần, Trời, cúng sao giải hạn. (3) Nếu cho mình quyết định được số phận mình, thì có thể quyết tâm chống lại nghịch cảnh, và nhiều khi cải thiện được đời sống, nhưng có khi chỉ là hành động vô ích, bày tỏ sự bất lực của con người. Nhưng nếu cho cuộc sống chỉ là do những tình cờ (như con xúc xắc ném xuống có thể ở bất cứ mặt nào, theo ngẫu nhiên), thì thường buông thả với cuộc sống trước mắt, không có chủ đích nào xa, và như thế cũng không chịu trách nhiệm đạo đức về hành động của mình.
Với đạo Phật, theo tôi hiểu con người nhận lãnh quả báo ở nghiệp cũ, hành động thường theo quán tính với tâm vừa có phần thiện vừa có phần bất thiện, tạo thành cái khung làm điều kiện cho hành động hiện tại. Ở mức nào đó con người bị sai sử bởi nghiệp trước , nhưng cũng có thể thay đổi cách sống quen cũ, và do đó thay đổi dòng nghịệp.
Đạo Phật không chủ trương sống tùy thuộc với nghiệp quả để bị sai khiến, cũng không bằng lòng trôi mãi trong luân hồi theo nghiệp lực mà tìm cách thoát ra, bằng cách giảm trừ dần nghiệp xấu, và đi tới dứt nghiệp. Điều này có thể làm được vì tâm con người có cả tâm sở bất thiện và tâm sở thiện, và Phật dạy có thể chế ngự, tiệu trừ tâm sở bất thiện. Nên ngườu tu theo Phật có thể dùng giới luật, thiền định để ngăn ngừa, đoạn giảm tâm sở bất thiện, và đồng thời nuôi dưỡng phát triển tâm sở thiện. Phương cách này được nêu rõ trong Tứ Chánh cần, diễn tả vắn tắt: ngăn ngừa và diệt trừ tâm bất thiện, phát khởi và phát triển tâm thiện. Như thế nghiệp cũ trong quá khứ khó tiếp nối, khó tác động lên cách nghĩ, hành động, và xây dựng được thiện nghiệp cho hiện tại và tương lai.
Trích kinh: Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bốn Chánh đoạn. Những gì là bốn? Một là đoạn đoạn, hai là luật nghi đoạn, ba là tùy hộ đoạn, bốn là tu đoạn.”
“Thế nào là đoạn đoạn? Tỳ-kheo, pháp ác bất thiện đã khởi thì đoạn trừ, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là đoạn đoạn.
“Thế nào là luật nghi đoạn? Pháp ác bất thiện chưa khởi thì không cho khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là luật nghi đoạn.
“Thế nào là tùy hộ đoạn? Pháp thiện chưa sanh thì khiến cho sanh khởi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là tùy hộ đoạn.
“Thế nào là tu đoạn? Pháp thiện đã khởi, khiến tu tập thêm ích lợi, khởi dục, phương tiện, tinh cần, nhiếp tâm gìn giữ. Đó gọi là tu đoạn.”

Hạnh Trương Sư Pāli Việt “kiếm chuyện”:
“Giờ kiếm chuyện tiếp nè: Đoạn Kinh trên có đề cập đến việc đạo sĩ Asita xem tướng mạo mà tiên đoán được phần nào về hậu vận, vậy các khoa tướng số, chỉ tay có bị gộp chung với các việc như là đốt giấy vàng mã, xin xăm, bói bài, v.v… không nhỉ?”
Tách đề tài đi Sư  “Tiên đoán hay bói toán”

Phạm Doãn Vài nhận xét:
– Chữ “Số phân” thì thích hợp hơn chữ “định mệnh” trong Doc thảo luận này. Vì “Định” đã có nghĩa là cố định không thay đổi được!
– Nghiệp thì có nghiệp tốt và nghiệp xấu. Khi dùng chữ “nghiệp” thì chỉ chú ý đến khía cạnh của động lực thúc đẩy, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của con người (và tất cả các chúng sinh có ý thức). Không nên dùng chữ nghiệp với ý nghĩa là cái gì đó xấu xa!
– Lúc khởi thủy, chỉ có một hay vài nghiệp (động lực) để dựng nên vũ trụ này mà các khoa học gia cho đó là một vài thông số của vật chất. Ngày nay, tại thời điểm này, có vô số nghiệp hiện diện nơi chúng sanh. Nghĩa là con người đã tạo vô số nghiệp mới. Nghĩa là ta vừa thừa tự nghiệp và tạo tác nghiệp:
“Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.”
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung135.htm

Chanh Minh Xin chào các Thầy! cho tôi xin góp ý một chút về đề tài này nếu có sai xin các thầy sửa lỗi dùm. Theo tôi biết thì chúng sanh có định nghiệp, cộng nghiệp và biệt nghiệp. Cộng nghiệp là nghiệp chung cho một nhóm người, một gia đình, một làng xóm, một tỉnh, thành, một nước,… nói chung có thể là một cỏi ta bà hay cõi cực lạc… còn biệt nghiệp là nghiệp riêng của từng cá nhân độc lập. Theo thầy (xin được phép nêu tên) Pham Doãn thì được lập trình theo 12 nhân duyên hay theo luật nhân quả, hành thiện thì được thiện, hành ác thì gặp ác, có khi quả báo bị sai lệch do tác động của nhân duyên (ví dụ như gieo giống đậu như bị kiến tha mất hạt giống thì làm sao có cây đậu được). Riêng định nghiệp là quả đã chín mùi, là lúc nghiệp tạo tác thì ta phải nhận quả thôi không thể sửa chửa được nữa rồi, có thể được gia giảm do phần công đức mình tích tu từ trước. Đối với chúng sanh thì cả tinh thần và thân tâm đều phải phải thọ nhận, nhưng đối với người tu hành đã chứng thánh thì chỉ có thân ngủ uẩn thọ lãnh thôi. Như vậy nói “Định mệnh” thì không đúng đối với những người đã nhận thức được luật nhân quả, 12 nhân duyên… vì họ đã nhận diện được và có thể định trước cho mình, các bậc thánh thì không còn vướng bận vào đó để trôi lăn vào dòng sanh tử. riêng các chúng sanh mê mờ thì rõ ràng có “định mệnh” thật. Bởi họ chưa nhận thức rõ được luật nhân quả tác động lên mỗi hành động, việc làm hằng ngày cũa họ. Tôi nhớ mang máng có một bài kinh Đức Phật thuyết nói về một tu sỉ bà la môn có khả năng khi rờ đầu của một người nào đó ông ta có thể đoán được người ấy sinh về cảnh giới nào, nhưng khi rờ đầu của 1 vị chứng quả A la hán thì ông ta mù tịt chẳng biết người này sẽ tái sinh về cảnh giới nào. Sau đó được nghe Đức Phật thuyết pháp ông ta đã giác ngộ và gia nhập vào hàng ngũ Phật tử và theo chân đức Phật mà tu tập.

Hoa Nguyen Tới đây vẫn còn có câu hỏi có tính cách lý thuyết. Một người trên đường tu hành mang theo nghiệp thiện và nghiệp bất thiện. Nghiệp bất thiện giảm dần và nghiệp thiện tăng dần theo thời gian tu học. Đến khi thành A la hán, nghiệp bất thiện tất nhiên bị tiêu trừ sạch hết, nhưng có phải sẽ mang tất cả (vô lượng) nghiệp thiện vào niết bàn ?

Hạnh Trương bác Hoa Nguyen chỉ cần đi sâu vào chi tiết xem cái gì là nghiệp thiện, thì bác sẽ thấy là không có gì để mang đi đâu cả ạ.

Hạnh Trương ” Đến khi thành A-La-Hán, nghiệp bất thiện tất nhiên bị tiêu trừ sạch hết,” chỗ này có người hỏi là: vị A-La-Hán vẫn chịu khổ (thân), vậy nói như bác Hoa Nguyen ở câu trên có hợp lý không?
theo HT thì hợp lý , không biết các đạo hữu có ý kiến gì về chỗ này?

Chanh Minh theo tôi hiểu thì nghiệp thiện và nghiệp ác đều tồn tại khi đi đầu thai. Nhưng đối với người tu hành khi tạo nghiệp dù xấu hay tốt đều phải dùng pháp môn hồi hướng. Chỉ có nghiệp tốt là hồi hướng được, riêng nghiệp xấu thì phải lãnh thọ, nhưng vì biết rõ về luật nhân quả nên thọ quả chỉ là thân ngũ uẩn hay giống như ví dụ nắm muối nếu bỏ vào ly thì rất mặn nhưng bỏ vào biển cả thì chả ăn thua gì phải không?

Hạnh Trương nếu bác Chanh Minh hiểu nghiệp ở đây là một hành động với nghĩa rộng thì sẽ khác đấy ạ. Ví dụ về muối và ly nước cũng không đơn giản vậy, cái gì ví như ly nước, cái gì ví như biển cả, đây lại là một đề tài khác rồi bác ạ.

Nghiệp thiện và bất thiện đều tồn tại khi đầu thai, cũng như chính nghiệp đẩy đi và dẫn dắt sự đầu thai. Vấn đề mà bác Hoa Nguyen đưa ra tương đương với việc là khi sự đầu thai không còn thì ra sao?

Hoa Nguyen Vâng, đó là khi đi vào trạng thái gọi là “vô sanh”.

Dhamma Ananda Trong kinh Tam Bảo khi miêu tả vị Arahan là: Khìnam purănam navam natthi sambhavam, virattacittaayatike bhavasmim, te khìna bìjă avirùlhichandă… nghiã là tất cả các nghiệp cũ đã đoạn tận, nghiệp mới không phát sinh…. tâm họ không còn vui thích trong việc taí sinh nữa; các chủng tử (thiện cũng như ác) đã đoạn tận.

Dhamma Ananda lòng dục không phát triển (nơi vị ấy)

Hoa Nguyen Thiển nghĩ (không có cơ sở gì) từ lúc đắc A la hán quả, hay Phật vị, những thiện nghiệp trước kia sẽ được gọi là công đức, và không còn có sự (sức) thúc đẩy phải hành động, dù là hành thiện. Đó là khi bước vào một trong ba giải thoát môn: vô nguyện giải thoát môn, hay cũng gọi là vô tác.

Dhamma Ananda Tôi lại đang nghĩ (lơ mơ) vì các vị Arahan đã đoạn tận hết ác nghiêp, thân ,khẩu ý của các vị đó trọn lành. Chính điều đó khiến họ trở thành ruộng phước vô lượng công đức cho chúng sinh. Có thể nào khi họ làm cho các chủng tử khô cạn (Khiina), chúng biến thành xá lợi không?

Hoa Nguyen Anh Hạnh Trương :” Đến khi thành A-La-Hán, nghiệp bất thiện tất nhiên bị tiêu trừ sạch hết,” chỗ này có người hỏi là: vị A-La-Hán vẫn chịu khổ (thân)…theo HT thì hợp lý”.

Hoa Nguyen Câu viết trên nửa phần của tôi và nửa phần của anh Hạnh Trương. Tôi copy lại rồi có việc phải ngưng viết, không kịp xóa, thành ra chỉ để vậy nên rất vô nghĩa. Tôi muồn hỏi anh Hạnh Trương nghĩ thế nào về trường hợp ngài Mục Kiền Liên đắc quả A la hán, thần thông đệ nhất, nhưng bị một nhóm ngoại đạo giết chết (nhóm này tức giận khi được ngài Mục Kiền Liên báo cho biết thấy của họ vốn là tà sư bị đọa ở địa ngục).

Hạnh Trương Em chưa gặp câu chuyện này trong chánh tạng anh ạ. Còn chuyện một vị A La Hán gặp nạn thì trong kinh có câu chuyện này :
“Và như vậy, Tôn giả Angulimala trở thành một vị A-la-hán nữa.
Rồi Tôn giả Angulimala buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi để khất thực. Lúc bấy giờ, một cục đất do một người ném, rơi trên thân Tôn giả Angulimala, rồi một cây gậy do một người khác quăng, rơi trên thân Tôn giả Angulimala, rồi một hòn sỏi do một người khác quăng, rơi trên thân Tôn giả Angulimala. Rồi Tôn giả Angulimala bị lỗ đầu, chảy máu, bình bát bị bể, ngoại y bị rách, đi đến Thế Tôn. Thế Tôn thấy Tôn giả Angulimala từ xa đi đến, thấy vậy, liền nói với Tôn giả Angulimala: “Hãy kham nhẫn, này Bà-la-môn! Hãy kham nhẫn, này Bà-la-môn! Ông đang gặt hái ngay trong hiện tại quả báo của nghiệp mà đáng lẽ Ông phải chịu nấu sôi ở địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm”.
Với một vị đã đạt hữu dư y Niết Bàn, chỉ chờ “ngày nhận lương” thì em nghĩ mấy việc như thế không quan trọng lắm.

Hạnh Trương Đoạn kinh trên có một điểm thú vị nữa, đó là Phật gọi vị A-la-hán Angulimala là Bà-la-môn

Chanh Minh trong câu : “… Hãy kham nhẫn, này Bà-la-môn! Hãy kham nhẫn, này Bà-la-môn! Ông đang gặt hái ngay trong hiện tại quả báo của nghiệp mà đáng lẽ Ông phải chịu nấu sôi ở địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm”… là ví dụ của cái ly và biển cả đó. Các vị alahan chỉ trã nghiệp chứ không tạo thêm nghiệp quả luân hồi. Trường hợp mấy ngài tái sanh là do nguyện lực của họ chứ không phải là nghiệp lực vì đã thoát ly khỏi vòng sinh tử luân hồi. Bởi vậy không gọi là đầu thai chuyển kiếp mà gọi là thị hiện, đản sanh.. Còn nghiệp quả xấu ngay cả đức Phật cũng bị nhức đầu trong thời gian dòng họ Thích bị tàn sát. Bởi vậy ta không nên coi thường luật nhân quả. bậc giác ngộ trã quả để chấm dứt nghiệp quả và để độ đời, chớ không gây thêm nghiệp quả đều này khác hẳn với người thường.

Chanh Minh Riêng Pháp môn tu hồi hướng công đức là để tiêu trừ nghiệp thiện đây cũng là chủng tử khiến cho ta phải thụ hưởng và quay về vòng sinh tử luân hồi. vì tu giải thoát nên tất cả những gì khiến chúng vướng mắc điều phải được tiêu trừ cả việc thiện, việc ác. Tôi hơi khó hiểu là tất cả những điều đó là biểu hiện, trạng thái của tâm. Như thế luật nhân quả với tâm thì như thế nào? nó có ảnh hưởng, hay bị tâm bao trùm, hay là phần độc lập với tâm, hay nó là một trạng thái, biểu hiện của tâm. vì không thể diễn tả được nên câu hỏi có hơi thô thiển, xin chư vị đừng chấp nhứt.

 

Hạnh Trương Bác ơi, “sanh đã tận”, mà sao còn tái sanh. Vô minh không còn thì sao mà sanh? Về tiêu trừ nghiệp thiện, bác hãy xem những gì là thiện nghiệp trước đã ạ.

Bác vẫn chưa nói cái gì là biển, cái gì là ly…

Chanh Minh Tôi đã nói rồi người ta sanh tử luân hồi là do nghiệp lực dẫn. Nhưng đối với “sanh đã tận” nghĩa là không còn bị sanh tử luân hồi tác động nữa, tức là làm chủ được sanh tử luân hồi, vì vậy Bồ tát “Hộ Minh mới quán chiếu” thị hiện ở thế gian này theo nguyện lực của ngài.

Chanh Minh còn biển và ly nghĩa là ít và nhiều, nặng hay nhẹ. Còn vô minh thì nhận đây là của ta , của mình nên mê chấp rất nặng và trã nghiệp rất nặng nề do đó ví dụ như nắm muối bỏ trong ly (đây là bị động tâm nhỏ hẹp, ích kỷ… như ly nước). Nhưng khi giác ngộ đã nhận diện được nghiệp chỉ là huyễn, Thân này cũng là huyễn, và chấp nhận nhân quả bởi vậy chỉ có thân nhận quả còn tâm thì không và dứt nghiệp đồng thời cũng tạo ra nhân duyên để độ lại chúng sanh tu hành bởi vậy điều này giống như nắm muối bỏ vào biển là vậy (đây là chủ động tâm rộng lớn, từ bi… như biễn cả…)

Hoa Nguyen Chuyện ngài Mục Kiền Liên bị ngoại đạo giết như thế nào, vì lý do gì có lẽ chỉ thấy trong nhiều “sự tích” Phật giáo thuộc Bắc tông (hệ kinh A Hàm) liên quan đến ngạ quỷ, địa ngục (từ điển Phật Quang ghi ngài MKL bị ngoại đạo dùng đá đánh chết). Nhưng trong kinh Nikaya cũng có chuyện một tôn giả, đạo hạnh đã cao, và nhờ sau khi đến nghe một buổi pháp từ Phật mà hiểu hết những điều còn chưa thấu triệt. Trên đường về vị tôn giả đó bị bò húc chết; khi các đệ tử Phật báo lại chuyện , Phật dạy vị tôn giả đó đã chứng quả A la hán. Tôi hiểu tôn giả chứng A la hán sau khi nghe pháp, trước khi chết.
Về hồi hướng thì tôi không nghĩ sẽ làm tiêu mất thiện nghiệp, không giống như khi chúng ta bố thí tiền thì có ngày sẽ hết tiền. Một giảng giải là hồi hướng giống như phản chiếu lại ánh sáng đến từ công đức của chính mình. Người hồi hưởng được chiếu sáng nhờ công đức, nhưng còn có khả năng phản ánh làm sáng lên người nhận hồi hướng. Tức là vẫn giữ được công đức riêng, chớ không mất gì (mà vẫn có thể làm lợi cho người khác).

Chanh Minh về hồi hướng theo tôi biết một phần là có tác dụng không bị sanh tử luân hồi kéo đi thọ lãnh quả báo tốt mà thọ sanh trở lại còn có tác dụng tăng trưởng công đức hay công phu tu tập … tôi chỉ biết một cách mơ hồ nên không dám nói?? Theo tôi Biết khi Đức Phật ra Đời thuyết pháp, truyền trau Phật Tri kiến… thì một phần có chánh báu, Phước Báu, Y báu … việc này phải nhờ các vị chỉ giáo rồi vì có rất nhiều vấn đề sâu sa lắm mà tôi chỉ thấy lờ mờ nên không dám lạm bàn.

Hoa Nguyen Hồi hướng làm tăng công đức có lẽ vì phát triển thêm tâm từ bi.

Hạnh Trương Duyên vô minh, hành sanh…. duyên hữu, sanh sanh .

Vô minh diệt nên hành diệt …. sanh diệt
Bậc A-La-Hán là bậc lậu tận -> Minh khởi, vô minh diệt… sanh diệt.
Vậy làm gì có cái để mà bậc A-La-Hán có thể sanh lại, cho dù muốn bác Chanh Minh nhỉ. Hồi xưa em cũng tin như vậy, cứ có nguyện lực là OK hết. Nhưng nhìn sâu hơn vào thì thấy có nguyện cũng khó mà được.
Nếu không, hóa ra đức Phật chẳng từ bi chút nào, vì ngài chẳng chịu tái sanh để mà giúp chúng ta.
Nếu không, luật vô thường chẳng còn đúng, vì các ngài cứ dùng thần thông, nguyện lực để cái tái sanh nó là thường.
Nếu không, duyên khởi chẳng còn là định lý, khi mà cái này diệt mà cái kia cứ còn?
Theo em, thuyết về nguyện lực chỉ dùng cho trường hợp không tự lo tu mà đã lo đi “độ” thôi.
Nguyện lực là tốt(*), nhưng sẽ có hai phương án: (1) Không chịu diệt sạch vô minh (hoặc không diệt được vô minh) (2) Diệt vô minh, chứng hữu dư y Niết bàn và dùng thời gian còn lại trước khi nhập Niết bàn vô dư y để giúp đỡ chúng sanh.

(*) Nguyện lực nhiều khi cũng tạo ra một số vấn đề khá lớn.

Hoa Nguyen Một người kiếm được nhiều tỷ đô rồi làm từ thiện như Bill Gates thì rất tốt, vì giúp được rất nhiều. Nhưng một người kiếm được vài trăm, hoặc vài đồng thôi, và giúp người đang cần cái ăn, thì cũng tốt. Đợi tới khi thành tỷ phú mới bố thí, lập chùa thì ít người làm được. Đó là chỗ khác nhau của cái tâm (xét trong việc bố thí). Không kể nhiều người khi thành tỷ phú rồi cũng chẳng bố thí, lập chùa.

Hạnh Trương Theo em, để độ sanh qua bố thí, từ thiện thì chẳng cần học Phật. Và đã hành pháp, tùy pháp thì mấy việc đó được làm mà không cần phải nguyện (tái sanh). Đây là chỗ khác của người hành pháp, tùy pháp với người đời.

Hoa Nguyen Bố thí, độ sanh nhiều tôn giáo, ngay cả luân lý đời thường như đạo Khổng (hay hướng đạo) cũng dạy. Nhưng cần học Phật để thấy làm thế nào mới đúng với đạo Phật . Bố thí để chứng tỏ mình tốt, được tiếng khen, để bớt tiền đóng thuế, hay với thái độ cúi xuống, coi thường người nhận (thường kém hơn), muốn họ nhớ ơn sau này (chưa kể lợi dụng họ ngay),…, thì trái với đạo Phật, hay không thật tốt.

Aishiteru Hípp con đang tìm hiểu chánh pháp ạ

Chanh Minh bác Hạnh Trương theo sư phụ tôi nói thì chỉ có Phật là tròn vẹn, Alahan thì Phật nói vẫn còn vô minh, nhưng từ bậc bồ tát vô sanh và Alahan thì không còn gọi là tái sanh nữa mà gọi là thị hiện, đản sanh… vì không phải do nghiệp lực mà là do nguyện lực và duyên nên mới thị hiện. Một khi có Phật thì có chúng sanh, không Phật thì không chúng sanh câu tứ cú lúc nào vẫn đúng. Vì 2 vế đối đãi với nhau mà nhưng nó Vô thường và cũng do duyên khởi. Nguyện lực là do phát bồ đề tâm của mình lúc trước khi bắt đầu tu tập và sau này. Anh không hoàn thành nguyện lực thì lấy cái gì để đạt tới đạo quả. Phật chỉ độ được những người có duyên với ngài thôi. Muốn có duyên với ngài thì phải tạo duyên, dù là duyên lành hay ác nữa thì ngài cũng độ được. Đối với nguyện lực khi đã phát ra thì phải thực hiện đến khi nào viên thông thường thì đạo quả mới trọn vẹn. Nó là con đường của mình tu tập. Còn việc độ chúng sanh thì là thường hằng, tính từ khi bắt đầu tu tập là bắt đầu độ chúng sanh rồi, phải tùy thuận mà độ, không độ thì không đủ lòng từ bi không xứng đáng với đạo quả, độ như thế nào? Thì có rất nhiều vấn đề để nói, khi thực hành phải dùng trí tuệ quán sát và hành động. Tùy theo công phu tu tập, tâm từ bi… mà có các phương cách độ khác nhau.v.v… việc đó rất ảnh hưởng tới việc tu tập của mình. Nếu không tu mà lo độ chúng sanh thì lấy gì để độ, đương nhiên là không trọn vẹn rồi, nguyện lực cũng không tròn. Còn diệt vô minh là sai vì vô minh tự sanh tự diệt, chỉ có Phật quả mới dứt hết vô minh. Theo tôi biết cũng có vị thành Phật xong liền nhập niết bàn không có hữu dư niết bàn có thể xem lại lược sử Đức Phật từ Quá khứ đến tương lai có ghi nhận điều đó.(quyển này tôi đọc lâu lắm rồi ghi lại chừng vài trăm vị Phật xuất hiện từ quá khứ hiện tại và tương lai trú xứ, chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp…). Thường phát nguyện càng lớn, càng dũng mãnh thì Chánh báu, y báu, pháp báu… nói chung là quả vị rất lớn và đẹp… vì nó là kim chỉ nam cho mình thực hành pháp tu tập.nếu không phát bồ đề tâm hay nguyện lực cũng vậy thì chỉ là phàm phu, chúng sanh. hưởng phước báo và theo nghiệp lực thôi. Như ngài Ca Diếp và Vợ phát tâm dát vàng tượng Phật mà được thân hình lúc nào cũng có ánh vàng và trở thành bậc Alahan. Sự tu tập có khi đánh đổi cả mạng sống của mình để cầu sự giác ngộ. Nó chỉ dành cho bậc chánh tín, chánh tin, bậc dũng mãnh dám đương đầu với khó khăn gian khổ, bậc giác ngộ nhìn thấy được chơn lý, nếu không thì không thể nào đi đến bờ giác được.

Hạnh Trương Chào bác Chanh Minh, chắc sư phụ bác vẫn nhớ mười danh hiệu của Phật chứ nhỉ, bác cũng nhớ là danh hiệu thứ nhất là A-La-Hán chứ, vậy hóa ra Phật vẫn còn vô mình theo như sư phụ bác nói hay sao?
Tôi thấy chúng ta đang khác biệt quá nhiều từ những cái căn bản nhất,
Tôi cũng thấy bác và nhiều người khác hay nói tới việc “phát bồ đề tâm”, tôi cũng tò mò muốn biết cái bồ đề tâm đó là cái gì, và phát nó như thế nào? có lẽ làm sáng tỏ vấn đề này giúp chúng ta gần nhau về quan điểm hơn để có thể tiếp tục trao đổi.

Aishiteru Hípp thảo luận hay móc mói thế thì làm sao được hả các bác.

Aishiteru Hípp Chánh Minh nói đúng rồi

Hạnh Trương Đúng là đúng theo cái chi chi hả Aishiteru Hispp

Aishiteru Hípp theo con đọc chẳng có ai cả của thiền sư ajahn chah thì không có gì chắc cả ( vô thường ) kể cả a la hán nhưng Đức Phật thì khác ngài là bậc chánh đẳng giác mà

Hạnh Trương Chẳng biết ngài đó thế nào, nhưng nếu câu đó đúng thì tự nó đã hủy nó rồi phải không, vì cả câu đó cũng là cái gì, và nó không có gì chắc cả? theo lý luận của vị ấy? Tôi không tin là một bậc Thầy lại sơ hở như vậy về lý luận.
Bạn nên giành thời gian đđọc thêm những tài liệu trong nhóm này, tìm hiểu thêm kinh điển Nikaya qua các bản dịch, trước khi xác quyết vấn đề gì đó, vì mỗi lần bạn chắc cái này, chắn cái kia, một nghiệp được lưu vào tâm bạn, nó sẽ khiến bạn vất vả sau này trên con đường tu tâm của mình đấy.

Chanh Minh đúng thật Phật là bậc Ala Hán đã trọn vẹn. Thử so sánh tại sao Mục Kiền Liên chứng quả Ala Hán rồi mà không ai gọi ngài là Phật vì chưa trọn vẹn quả vị Phật bởi vậy sư phụ nói là vấn đề này còn sâu xa nữa thì sau này ngài Di Lặc thành Phật rồi sẽ hỏi thêm vì chưa đến quả vị đó nên chưa thể nói. Vì Vậy quả vị Ala Hán của Mục Kiền Liên Theo Phật nói là vẫn còn vô minh. Còn Phát Bồ đề Tâm theo tôi ví dụ như ngài Pháp Tạng đứng trước đức Phật Phát nguyện 48 nguyện lớn sau này thành Phật ADi Đà đó là một ví dụ về Phát bồ đề tâm và rộng độ chúng sanh

Aishiteru Hípp Ái chà siêu lý luận lý luận của luận lý ” Lời nói bỏ qua sự vô thường không phải lời nói của kẻ trí ”

Aishiteru Hípp Kinh tạng quả thật học thì rất nhiều và khó nhưng nếu có chánh niệm thì con đường sẽ dễ hơn . Bác đọc câu này đi Nếu tâm bạn nói rằng bạn đã đắc quả thánh thứ nhất, hãy đến đảnh lễ bậc thánh thứ nhất. Ngài sẽ nói cho bạn biết rằng tất cả đều không vững bền. Nếu bạn gặp bậc thánh thứ hai, hãy đến đảnh lễ. Ngài sẽ nói cho bạn biết rằng tất cả không có gì chắc chắn. Nếu bạn gặp bậc thánh thứ ba, hãy đến đảnh lễ. Ngài chỉ nói không vững bền. Nếu bạn gặp bậc thánh thứ tư, hãy đến đãnh lễ. Ngài sẽ nói cho bạn biết rằng tất cả hoàn toàn không vững bền. Bạn sẽ nghe từ các bậc thánh rằng: “Tất cả đều không vững bền. Đừng dính mắc vào bất cứ cái gì.”

Chanh Minh bạn Hạnh Trương nói đúng đó vì chưa chứng alahan nên lời nói chưa đáng tin

Aishiteru Hípp Học nhiều như vậy mà câu nói của thiền sư đương đại nổi tiếng nhất Ajahn Chah mà không biết sao

Aishiteru Hípp 2 bác nói đúng ạ vì chưa chứng alahan nên hai bác nên tu cho chứng rồi mới nên nói chuyện với nhau vì bây giờ chưa thể tin được

Chanh Minh thực sự tôi chỉ biết vài thiền sư trong nước như Thầy Nhất Hạnh, Thầy Thanh Từ, Thầy Duy Lực, Thầy Hư Vân… còn thầy Ajahn Chah mới nghe nói qua Xin thành thật sám hối.

Chanh Minh Theo Thầy Duy Lực dạy Tham thiền chú trọng đến cái không hiểu, chọn một câu khó hiểu nhất, tham đến kiến tánh thành Phật mới thôi, Còn tìm hiểu là ví như mọc thêm 1 cái đầu nữa sẽ gây trở ngại thêm cho mình.

Aishiteru Hípp Bác Chánh Minh con chỉ là giải thích với mọi người về vấn đề thôi ạ. Bây giờ con đưa ra ví dụ thế này dù là ai đi chăng nữa vẫn phải nhận nghiệp. Trong kinh có viết nhiều đó ạ. Truyền về dòng họ Thích Ca bị tàn sát … những câu chuyện đó nói rằng Đức Phật vẫn phải trả nghiệp đây ạ

Aishiteru Hípp Vì đây là chuyên đề pali nên tìm hiểu cho đúng ạ. Thiền như bác như vậy giống công án làm như vậy người thiền chuyên tâm vào đó rồi đạt tới tâm định thôi

Chanh Minh tôi thấy dám làm thì dám chịu trã xong rồi cho dứt hết. Tôi suy nghĩ hoài tất cả đều do tâm vọng gây ra chính bản chất của nó cũng vô thường, như vậy việc trã nghiệp cũng vô thường. Bây giờ lo tinh tấn tu tập còn hơn là lo cho việc trã nghiệp.

Aishiteru Hípp vâng bác nói đúng ạ.

Hạnh Trương Vâng, cái gì cũng vô thường, kể cả cái tâm đầy tham sân si cũng vô thường, mai ngày nó cũng thành bản tâm trong sạch thôi phải không các bác, tu làm chi cho mệt, cứ để nó tự nhiên, nghiệp tới há chẳng sẽ tự đi….
Xin chào hai bác ở đây

Aishiteru Hípp vẫn thiếu bác Hạnh Trương ơi

Hoa Nguyen Nghiệp là vô thường, nhưng nếu không có nhân duyên làm thay đổi thì nghiệp vẫn vậy, hay nghiệp chỉ biến dạng.

Chanh Minh hi bác Hoa Nguyen! theo thiển ý của tôi ví như ta đánh vào trống thì nghe tiếng. (ta không chấp vào nhưng có sự nhận biết) . tiếng nghe lớn, hay, tiếng trầm bổng (đã chấp vào) thực ra lúc nào tánh nghe cũng vẵn nghe. ở đây tánh nghe thấy có tiếng, và chấp vào phân biệt đây là tiếng trống và xác định nguyên nhân là ta đánh vào trống, sâu xa hơn nữa là tại sao ta phải đánh vào trống… Ta nhận thấy rõ ràng càng chấp vào (nhân duyên) thì trùng trùng sinh khởi. còn không chấp vào thì tánh nghe chỉ nghe có tiếng (không có nhân duyên) thì nghiệp tự sanh và tự diệt còn quán sát có biến dạng hay không thì là đã có nhân duyên xen vào rồi sau lại nói không có nhân duyên. Tiếng trống đã tắt nhưng ta chấp vào và bị lôi kéo theo nó. Còn trường hợp vua cho tử tù đội thau nước đi vòng quanh các cửa thành. Ở các cửa thành vua cho tổ chức các trò vui chơi … Vua ra lệnh nếu làm đổ nước thì sẽ bị tội chết nếu sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì vua tha tội (cái câu chuyện này tôi nhớ mang máng nên viết ra gần gần như thế xin đừng chấp) sau đó vua hỏi các tử tù đã hoàn thành nhiệm vụ có thấy nghe gì khi đi qua các cửa thành không? tất cả đều trả lời không thấy nghe gì hết. Theo bạn tánh nghe và tánh thấy ở đây có bị mất tác dụng không? rõ ràng cái biết cũng không còn mà cái định đã phát sinh, nghiệp cũng không? nhưng đây là do bị ức chế? Hết ức chế thì trở lại bình thường. Còn câu chuyện khi đức Phật vào thiền định sâu thì có chuyện xảy ra bên ngoài các đệ tử xôn xao bàn tán. Sau khi xã thiền Đức Phật nghe các đệ tử thuật lại chuyện gì đã xả ra khi ngài thiền định (câu chuyện này tôi thuật lại do đọc một bài viết trên face). Tôi thắc mắc suy nghĩ khi nhập thiền sâu (tạm nói thôi nha??) tánh nghe và thấy cũng không hoạt động sau??? hay là do mình bế??? Nó là thường hằng không thể bế được. Ở đây biết cũng không? và nghiệp cũng không, ở đây là do tu tập nên làm chủ được nó. Cuối cùng tôi muốn nói rằng Nghiệp có tác động và không tác động tới ta là do nhân duyên nếu không có nhân duyên tự nó sinh ra và tự nó diệt đi. Nó do ta tạo ra hay đến từ bên ngoài, khi có nhân duyên thì trùng trùng sinh khởi. Đủ duyên thì sẽ thành Định nghiệp ngay. Và rõ ràng như thế thì quả thật nó là vô thường.

Hoa Nguyen Trước hết, tôi không nghĩ Định có được là do ức chế, mà chính ra là do tâm buông thả, xả bỏ mọi niệm, không nắm giữ một đối tượng nào (từ khi lìa bỏ tầm và tứ ở sơ thiền). Khi xả thiền không phải tâm hết bị ức chế, mà tâm nhận những cảm thọ, tưởng niệm, kích động đến từ bên ngoài. Điều này được mô tả rõ nhất ở Tứ thiền (không hỷ lạc không khổ ưu, xả niệm thanh tịnh), nhưng sách cũng nói ở nhị thiền bắt đầu thấy được định thât sự (trạng thái nội tĩnh). Thiền Tào Động hay của thày Thanh Từ cũng nhắm tới chỗ đó, lúc khởi đầu tập coi như có cố gắng tập trung tâm, rời vọng tưởng, nhưng thực chất là tâm buông thả hay xả bỏ dần mọi niệm.
“Nghiệp có tác động và không tác động tới ta là do nhân duyên nếu không có nhân duyên tự nó sinh ra và tự nó diệt đi” (Chánh Minh)
Nghiệp tự diệt thì phải lâu lắm, không biết sau bao nhiêu kiếp. Nghiệp liên hệ tới nhân quả, và có một chuyện về nhân quả hiểu theo nghĩa đen (hạt sinh ra trái). Mấy năm trước các nhà thực vật học Nga ươm một hạt của giống sen cổ đã bị chôn vùi dưới băng dầy trong chừng 1 triệu năm. Họ làm cho hạt nẩy mầm, mọc lá, và về sau hình như ra hoa (tôi không nhớ rõ). Nghiệp (chủng tử nghiệp) cũng có thể như vậy, khi không có đủ nhân duyên thì nằm yên trong dạng tùy miên, vẫn tồn tại trong một thời gin rất lâu,chứ không tự diệt. Tôi tin chỉ định thật sâu mới diệt được các hạt giống nghiệp thuộc loại “thâm căn cố đế”. Giới không trừ được nghiệp, mà chỉ ngăn chăn nghiệp cũ không (điều kiện) phát sinh, và nghiệp mới không cơ hội thành hình. Tất nhiên sau khi nghiệp thành hình thì do nhiều nhân duyên ở nội tâm, ngoại cảnh mà thành trùng trùng duyên khởi.
Tôi không nghĩ nên chờ cho đến khi nghiệp tự qua đi, rồi thì “bỉ cực thái lai”. Thí dụ, nghèo, bệnh là do nghiệp, như từ lười biếng, thiếu học, thiếu phương tiện, do ăn uống không vệ sinh… Cứ chờ cho đến khi hết nghiệp xấu để trở nên giàu hay khỏe mạnh thì không được. Phải nhờ học hỏi, siêng năng, thuốc men, bác sĩ thì mới làm tan mất nghiệp nghèo, bệnh. Tu hành mới giúp giảm trừ nghiệp xấu.

Chanh Minh Việc trên do bị ức chế không được làm đổ nước do đó Tâm chỉ tập trung vào 1 điểm khi đến cao độ cũng giống như sơ thiền bởi vậy mới có định,
“Nghiệp tự diệt thì phải lâu lắm, không biết sau bao nhiêu kiếp…” mình không duyên theo thì Nghiệp lúc nào nó diệt thì đâu ảnh hưởng gì tới mình, quan tâm đến sanh diệt của nó là tạo nhân cho nó tác động tới mình, mấy thầy thường chủ động trã nghiệp hay nói nghĩa đen là lợi dụng việc này để thuyết pháp cho mọi người giác ngộ. Tuỳ theo nghiệp mà giải như nghiệp bỏn xẻn thì dùng bố thí, nghiệp vô minh thì ta phải học tập miễn là nó chưa trở thành định nghiệp thì được. Một khi đã thành định nghiệp thì phải dùng các phép tu hành mà giải như tu theo Quán Âm, Địa tạng, Niệm Phật.v.v…

Aishiteru Hípp ôi thôi lại quán âm địa tạng. con đang học pali thày ơi.

Chanh Minh hoc pali cũng đọc kinh, tụng kinh, hiểu kinh nói gì nhờ phương tiện này chúng ta mới tu tập được chứ. Nhờ đọc tụng các bài kinh mới hiểu được mới nói lại cho mọi người biết, nói chung cũng phải thử qua ấy thôi nói suông khó tin lắm

Aishiteru Hípp vâng thày nói đúng ạ

Chanh Minh nhân mấy ngày nghĩ phép lên tham vấn về vài vấn đề Phật học, làm phiền mấy thầy mấy ngày nay xin sám hối với mấy thầy trước.

Aishiteru Hípp Ái chà

Hoa Nguyen Tôi nghĩ anh Phạm Doãn, người đãt vấn đề Nghiệp với Ý chí tự do, chắc chưa hài lòng với các góp ý trên, nên tình cờ đọc đoạn sau đây, tôi copy lại đưa lên, như thêm một ý kiến, hay kiến giải:
Ý CHÍ TỰ DO – Kimura Taiken
Theo Phật thì bản chất của sinh mệnh tuy là ý chí vô thức, nhưng nếu liên hệ với phát động thì trong đó khai triển hoạt động tâm lý mà trở thành ý thức.
Trong 12 nhân duyên, theo thứ tự, lấy vô minh (ý chí căn bản), hành (ý chí), thức (chủ quan), danh sắc (khách quan) để nói sự khai triển của hoạt động tâm lý, mà tạo ra một hình thức hoàn bị, thì như trên đã nói, lấy bốn yếu tố: thụ (cảm tính), tưởng (biểu tượng), hành (ý chí), thức (ngộ tính, lý tính) để quan sát thành lập: đó là tâm lý quan của Phật Giáo. Trong 4 yếu tố đó, hành (ý chí) được coi là tác dụng của tâm, do đó, đứng trên lập trường bản chất của tâm mà nói thì ý chí là phần căn bản nhất. Ðức Phật nói: “Hết thảy đều được thành lập bởi ý chí (hành)”. Song đứng trên lập trường nhận thức của ý thức mà nói thì cái yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất lại là thức, là nguyên nhân làm cho tâm có một nguyên lý thống nhất. Nhưng nếu theo thứ tự khai triển mà nói thì đối với hành, tức là tiên thiên ý chí, thức là hoạt động hậu thiên. Theo ý nghĩa này thì thức tuy ở sau hành, nhưng nói theo giá trị tâm lý thì dĩ nhiên có thể nói thức chiếm một địa vị trọng yếu hơn hết các yếu tố khác. Chính đức Phật cũng đã nói một chỗ khác rằng tất cả đều do thức mà đượpc thành lập.

Vậy thì, tiến lên bước nữa mà nhận xét, cái quan hệ giữa hành và thức đó như thế nào? Có thể nói thức là người dẫn đạo của hành, trách nhiệm của thức là chỉ đường cho hành. Trong phạm vi đó, có thể nói thức chẳng qua là thừa hành ý muốn của ý chí tức là hành mà thôi. Song, ở đây ta cần chú ý là thức, đặc biệt là nhận thức của lý tính, không phải hoàn toàn nô lệ cho ý chí đâu. Khi mà lý tính nhận thức phát đạt mạnh thì đối với ý chí nó lại cũng biểu hiện tác dụng nội ứng, nghĩa là tác dụng của lý trí ức chế ngã-chấp, ngã-dục là những sản phẩm của ý chí. Nói tóm lại, cái quan hệ giữa thức và hành là: nếu thức phát triển phát đạt ít thì hoạt động của ta bị ý chí bản năng, tức là tiên thiên khí chât, chi phối; còn nếu thức phát đạt nhiều, cao độ thì ngược lại chi phối bản năng và có thể đạt đến giải thoát. Nói cách khác, nếu thức phát triển đến cao độ thì có thể chi phối đến tính cách bản tính. Ngược lại, nếu thức không phát triển thì phải chịu sự chi phối của tính cách tiên thiên. Cái căn cứ của tự do ý chí trong Phật Giáo là ở đó. Nói một cách đơn giản thì: thức có tác dụng chi phối hành, tức là căn nguyên của ý chí tự do, vì hành động đúng theo nghiệp, tức là thuộc về tính khí tiên thiên, còn thức thì vì thuộc về những hoạt động hậu thiên cho nên có thể dựa vào đó mà chi phối hành. Ðối với nghiệp lực có thể nói thức có một trình độ giải thoát.

Phạm Doãn Phân tích ra hai lãnh vực tiên thiên và hậu thiên giúp ta dễ nhận thức vấm đề hơn! Cám ơn Bác Hoa Nguyen !

Hoa Nguyen ( Vô minh và) Hành là ý chí mù quáng đi liền với Nghiệp khi bắt đầu một kiếp mới, như tham muốn ăn uống, ái dục thuộc bản năng hay bẩm sinh. Bài trích trên gọi đó là khí chất tiên thiên. Từ khi có Thức, nếu gọi cách khác là Trí Tuệ, thì có sự đắn đo suy nghĩ, chon lựa giữa nhiều phương cách sao cho tốt nhất, lợi nhất trước khi hành động, và có thể không còn theo sự thúc đẩy của tham dục, bản năng (thí dụ đơn giản như quyết định nhịn ăn, ăn ngày một bữa, ăn chay). Đó là ý chí tự do, cũng gọi là khí chất hậu thiên. Như thế nhờ trí tuệ soi sáng mà hành động được đúng hơn, thiện lành hơn, và do đó làm thay đổi được nghiệp.(xấu). Chính Tuệ đưa tới giải thoát là quan điểm chung của Phật giáo. .

Hạnh Trương Em thấy mấy cái này không Phật giáo chút nào. Hành không phải ý chí, Thức không phải Trí Tuệ. Tự do là khái niệm gắn với cái Ngã.

Hoa Nguyen Thôi thì mỗi người một cách nhìn. Có lẽ “không Phật giáo Nguyên thủy chút nào”.

Hoa Nguyen Hành trong 12 nhân duyên được giải thích theo Phật giáo Mahayana là (sơ lược) :” Tác động vô thức của ý chí sinh tồn theo hướng vô minh đã thúc đẩy tạo nghiệp. Nó là khát vọng muốn sống một cách mù quáng. Tất cả những tư tưởng (Ý), lời nói (khẩu) và việc làm (Thân) thiện hay bất thiên đều nằm trong Hành.”.

Hoa Nguyen Tôi nghĩ sau đây là Hành theo Nguyên Thủy:
Sankhara (Hành, tâm hành) có nghĩa là những hành động có tâm cố ý, do ý chí tạo tác, là những hành động tạo nghiệp và tái sinh (cetana). Hành có nghĩa là tạo nghiệp (kamma-formations). Có 3 loại tâm hành, đó là:
a) Punnabhi-sankhara: Hành thiện. Hành tạo nghiệp ở cảnh giới Sắc giới và những tầng (cảnh giới) thiền Sắc giới (rupa jhanas) dẫn đến tái sinh ở những cảnh giới tốt, sung sướng như người, thần, trời (devas) và những cảnh sắc giới Phạm Thiên (brahmas).
b) Apunnabhi-sankhara: Hành bất thiện. Hành tạo nghiệp dẫn đến tái sinh ở những cảnh giới xấu và đau khổ như thú, địa ngục, ngạ qủy.
c) Anenjabhi-sankhara: Hành bất động. Hành tạo nghiệp ở cảnh giới Vô Sắc giới và những tầng (cảnh giới) thiền Vô Sắc giới (arupa jhanas) dẫn đến tái sinh ở 4 cảnh giới vô sắc giới.
Trong “Vi Diệu Pháp” (Abhidhamma), Hành (sankhara) đại diện cho 29 loại nghiệp (kamma) gắn liền với: 8 Thức thiện của cõi sắc giới, 5 Thức cảnh giới thiền (jhanas) Vô Sắc giới, 12 Thức bất thiện và 14 Thức và 4 cảnh giới thiền (jhanas) Vô Sắc giới. Như vậy, Hành (sankhara) và nghiệp hữu (kammabhava) chính là một, là giống nhau, chỉ có điều Hành (sankhara) thuộc về kiếp sống quá khứ, Nghiệp Hữu (kammabhava) thì thuộc về kiếp sống tương lai.

Dhamma Ananda Hành, mắt xích thứ hai trong 12 nhân duyên, là chỉ hành (nghiệp đã tạo) trong quá khứ bao gồm phước hành, phi phước hành và bất động hành như DH Hoa Nguyen đã nói có cơ sở trong một bài kinh thuộc Samyutta nikaya. Tuy nhiên trong bài Kinh Vibhanga nidana (Samy II) lại định nghĩa hành là thân hành, khẩu hành và ý hành. Cũng trong 12 nhân duyên, Ái- Thủ – Hữu thuộc về hành (quá trình tạo nghiệp trong hiện tại), là nhân dẫn đến tái sinh cho tương lai. Nhưng theo tâm lý học, mà điều này có cơ sở trong kinh điển nguyên thủy, thì cả 12 mắt xích của Thập nhị nhân duyên đều có thể trải nghiệm ngay trong hiện tại, cái này làm duyên cho cái kia sinh khởi.

Hoa Nguyen Chú giải về Hành :
Có 50 loại Hành trong tập hợp Hành Uẩn (Sankhara-khandha), trong đó Hành Ý Chí hay Ý Hành lại là một trong 50 Hành đó, và mối liên hệ giữa Ý Hành (cetana) và 49 Hành còn lại có thể được giải thích bằng ví dụ sau đây:
“Giả sử một bên sông có 49 cái thuyền hay xà-lan được chất đầy hàng hóa, và chỉ có một con tàu chạy bằng hơi nước có nhiệm vụ ‘kéo’ 49 xà-lan đó qua những bến sông khác. Bây giờ, những người đứng trên bờ có thể sẽ nói rằng: “Con tàu này sẽ kéo từng một xà-lan này, rồi xà-lan kia ra giữa dòng và đáp vào một bến sông kia, bến sông nọ”. Cũng giống như Ý Hành (cetana) đôi khi kéo Hành Tham (lobha) đi và tấp vào ‘bến’ của một đối tượng Tham. Đôi khi, tâm Hành lại kéo Hành Sân (dosa) ra khỏi bến và kéo đến đáp ở một ‘bến’ của đối tượng Sân.
Trường hợp tương tự có thể xảy ra cho bất kỳ hành nào trong 49 Hành trong nhóm Hành Uẩn (Sankhara-khandha) đó.”
Ý Hành (cetana) hay còn gọi là Hành Cố Ý hay Sở Hữu Tư có thể được so sánh như là một lớp trưởng hay một vị tướng quân. Lớp trưởng cũng phải học bài học và cùng lúc làm cho những học sinh khác trong lớp cùng học theo. Một tướng quân cũng chiến đấu và cùng lúc điều khiển quân lính cùng chiến đấu.
Trong quyển sách mang tên “Ahara Dipani” (có nghĩa là “Cẩm nang Hướng Dẫn về Thực dưỡng”, hay “Vật Thực” hay “Thức Ăn”), ngài Đại trưởng lão Mahathera Ledi Sayadaw đã diễn tả về sức mạnh lớn lao của Ý Hành (cetana) như sau:
“Pháp (dhamma) không ngừng thúc đẩy hay xui khiến tâm và những phần tử của tâm luôn luôn không thể nằm yên, và luôn chạy theo nhiều đối tượng khác nhau, thì được gọi là Hành Ý Chí (cetana). Nó luôn cố gắng chắc chắn rằng: Tâm luôn chạy nhảy và biến hoạt chớp nhoáng. Khi một người gặp phải đối tượng Tham (lobha), chính Hành Ý Chí (cetana) ‘kéo’ hành Tham ra khỏi ‘bến đậu’ và ‘đẩy’ đến chỗ đối tượng Tham. Nó cũng thúc đẩy và xui khiến ta vào khoái lạc giác quan hay dục lạc. Quá trình tương tự xảy ra đối với trường hợp của hành sân (dosa) và hành Si (moha)”.
“Người phàm thì chỉ có một ‘con tàu’ hay Hành Ý Chí rất nhỏ để mà thúc đẩy, để ‘kéo’ những xà-lan chở các hành Thành Tín (saddha), hành Trí Tuệ (panna), hành Bố Thí (dana), hành Giới Hạnh (sila), và hành Thiền định (bhavana). Khi gặp những hành tốt này, thì nó thúc đẩy, lôi ‘kéo’ hay xui khiến một cách rất yếu ớt và chậm chạp. Phải có nhiều tác nhân hay hỗ trợ bên ngoài, chẳng hạn như: Sự quán chiếu về những hiểm họa bị đày địa ngục, để làm tăng thêm niềm thúc giục về tâm linh (samvega) và những lợi ích của việc tạo Nghiệp thiện, Nghiệp lành để mà Hành Ý Chí (cetana) mới thúc đẩy, lôi ‘kéo’, mới xui khiến hay điều khiển Tâm hướng đến những hành động tốt đó; bởi vì Tâm luôn có xu hướng tìm khoái lạc ở những chỗ xấu, ác. (Kinh Pháp Cú-Dhammapada 116).
“Một khi Hành Ý Chí (cetana) xui khiến một người đi đến những nơi người ấy khoái thích, nó hành động cực kỳ nhanh và mạnh mẽ. Nhưng nếu nó phải thúc đẩy, xui khiến hay lôi ‘kéo’ một người đến chỗ người ấy không thích tới, thì hành động cực kỳ chậm chạp và yếu ớt”.
( Chan Khoon San, dịch: Lê Kim Kha)

 


One Comment on “Nghiệp & Số Phận và Tất Định Luận”

  1. bebe nói:

    Nói theo quan điểm Thiên Chúa Giáo tí ^^ :

    Bởi Thiên Chúa là Tình Yêu (Chân Thật) nên Người đến đủ gần để hấp dẫn (định mệnh) nhưng ở khoảng cách đủ xa để tự do (tự do ý chí). Nên không có gì mâu thuẫn ở đây cả 🙂


Gửi phản hồi cho bebe Hủy trả lời