KINH MN 118 – KINH NIỆM HƠI THỞ VÀO HƠI THỞ RA (Anāpānasati sutta)

KINH MN 118 – KINH NIỆM HƠI THỞ VÀO HƠI THỞ RA (Anāpānasati sutta)

Còn được dịch  là “Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm” hoặc “Kinh Quán Niệm Hơi Thở”

————-

I. BẢN KINH MN 118 – Kinh Niệm Hơi Thở Vào Hơi Thở Ra (Anāpānasati sutta)

1. Bản tiếng Việt của HT Minh Châu

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung118.htm

2. Bản song ngữ Pali-Việt của Bhikkhu Indacanda

http://paliviet.info/VHoc/15/15_118.pdf

3. Bản tiếng Việt của Thích Nhất Hạnh

http://m.langmai.org/tang-kinh-cac/kinh-van/kinh-van/kinh-quan-niem-hoi-tho

4. Bản tiếng Anh của Bhikkhu Thanissaro

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.118.than.html

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO cho BÀI KINH MN 118

1. Chánh Niệm-Thực Tập Thiền Quán, tác giả Henepola Gunaratana.  Nguyên Duy Nhiên dịch Việt, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-125_4-5927_5-50_6-1_17-79_14-1_15-1/

2. Làm thế nào để tu tập Niệm Hơi Thở đến An Chỉ Định. Trích từ sách “Biết vàThấy” tác giả Pa Auk Sayadaw.

http://www.budsas.org/uni/u-biet_thay/01.htm

3. Quán Niệm Hơi Thở – Dr Binh Anson

http://buddhanet.net/budsas/uni/u-vbud/vbthn033.htm

4. Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở, tác giả Sanghabhara, Tỳ khưu Tâm Hạnh dịch Việt

http://www.budsas.org/uni/1-bai/phap040.htm

5. Anapanasati – Meditation on breathing, by Ven. Mahathera Nauyane Ariyadhamma

http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/ariyadhamma/bl115.html

6. Mindfulness of Breathing by Bhikkhu Nanamoli

http://www.urbandharma.org/pdf1/MindfulnessBreathing.pdf

.

* Tài liệu của các truyền thống tu tập ngoài Theravada

1. Kinh Quán Niệm Hơi Thở-Thích Nhất Hạnh giảng – Chú ý các tiểu-mục nằm

phía bên trái của bài viết

http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/kinh-quan-niem-hoi-tho-dich-chu-giai

2. Tinh Yếu Kinh Quán Niệm Hơi Thở – Thích Nhất Hạnh giảng

http://www.daophatngaynay.com/vn/phap-mon/thien-dinh/nguyen-thuy/9578-Tinh-Yeu-Kinh-Quan-Niem-Hoi-Tho.html

3. Kinh An Ban Thủ Ý Lược Giải – Thích Đạt Đạo biên soạn

http://www.quangduc.com/kinhdien/259anbanthuy.html

4. Một số links quan trọng có trong Anapanasati sutta by Wikipedia

http://en.wikipedia.org/wiki/Anapanasati_Sutta

5. Mindfulness by Wikipedia

http://en.wikipedia.org/wiki/Mindfulness

6. Mindfulness (Psychology)

http://en.wikipedia.org/wiki/Mindfulness_%28psychology%29

7. Định Niệm Hơi Thở HT TThông Lạc

http://chonlac.org/Kinhsach/19DeMucDinhNiemHoiTho_1.pdf

Link update sách Định Niệm Hơi Thở của Thầy Thích Thông Lạc:

http://chonnhu.net/thuvien/Sach-2012/Nhung%20CDTH%20cua%20nguoi%20Cu%20si%20-dinh%20chinh-%2006-4-2012.pdf

III. ĐỀ CƯƠNG

  • Tìm hiểu các từ Pali trong bài kinh, được xem là khó hiểu, gây tranh cãi, quan trọng, hoặc có xuất hiện nhiều trong văn bản Pali. (Vì sự sống còn của Pháp Bảo, kính thỉnh sự giúp đỡ đặc biệt của quý sư có hiểu biết về ngôn ngữ Pali.)
  • Cố gắng học hiểu chính xác nội dung của bài kinh, bằng cách so sánh các bản dịch (mọi ngôn ngữ) với nguyên bản Pali.
  • ANAPANASATI là một trong 22 bài kinh Pali không có trong A-Hàm (xem phụ lục số 6 của luận án của HT Thích minh Châu SO SÁNH KINH TRUNG A-HÀM VÀ KINH TRUNG-BỘ). Tuy nhiên để sự nghiên cứu được toàn triệt, đối với các bài kinh này, các thành viên PLCĐ vẫn có thể tìm thêm các tài liệu tham khảo, không phân biệt tông phái hay truyền thống. Nếu các tài liệu, được đánh giá là nguồn bổ sung có giá trị, thì sẽ được lưu lại sau khi kết thúc bài học.
  • Thảo luận để xác định phương pháp thực hành đúng “Niệm Hơi Thở Vào Hơi Thở Ra”.
  • Các thành viên tự nhận định và rút ra kết luận riêng cho mình.
  • Khuyến khích các thành viên tạo Document trình bày quan điểm của mình về bài kinh NIỆM HƠI THỞ VÀO HƠI THỞ RA. Với điều kiện phải phù hợp với Luật, Kinh và Thắng Pháp của Đạo Phật nguyên thủy.

IV. THẢO LUẬN

Phạm Doãn

KINH NIỆM HƠI THỞ VÀO HƠI THỞ RA (Anāpānasati) là bài kinh MN 118. Theo tiến trình dự định, ta sẽ học về sau. Tuy nhiên bài kinh này chính là phần phần Niệm Hơi Thở trong kinh NIỆM XỨ được chi tiết hóa. Vậy tôi post bài kinh này để sự học về Tứ Niệm Xứ, Niệm Hơi Thở v.v.v… được liên hệ và hổ trợ lẫn nhau. Thien Nguyen Ba có thể giúp nghiên cứu xem có thể đưa một phần trong các thảo luận về Niệm hơi thở vào Doc này hoặc SUbDoc của nó. Niệm hơi thở cũng là một trong các phương pháp Quán Thân !

Chanhphatphap Nguyenthuy

Tôi có ý kiến nhỏ kính gởi BS Phạm Doãn
BS có ghi: “Tuy nhiên để sự nghiên cứu được toàn triệt, các thành viên PLCĐ vẫn nên tìm thêm các tài liệu tham khảo không phân biệt tông phái hay truyền thống.”
Vì vậy, kính đề nghị BS Phạm Doãn (nếu

được) có thể thêm Định Niệm Hơi Thở của Trưởng Lão Thích Thông Lạc vào văn bản trên để thể hiện tính đa dạng của các bài giảng về hơi thể, không phân biệt tông phái hay truyền thống.
http://chonlac.org/Kinhsach/19DeMucDinhNiemHoiTho_1.pdf
Xin cám ơn!
Kính ghi,
Chanhphatphap Nguyenthuy

Phạm Doãn Được. Tôi sẽ bổ sung đường link này!

Chanhphatphap Nguyenthuy Vâng. Tôi cám ơn BS Phạm Doãn!

Hạnh Trương Có một đoạn trong tạng luật, kể về “lai lịch” bài kinh này hay lắm ạ, vị nào thuộc Luật có thể tìm và đưa lên cho mọi người tham khảo 🙂

Đại ý câu chuyện đó là trong khi Phật độc cư an tịnh, thì ở ngoài các vị tỷ kheo tập quán thân bất tịnh và do đó các vị thấy thật chán ngán cái thân bẩn thỉu này. Lúc đó trong tăng chúng lại có một vị có nghiệp binh đao, và vị ấy được nhờ ”

xử lý” . Kết quả là khi Phật đi ra sau thời gian độc cư thì tăng chúng đã vơi đi gần 1/3.

Hình như đó cũng là một duyên để Phật thuyết bài kinh này, HT kể lại theo trí nhớ, mong các vị nào tìm được thì đưa đoạn đó lên.

Phạm Doãn

Thích Nhất Hạnh: Kinh Quán Niệm Hơi Thở: Kinh này được dịch từ tạng Pali, tên kinh là Anapanasatisutta, dịch theo Hán là Nhập Tức Xuất Tức Niệm Kinh. Kinh này là kinh 118 của Trung Bộ (Majjhima Nikàya). Trong tạng Hán, nếu ta góp chung các kinh số 815, 803 và 810 của bộ Tạp A Hàm (kinh 99 của tạng kinh Ðại Chính) lại thì sẽ có nội dung tương đương với kinh này.

Hoa Nguyen

Pháp quán niệm hơi thở ở kinh tạng Bắc tông được pháp sư Tăng-già-bạt-đà-la (Sanghabhadra – Chúng-Hiền) dịch sang Hoa văn năm 488 TL. Tỳ kheo Tâm Hạnh dịch Việt, xem tại:
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/1-bai/phap040.htm

Kinh này được ngài Khương Tăng Hội dịch là An ban thủ ý. Ðây là pháp niệm A-na-ba-na (Anàpànasati – quán hơi thở), khác kinh Xuất tức Nhập tức ở chỗ kinh An Ban có thêm pháp Sổ Tức, là đếm hơi thở (ra) từ 1 tới 10, rồi đếm ngược lại từ 10 trở về tới 1. Mục đích là giúp tâm an định, tránh tán loạn, phóng dật, vọng tưởng. Nhất là kinh An Ban khác ở chỗ quán hơi thở để vào định An Chỉ, tức Tứ Thiền. Chép vài đoạn giới thiệu :

“Ðặt niệm ở trước (mặt) (parimukham), là chánh niệm vào pháp thiền và đặt nó trước mặt.

Hơi thở vào ra, là sau khi ngồi kiết già ổn định, Tỳ kheo chánh niệm tỉnh giác niệm hơi thở vào ra như sau: Biết rõ thở hơi dài, biết rõ thở hơi ngắn. Nhờ biết rõ hơi thở dài ngắn nên tâm được tịnh, không còn tán loạn; nhờ không tán loạn nên thành tựu chánh niệm. Nhờ niệm và tuệ phát sinh nên biết rõ hơi thở dài, ngắn.
Biết rõ toàn thân, ta thở ra; biết rõ toàn thân, ta thở vào, biết rõ hơi thở vào ra toàn thân; biết rõ hơi thở dài, ngắn, trước, giữa, sau một cách rõ ràng, bằng tâm biết rõ sự biết này, biết hơi thở trước và sau. …
Lại có Tỳ kheo thấy rõ hơi thở ở cả ba giai đoạn đầu, giữa, cuối, vì tâm vị ấy không có mệt mỏi. Ai đạt được như vậy là thiện xảo với pháp thở ra vào…

Ghi nhận trong tâm là đếm, theo dõi (tùy), xúc chạm, an trí, quan sát, quay lại, thanh tịnh, quán sát lại (ganàna anubadhanà thabanà sallakkhanà vivattanà pàrisuddhi tesan ca patipassanà).

– Ðếm là bắt đầu với số một, hai.
– Theo dõi là ghi nhận liên tục hơi thở ra vào.
– Xúc chạm là nơi hơi thở tiếp xúc (khi ra vào).
Vậy đếm đến bao giờ mới ngưng? Nếu tâm không còn loạn mà vẫn biết rõ hơi thở ra vào thì không cần đếm nữa. Như vậy là đã bằng phương tiện đếm mà được tùy niệm (an trú niệm).

Thế nào là tùy niệm? Biết rõ hơi thở ra vào, không cần nhờ vào sự đếm nữa mà vẫn biết rõ và an trú niệm trên ba chỗ (hơi thở ra đi). Nếu thở ra thì bắt đầu là rốn, giữa là tim, cuối là chóp mũi (nàbhi àdi hadayam majjham hàsikà poriyosàham). Nếu thở vào thì bắt đầu ở chóp mũi, giữa là tim và rốn là cuối. Nếu tâm đi theo hơi thở thì tâm không định. Do tâm không định thì tâm bị dao động.
Pháp sư nói: – Thiền định sổ tức này khác với những thiền định khác. Những thiền định khác thì trước vi tế sau thô. Tỳ kheo nào vào thiền sổ tức này mà thiền tướng không hiện rõ thì không nên đứng dậy mà nên yên tâm ngồi ngay thẳng và tư duy.
Tỳ kheo thiền định về thở ra thở vào khi quá mệt thì tạm thời ngừng lại và nghỉ ngơi, không theo dõi hơi thở ra vào nữa mà chỉ đặt (niệm) ở chóp mũi, chú ý và đếm hơi thở ra vào với chánh niệm ví như sợi dây (cột mũi bò) và trí tuệ ví như cây gậy và cứ tiếp tục chú ý đến (chỗ) hơi thở vào ra.

Nếu làm được như vậy thì không bao lâu thiền tướng (nimitta) sẽ hiện rõ (trở lại) và thân thể khoan khoái như tiếp xúc với bông gòn, thân cảm thấy mềm mại. Có người thấy như chạm vải kiết bối, có người thấy như chạm luồng gió mạnh, có người thấy như các vì sao, có người thấy như chuỗi ngọc, có người thấy như ngọc trắng bị vung vãi, có người thấy như (chạm) phải hạt hoa kiết bối, có người thấy như sợi dây, có người với sự tiếp xúc thô cứng, có người thấy như ánh lửa, có người thấy như con khỉ, có người thấy như mây nổi, có người thấy như hoa sen, có người thấy như bánh xe, có người thấy như trăng tròn”. (Hết trích)

Tóm lại, đây là pháp Niệm Hơi thở của thiền sư Pa-Auk, mục đích để thấy Thiền tướng (định tướng, nimitta)) và vào Sơ Thiền. Chỉ chú tâm (giữ chánh niệm) hơi thở ra vào ở chót mũi.
Xem thêm Kinh An Ban Thủ Ý lược giải do Thích Đạt Đạo biên soạn, tại :
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-abty/abty01.htm

Tanggiabatdala – Niem Hoi Tho

www.buddhanet.net

Trích: “Chú giải Luật Thiện Kiến”, quyển 10-11, Pháp sư Tăng-già-bạt-đà-la dịch sang Hoa văn năm 488 TL, Tỳ kheo Tâm Hạnh dịch sang Việt văn năm 2000 TL.

Hoa Nguyen ‎”Định Niệm Hơi Thở” của Trưởng Lão Thích Thông Lạc chỉ là sửa lại, thêm đôi chút, pháp quán hơi thở trong kinh Xuất tức Nhập tức của thiền Nguyên Thủy (từ 16 pháp quán thành 19 pháp quán khi theo dõi hơi thở).

Phạm Doãn

Tôi đã đọc kỹ bài kinh này nhiều lần. Có nhân xét như sau:
– Giai đoạn đầu : Nhận biết theo dõi riêng chỉ “hơi thở vào, ra”
– Tiếp theo: Nhân biết và theo dõi với mức độ cao hơn “biết hơi thở dài hay ngắn”
– Giai đoạn kế:
Vị ấy tập luyện:[

7] ‘Có cảm giác toàn thân,[8] tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào;’[9]

Ta có thể nhận ra rằng, với sự tập luyện lâu ngày và thuần thục thì
Mỗi khi thở vào hay thở ra, vị ấy đều rất dễ dàng có cảm giác toàn thân (tức Chánh Niệm trên Thân)

Có người giải thích “hiện tượng” này là:
CÓ CÁI NÀY – THÌ CÓ CÁI KIA
(có Hơi Thở thì có Chánh Niệm trên các niệm xứ)
Con người ai cũng thở, lúc nào cũng phải thở vào ra.
Như vậy, với sự luôn luôn hiện diện của hơi thở vào ra, thì vị ấy luôn có Chánh Niệm trên các niệm xứ.

Tương tự như vậy cách luyện tập trong suốt bài kinh ANAPANASATI giúp hành giả gắn kết:
HƠI THỞ
với CHÁNH NIỆM trên cảm giác Hỷ Lạc, Sự Tạo Tác của Tâm, Sự an tịnh các Tạo Tác của Tâm, của Tâm, Tâm Hân hoan, Tâm Định Tĩnh v.v…cho đến Ly ái dục, Tịch diệt, Từ bỏ, (theo cách dịch của TK Indacanda)

Suy Nghĩ riêng:
Tôi cho rằng: Sự LIÊN KẾT giữa HƠI THỞ và CHÁNH NIỆM (trên Thân, Thọ, Tâm Pháp) trong kĩ thuật thực hành “Niệm Hơi Thở” này, chính là sự thiết lập một PHẢN-XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN.
– Điều kiện ở đây là HƠI THỞ vào ra
– Đáp ứng ở đây là CHÁNH NIỆM
– CUNG PHẢN-XẠ hình thành do các mối liên hệ thần kinh, giữa trung tâm Hô hấp và Vỏ não. Phản xạ hình thành có thể bền vững do tập luyện thường xuyên.

Quan điểm này giải thích:
– Tại sao Đức Phật không dạy tu tập Chánh Niệm trên một đối tượng, bằng cách chỉ đơn thuần đặt Niệm trên đối tượng đó, mà phải liên kết với Hơi Thở?
– Trả lời: Nếu lấy một hiện tượng có đặc tính “liên tục xảy ra” như Hơi Thở làm điều kiện kích thích cung Phản Xạ, thì Chánh Niệm (tức đáp ứng với điều kiện đó) cũng sẽ xảy ra liên tục.

Hạnh Trương

<<- Giai đoạn đầu : Nhận biết theo dõi riêng chỉ “hơi thở vào, ra”
– Tiếp theo: Nhân biết và theo dõi với mức độ cao hơn “biết hơi thở dài hay ngắn”>>

Nghĩa là đối tượng của nhận biết, theo BS là HƠi THỞ ạ?

HT không thấy khái niệm hơi thở này trong kinh, câu kinh chỉ có 2 động từ Biết và Thở, chứ không thấy xuất hiện danh từ hơi thở như đối tượng cho động từ biết. Đặc biệt hơn nữa, cụm từ ” tôi thở ra (dài, ngắn), tôi thở vào (dài ngắn)” được nhấn mạnh bằng cách cho vào ngoặc kép ( ở Pali là đi với chữ ti)

“Dīghaṃ assasāmī”ti pajānāti

( mượn cớ nói lại cho rõ, hihi)

Hoa Nguyen

Phần đầu kinh An Ban là tập chánh niệm, và làm tâm an định bằng cách đếm và theo dõi hơi thở (không khác kinh quán hơi thở mấy). Ở phần sau của niệm hơi thở trong kinh An Ban là chỉ đặt niệm ở chót mũi, tức ở một đối tượng (cố định) duy

nhất, khi nhận biết hơi thở qua đó. Đến khi thấy được định tướng xuất hiện thì “quên ” hơi thở đi, và tâm (hay niệm) chỉ theo dõi định tướng. Bí quyết giữ định tướng bền vững (và để vào định) là đem nó về chót mũi hay chỗ gần đó.

Phạm Doãn Ở đây không bàn tới “hơi thở” hay “sự thở” Hạnh Trương à! Đề tài này Hạnh đã căn cứ vào Pali và đã làm rõ rồi! Comment này là giải thích, thử tìm ta nguyên lý của tu tập hơi thở. Tại sao sự tu tập lại dựa vào hơi thở? Tại sao phải dùng hơi thở (hay sự thở hay một cái gì đó…bất kỳ) để làm điều kiện cho một cung PHẢN XẠ, mà Đáp ứng của nó là CHÁNH NIỆM. Đó là muốn tạo ra một CHÁNH NIỆM bền vững và liên tục.

Hạnh Trương Lấy cớ ạ, hihi.

Cái câu hỏi tại sao lại là hơi thở, chắc cũng phải nhờ tới Karmalaw Net đó, ra tay đi anh bạn ơi, hihi. Góp thêm ý kiến về vai trò của hơi thở trong việc tu tập.

Karmalaw Net

ơ sao lại lôi KN vào??? pháp “hành” của Kn rất pha trộn, nhưng nhờ pha trộn nên Kn có thể lý giải chuyện này hơi off-topic một chút. Cái “nguyên lý” thì dài dòng lắm nhưng KN nhận thấy hình như Kn ko bao giờ để tâm vào hơi thở hay chót mủi,

vách mủi,..mà, chắc tại vì mấy cái “tác dụng tác hại” của Khí Công, nên mỗi khi thở thì cả toàn thân cùng thở ra thở vào, như là các tế bào cùng thở vậy, và cứ thở ra thở vào thì các luồng khí (kinh mạch) cứ tuần hoàn khắp thân theo hơi thở. Nên tự nhiên, hoàn toàn tự nhiên, cứ mỗi khi chánh niệm ở hơi thở thì sẽ kéo tới chánh niệm ở thân liền ngay sau đó.

Hoa Nguyen PHẢN-XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN xảy ra khi tu tập nhiều, thành thói quen (tốt). Lúc mới đầu phải mất gần 1 giờ mới thấy tợ tướng, sau thời gian ngắn dần, nhưng khi ngồi xuống không thể bỏ qua các bước đếm, theo dõi hơi thở. Khi đã tu tập thành thục nhiều, có người cho chỉ cần vài phút. Tập theo câu dạy của thiền sư Nhất Hạnh (Thở vào tâm tĩnh lặng, Thở ra miệng mỉm cưới ) cũng có thể thành phản xạ tự nhiên.

Phạm Doãn

Bài Kinh MN 118 dùng cho hai mục đích.
Tùy theo mục đích mà người tập phải sử dụng cách nào!
1. Mục đích đầu tiên của Pp Quán niệm Hơi thở là phát triển CHÁNH NIỆM, sau đó dùng năng lực của Chánh Niệm để thực hành các pháp quán trên thân

thọ tâm pháp (như chính nội dung bài kinh đề cập đến!).
2. Người thực hành Thiền Định cũng sử dụng bài kinh này. Lúc đó đối tượng khi đặt Niệm phải thu gọn (thân hơi thở), hoặc thu thật nhỏ lại (chỉ trên một điểm tiếp chạm) mà thôi! Chính sự tập trung tại một điểm trên thân tạo ra Định. Tuy nhiên khi tu tập Định chỉ dựa vào sự “tập trung” (mà không chú ý làm sạch tâm) thì rất “đè nén tâm” . Khi có lực đè nén thì cũng đồng thời có lực phản ứng chống lại sự đè nén đó. Do đó người tu thường phải đối mặt với nguy hiểm nhiều hay ít (tùy vào độ sạch tâm của từng người).

Hạnh Trương haha, Karmalaw Net vào cái khác liền nha 🙂 Sẽ có nhiều cái hay từ đoạn “ngắn ngủn” của KN đó

Hoa Nguyen Đè nén tâm là câu chữ của TL Thông Lạc dùng chỉ trích cách loại thiền, nên cẩn thận kiểm chứng lại trước khi dùng. Cái gì cũng là đè nén , hay không phải đè nén nếu nhìn từ góc cạnh khác.

Hạnh Trương

‎206. X. Sáu Sanh Vật (S.iv,198)
1-2) …
3) — Ví như, này các Tỷ-kheo, có người thân bị thương tích, thân bị lở loét, đi vào một khu rừng đầy gai góc. Cỏ và gai đâm thủng chân người ấy, và cào rách thân lở loét của người ấy. Như vậy, này

các Tỷ-kheo, người ấy do nhân duyên ấy còn cảm thọ khổ ưu nhiều hơn nữa. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có Tỷ-kheo đi vào làng hay đi vào rừng gặp người chỉ trích Tỷ-kheo ấy, và người chỉ trích nói rằng: “Tôn giả làm như vậy, sở hành như vậy là gai bất tịnh trong làng”. Biết rằng vị ấy là gai, sau khi biết như vậy, cả hai (người Tỷ-kheo và người chỉ trích) cần phải hiểu là không hộ trì và có hộ trì.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không hộ trì? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, thiên chấp sắc khả ái, ghét bỏ sắc không khả ái, sống với thân niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Vị ấy không như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát; chính ở nơi đây, các ác bất thiện pháp ấy khởi lên không được đoạn diệt không có dư tàn… khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý nhận biết pháp, thiên chấp pháp khả ái, ghét bỏ pháp không khả ái, sống với thân niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Vị ấy không như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát; chính ở nơi ấy, các ác, bất thiện pháp ấy khởi lên không được đoạn diệt không có dư tàn…

5) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bắt được sáu sinh vật, giới loại khác nhau, chỗ tìm món ăn khác nhau, và cột chúng với một sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con rắn, người ấy cột với sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con cá sấu, người ấy cột một sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con chim, người ấy cột với sợi dây vững chắc… Sau khi bắt được con chó, người ấy cột với một sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con giả can, người ấy cột với một sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con khỉ, người ấy cột với một sợi dây vững chắc. Sau khi cột chúng với những sợi dây vững chắc, người ấy cột một cái gút ở chính giữa và thả chúng đi. Này các Tỷ-kheo, sáu con sinh vật ấy, với giới loại sai khác, với chỗ tìm món ăn sai khác, mỗi con sẽ lôi kéo tùy theo chỗ tìm món ăn và giới loại sai biệt của mình. Con rắn lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào gò mối”. Con cá sấu lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào trong nước”. Con chim lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ bay lên trời”.Con chó lôi kéo, nghĩ rằng: ” Ta sẽ đi vào làng”. Con giả can lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào nghĩa địa”. Con khỉ lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào rừng”. Này các Tỷ-kheo, khi nào sáu con sinh vật ấy trở thành mệt mỏi, khi ấy, con sinh vật nào mạnh hơn các sinh vật còn lại, được chúng đi theo, chúng tuân theo, chúng phục tùng.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo thân niệm không tu tập, không làm cho sung mãn, con mắt sẽ lôi cuốn nó đối với các sắc khả ái và ghét bỏ đối với các sắc không khả ái… Ý sẽ lôi cuốn nó đối với các pháp khả ái và ghét bỏ đối với các pháp không khả ái.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không hộ trì.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hộ trì?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không thiên chấp các sắc khả ái, không ghét bỏ các sắc không khả ái, sống với thân niệm an trú, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát; chính ở nơi đây, các ác bất thiện pháp khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn… khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý biết các pháp, không thiên chấp các pháp khả ái, không ghét bỏ các pháp không khả ái, an trú thân niệm, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát; chính ở nơi đây các ác bất thiện pháp ấy khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn.

7) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bắt được sáu con sinh vật, giới loại khác nhau, chỗ tìm món ăn khác nhau, và cột chúng với một sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con rắn, người ấy cột với một sợi dây vững chắc. Sau khi bắt được con cá sấu… Sau khi bắt được con chim… Sau khi bắt được con chó… Sau khi bắt được con giả can… Sau khi bắt được con khỉ, người ấy cột với sợi dây vững chắc. Sau khi cột chúng với sợi dây vững chắc, người ấy cột vào một cái cột hay cái trụ vững chắc. Rồi, này các Tỷ-kheo, sáu con sinh vật ấy, với giới loại sai khác, với chỗ tìm món ăn sai khác, mỗi con sẽ lôi kéo, tùy theo chỗ tìm món ăn và giới loại sai biệt của mình. Con rắn lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào gò mối”. Con cá sấu lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào trong nước”. Con chim lôi kéo nghĩ rằng: “Ta sẽ bay lên trời”. Con chó lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào làng”. Con giả can lôi kéo nghĩ rằng: “Ta sẽ đi đến nghĩa địa”. Con khỉ lôi kéo, nghĩ rằng: “Ta sẽ đi vào rừng”. Này các Tỷ-kheo, khi nào sáu con sinh vật ấy trở thành mệt mỏi, chúng sẽ đứng gần bên, ngồi gần bên, nằm gần bên cái cột ấy hay cái trụ ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo thân niệm được tu tập, được làm sung mãn, con mắt không lôi kéo vị ấy theo các sắc khả ái, đối với các sắc không khả ái, không ghét bỏ… lưỡi không lôi kéo vị ấy theo các vị khả ái, đối với vị không khả ái, không có ghét bỏ… ý không lôi kéo vị ấy theo các pháp khả ái, đối với pháp không khả ái, không có ghét bỏ.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hộ trì.

8) Cái cột hay cái trụ vững chắc, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với thân niệm. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy học tập như sau: “Chúng ta sẽ tu tập thân niệm, làm cho sung mãn, làm cho như thành cỗ xe, làm cho như thành cơ sở, an trú, tích tập, khéo nỗ lực”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Hạnh Trương Đoạn kinh này quá hay ạ, nên đọc rất kỹ, so sánh kỹ hai ví dụ để thấy hiệu quả, công năng của phần niệm thân

Ở Tương Ưng bộ, pháp hành này có tên là ānāpānassatisamādhi ( định niệm hơi thở), có thêm chữ samādhi.

Không biết điều này có nói lên chuyện gì không nhỉ?

Ngoài ra bên Tương Ưng còn nêu thêm rất nhiều điểm lý thú của pháp hành này.

Hạnh Trương

‎8) Rồi Thế Tôn đi đến giảng đường; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

9) — Này các Tỷ-kheo, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này được tu tập, được làm cho sung mãn là tịch tịnh, thù diệu, thuần nhất

‎11. I. Icchànangala (S.v,325)

1) Một thời, Thế Tôn trú ở Icchànangala, tại khóm rừng ở Icchànangala.

2) Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
— Ta muốn sống độc cư Thiền tịnh trong ba tháng, không tiếp một ai, trừ một người đem đồ ăn lại.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Như vậy, không một ai đến viếng Thế Tôn, trừ một người đem đồ ăn lại.

3) Rồi Thế Tôn, sau khi ba tháng ấy đã mãn, từ chỗ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi các Ông: “Với sự an trú nào, này chư Hiền, Sa-môn Gotama an trú nhiều trong mùa mưa?” Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy trả lời cho cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: “Với định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này chư Hiền, Thế Tôn an trú nhiều trong các mùa mưa”.

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh niệm Ta thở vô, chánh niệm Ta thở ra.

5-10) Hay thở vô dài, Ta rõ biết: “Ta thở vô dài”. Hay thở ra dài, Ta rõ biết: “Ta thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, Ta rõ biết: “Ta thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, Ta rõ biết: “Ta thở ra ngắn”… “Quán từ bỏ, Ta thở vô”, Ta rõ biết như vậy. “Quán từ bỏ, Ta thở ra”, Ta rõ biết như vậy.

11) Này các Tỷ-kheo, ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh trú, đây là Phạm trú, đây là Như Lai trú; người ấy nói một cách chơn chánh, phải nói định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú.

12) Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách; những vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, sẽ đưa đến đoạn tận các lậu hoặc. Và này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đoạn tận các lậu hoặc, tu hành thành mãn, những việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát; những vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, ngay trong hiện tại, đưa đến lạc trú, chánh niệm tỉnh giác.

13) Này các Tỷ-kheo, ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh trú, đây là Phạm trú, đây là Như Lai trú; người ấy nói một cách chơn chánh, phải nói định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú.

Lưu ý trong đoạn kinh trên là ở mỗi đề mục đều có động từ TA RÕ BIẾT (pajānāmi – nó là pajānāti được dùng ở ngôi thứ nhất số ít (ta, tôi))

idhāhaṃ, bhikkhave, sato assasāmi, sato passasāmi.
dīghaṃ assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāmi, dīghaṃ passasanto ‘dīghaṃ passasāmī’ti pajānāmi; rassaṃ assasanto ‘rassaṃ assasāmī’ti pajānāmi, rassaṃ passasanto ‘rassaṃ passasāmī’ti pajānāmi;

‘sabbakāyappaṭisaṃvedī assasissāmī’ti pajānāmi
… pe …

‘paṭinissaggānupassī assasissāmī’ti pajānāmi, ‘paṭinissaggānupassī passasissāmī’ti pajānāmi”

Hạnh Trương Ở đây dùng từ là pajānāmi, còn trong MN10 và MN118 thì dùng là sikkhati …. vậy … hihi

Hơn nữa , ở MN10, Yathā yathā vā panassa kāyo paṇihito hoti, tathā tathā naṃ pajānāti.

” thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy pajānāti nó ( đang được sử dụng) như thế ấy”

Thở cũng là một cái gì đó đang được làm …

Phạm Doãn Để giúp cho mọi người đuổi theo kịp các comments này. Hạnh nên cho liền kết luận. Vì dụ như sự so sánh giữa pajānāmi và sikkhati cho thấy điều gì? Nên cho nhận xét và giải thích cùng một lúc! Thank!

Hạnh Trương

Trong bài kinh này, có đoạn khó đó là … vị ấy tập. Cái từ “vị ấy tập” làm nhiều người không biết là tập cái gì ạ. Thành ra tập rất nhiều pháp môn khác nhau.

Nếu so sánh với đoạn kinh mà đức Phật tự mình mô tả về cách tập của mình thì hóa

ra, ngài tập Pajānāti.

Phần tiếp theo ở MN10 cũng như vậy, nói một cách tổng quát, thân thể đang làm cái gì, thì vậy ấy tuệ tri nó như thế ấy. Mà thở thì cũng là một hoạt động của thân ( khi ngồi im, thì hoạt động này là nổi bật nhất), cho nên khi ngồi im, thì đối tượng của tuệ tri là sự thở.

Tóm lại, vị ấy tập, ở đây có thể hiểu là vị ấy tuệ tri sự thở vào, sự thở ra tương ứng theo các đề mục. Tập ở đây chính là TUỆ TRI.

Ý kiến cá nhân của HT thôi ạ

Hạnh Trương

Tiếp theo, đoạn kinh quán thọ của Niệm Xứ, tương ưng Nhóm 4 hai của bài kinh MN118.

MN118
Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyệ

n: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’ này các tỳ khưu, VÀO LÚC ẤY vị tỳ khưu sống có sự quan sát thọ ở trên các thọ, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian. Này các tỳ khưu, ta nói như vậy về một thọ khác nữa trong số các thọ, tức là sự chú tâm tốt đẹp đối với sự thở ra sự thở vào. Này các tỳ khưu, vì thế, ở đây, VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu sống CÓ SỰ QUÁN SÁT THỌ Ở TRÊN CÁC THỌ, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian.

MN10
(Quán thọ)
Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: “Tôi cảm giác lạc thọ”; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: “Tôi cảm giác khổ thọ”; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ”. Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất”; hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất”; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất”; hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất”.

113. Kathañca bhikkhave bhikkhu vedanāsu vedanānupassī viharati. Idha bhikkhave bhikkhu sukhaṃ vā (Sukhaṃ – Sī, Syā, I, Ka) vedanaṃ vedayamāno “Sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī”ti pajānāti. Dukkhaṃ vā (Dukkhaṃ – Sī, Syā, I, Ka) vedanaṃ vedayamāno “Dukkhaṃ vedanaṃ vedayāmī”ti pajānāti. Adukkhamasukhaṃ vā (Adukkhamasukhaṃ – Sī, Syā, I, Ka) vedanaṃ vedayamāno “Adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī”ti pajānāti. Sāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno “Sāmisaṃ sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī”ti pajānāti, nirāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno “Nirāmisaṃ sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī”ti pajānāti. Sāmisaṃ vā dukkhaṃ vedanaṃ vedayamāno “Sāmisaṃ dukkhaṃ vedanaṃ vedayāmī”ti pajānāti, nirāmisaṃ vā dukkhaṃ vedanaṃ vedayamāno “Nirāmisaṃ dukkhaṃ vedanaṃ vedayāmī”ti pajānāti. Sāmisaṃ vā adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayamāno sāmisaṃ adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī”ti pajānāti, nirāmisaṃ vā adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayamāno “Nirāmisaṃ adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī”ti pajānāti.

Lại là pajānāti

Tương tự như vậy cho nhóm 3 và nhóm 4, phần niệm xứ tương ưng đều là THỰC HÀNH pajānāti.

Vậy có thể kết luận là VỊ ẤY TẬP, ở bài MN118 chính là THỰC HÀNH TUỆ TRI

Phạm Doãn

Cũng có thể nhìn như vầy:
Bài kinh này dạy thực hành CHÁNH NIỆM
bằng công cụ (tool) mà ai bình thường cũng có đó là Tuệ-Tri (pajānāti).
Hạnh và mọi người thấy sao?
– Tuệ Tri là năng lực tự nhiên người bình thường đều có (đã thảo luận nhiều rồi!).
– Còn Như-Thật Tuệ-Tri (yathabhutam pajanati) thì có được sau khi có Thiền Định.
Bài kinh Đại Niệm Xứ ở những đoạn đầu chỉ đòi công cụ là Tuệ Tri (pajanati).
Nhưng ở đoạn Quán Bốn Sự Thực đòi hỏi phải có công cụ là “Như Thật Tuệ Tri” (yathabhutam pajanati)

Hoa Nguyen

Trích từ kinh Tương Ưng Bộ – 9. IX. Vesàli (S.v,320)
và 11. I. Icchànangala (S.v,325):

“những vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, sẽ đưa đến đoạn tận các lậu hoặc. Và này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc

A-la-hán, đoạn tận các lậu hoặc, tu hành thành mãn, những việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát; những vị ấy tu tập, làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, ngay trong hiện tại, đưa đến lạc trú, chánh niệm tỉnh giác.”

Chú ý câu kinh “làm cho sung mãn định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, ngay trong hiện tại, đưa đến lạc trú, chánh niệm tỉnh giác”. Trong một bài kinh đã học, Phật nói “hiện tại lạc trú” là trạng thái của định Tứ Thiền, vậy cách tập hơi thở như trên (định niệm) sẽ đưa tới Tứ Thiền định. Đó là cách tu tập của bậc A-la-hán để “đoạn trừ lậu hoặc, tận trừ hữu kiết sử ” đi tới “chánh trí, giải thoát”. Vì vậy mới gọi tên là “định niệm hơi thở vô, hơi thở ra” để làm cho “sung mãn là tịch tịnh, thù diệu, thuần nhất (asecanako), lạc trú, làm cho các ác, bất thiện pháp đã sanh biến mất, tịnh chỉ lập tức (thànaso)”, cũng nói là “Thánh trú, Phạm trú, Như Lai trú”. (Các chữ trong ” ” trích từ kinh). Nhắc lại hiện tại lạc trú, hay lạc trú là trạng thái của định Tứ Thiền.

Nguyen Ba Thanh

‎@ Quý Sư, Bs. Phạm Doãn, anh Hạnh Trương và quý đạo hữu cho con hỏi trong Vi diệu pháp hay ở chỗ nào có nói về Diệt tầm, Giữ tứ không ạ?

Hạnh Trương Cái này hình như nó là nhị thiền của thiền năm bậc trong vi diệu pháp ( ngũ thiền sắc giới ), Nguyen Ba Thanh tìm hiểu thêm nhé.

Thien Nguyen Ba

Đoạn kết của bài kinh MN062. Ðại kinh Giáo giới La-hầu-la (Mahà Ràhulovàda sutta)

“Tu tập niệm hơi thở vô hơi thở ra như vậy, này Rahula, làm cho sung mãn như vậy, có quả lớn, có lợi ích lớn. Này Rahula, tu tập niệm hơi thở vô hơi thở ra như vậy, làm cho sung mãn như vậy, thời khi những hơi thở vô, hơi thở ra tối hậu chấm dứt, chứng được giác tri, không phải không được giác tri.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rahula hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.”
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung62.htm

Khó hiểu từ ngữ ở đoạn:

“thời khi những hơi thở vô, hơi thở ra tối hậu chấm dứt, chứng được giác tri, không phải không được giác tri.”

Hơi thở vô, hơi thở ra tối hậu chấm dứt?

Giác tri là gì? Nó có tương đương với những cái tri nào sau đây được liệt kê trong link: http://www.facebook.com/notes/hạnh-trương/về-cái-loại-tri/10150948259959759?

Karmalaw Net Quay lại câu hỏi của anhHạnh Trương, tại sao Đức Phật dạy lúc nào cũng là biết hơi thở ra trước rồi mới biết hơi thở vào? Có ai cho ý kiến gì không?

Hoa Nguyen

Trích kinh Quán Niệm hơi thở, bản dịch HT Minh Châu :
“Quán vô thường, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập “Quán ly tham, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt

, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “.

Xin thành thật hỏi có ai thực tập được theo đoạn kinh trên không. Vì làm sao trong khoảng thời gian rất ngắn giữa hơi thở ra và thở vào (hay thở vào và ra), hành giả có thể làm được các việc :”Quán vô thường… Quán ly tham… Quán đoạn diệt… Quán từ bỏ… “. “Quán” không phải đọc thầm lời nói, mà là thực hiện hành động (xem xét kỹ sự việc, hiện tượng). Vậy làm thế nào để được vậy.

Karmalaw Net

KN thấy là quán vô thường, quán ly tham, quán xx, trên hơi thở trên thân. Các thuộc tính “vô thường”, “xả bỏ”,..đều nằm trên hơi thở đó và trên thân mình. Chẳng cần phải “quán tưởng” ra, mà là thấy rõ nó như vậy.
Vì một hơi thở tuy thời gi

an ko có mấy giây nhưng rất dài đối với người đang thiền, nó có 4 giai đoạn với 4 “cảm giác” khác nhau, cảm giác khi thở ra và khi thở ra dứt rất dễ nhận diện, nó mang tính xả lạc hơn là hít vào.
Thực sự lúc đó tâm đang trên hơi thở và biết thân, các “ly tham” “đoạn diệt” chỉ là các phần để thấy biết. Vd. ở hơi thở ra và kéo dài 1 chút nghỉ ngơi, KN thấy sự xả bỏ trong an lạc, không có tham muốn gì hết, Kn biết vậy và sống trong sự ly tham ấy. ở cuối hơi thở ra, KN thấy sự đoạn diệt của tưởng (có lẽ vì não thiếu oxy chăng) và KN sống trên sự đoạn diệt yên lặng ấy cho tới khi thân khởi lên một hơi thở vào, cũng có sự xã và đoạn diệt trong ấy.
Không thể nào có chuyện vừa thở vừa suy nghĩ (đọc) câu kinh đó.

Hoa Nguyen

Ý kiến của Karmalaw.net cũng rất hay. Nhưng có người đã nhấn mạnh đến “sẽ” trong câu kinh, nghĩa là ý nói hành động sắp làm (không phải đang xảy ra, khi thở). Quán xong mới thở, không phải thấy vô thường, đoạn diệt trong hay qua hơi thở. Khi nói “Cảm giác lạc thọ,…Với tâm hân hoan,… định tĩnh, …, tôi “sẽ” thở ra, thở vào” thì dễ hiểu , nên không có gì đáng thắc mắc.
Ai biết gì về TL TL cứ đưa lên. Kinh Tứ Niệm xứ không gợi lên các thắc mắc tôi nêu (ý dễ hiễu).

Hoa Nguyen

Cùng đoạn kinh Quán Niệm Hơi Thở trên có các bản dịch khác như sau, thử so sánh:

Tỳ kheo Indacanda dịch:
Vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát[11] về vô thường, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về vô thường, tôi sẽ thở vào;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về ly ái dục, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về ly ái dục, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về từ bỏ, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về từ bỏ, tôi sẽ thở vào.’

HT Nhất Hạnh dịch:

13. Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.
….
16. Ta đang thở vào và quán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở ra và quán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực tập như thế.

HT Thông Lạc đặt tên kinh là “Định Niệm Hơi Thở”, nhưng không nói rõ được dịch từ kinh Pali, hay tự sáng tác, và có thêm quán ly sân, ly si:
….
1- ĐỀ MỤC THỨ TÁM:
“Quán thân vô thường tôi biết tôi hít vô; quán thân vô thường tôi biết tôi thở ra”. Khi thân tâm được an trú trong hơi thở vô, hơi thở ra thì suốt trong
2- ĐỀ MỤC THỨ CHÍN:
“Quán thọ vô thường tôi biết tôi hít vô; quán thọ vô thường tôi biết tôi thở ra”.

Nhận xét :
1/ TK Indacanda giữ từ “sẽ”, nhưng dùng “Có sự quan sát” thay cho Quán.
2/ HT Nhất Hạnh dùng từ “đang” (thở vào) thay cho “sẽ”.

3/ HT TL không dùng đang hay sẽ. Nhưng viết khi “quán thân hay quán thọ vô thường” thì “tôi biết tôi hít vô, thở ra” (“Quán thọ vô thường tôi biết tôi thở ra”).
Quán điều này mà biết điều kia có hợp logic không. Nếu có biết thì cũng không biết rõ, tức thiếu chánh niệm, tỉnh giác trong việc thở.

Hoa Nguyen

Phần giải thích của ni sư Trí Hải ở chỗ này như sau, rất đáng chú ý : ” Ðoạn bốn pháp này hoàn toàn đề cập tuệ giác, không giống ba đoạn trước đề cập cả chỉ lẫn quán. Quán ly tham và quán đoạn diệt có thể hiểu là tuệ quán đi sâu vào tính vô thường của các hành, và là đạo lô siệu thế chứng niết bàn ly dục (viràga) và chấm dứt khổ đau. Quán từ bỏ là sự từ bỏ nhiễm ô nhờ tuệ và sự thể nhập niết bàn nhờ đạo.” (Toát yếu Kinh Trung Bộ – Ni sư Thích Nữ Trí Hải tóm tắt & chú giải)

Hiểu là khi nói “Quán vô thường… Quán ly tham… Quán đoạn diệt… Quán từ bỏ… (tôi thở vào)” không phải là “chỉ hay quán (thông thường)”, mà là “tuệ quán đi sâu vào tính vô thường của các hành…”. Cũng là một cách giải thích.


Sub-DOC MN-10: PHÁP QUÁN HƠI THỞ TRONG PHẦN QUÁN THÂN TRÊN THÂN

107. Kathañca bhikkhave bhikkhu kāye kāyānupassī viharati. Idha bhikkhave bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāyaparimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. So satova assasati, satova (Sato – Sī, Syā) passasati. Dīghaṃ vā assasanto “Dīghaṃ assasāmī”ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto “Dīghaṃ passasāmī”ti pajānāti. Rassaṃ vā assasanto “Rassaṃ assasāmī”ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto “Rassaṃ passasāmī”ti pajānāti. “Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī”ti sikkhati, “Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī”ti sikkhati. “Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī”ti sikkhati, “Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī”ti sikkhati.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: Tôi thở vô dài; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: Tôi thở ra dài; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: Tôi thở vô ngắn; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: Tôi thở ra ngắn. Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập; Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập; An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập; An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.

Seyyathāpi bhikkhave dakkho bhamakāro vā bhamakārantevāsī vā dīghaṃ vā añchanto “Dīghaṃ añchāmī”ti pajānāti, rassaṃ vā añchanto “Rassaṃ añchāmī”ti pajānāti. Evameva kho bhikkhave bhikkhu dīghaṃ vā assasanto “Dīghaṃ assasāmī”ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto “Dīghaṃ passasāmī”ti pajānāti. Rassaṃ vā assasanto “Rassaṃ assasāmī”ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto “Rassaṃ passasāmī”ti pajānāti. “Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī”ti sikkhati, “Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī”ti sikkhati. “Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī”ti sikkhati, “Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī”ti sikkhati.

Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri: Tôi quay dài hay khi quay ngắn, tuệ tri: Tôi quay ngắn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, tuệ tri: Tôi thở vô dài; hay thở ra dài, tuệ tri: Tôi thở ra dài; hay thở vô ngắn, tuệ tri: Tôi thở vô ngắn; hay thở ra ngắn, tuệ tri: Tôi thở ra ngắn. Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập; Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập; An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập; An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.

Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. “Atthi kāyo”ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya. Anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho (Evampi – Sī, Syā, I) bhikkhave bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. Có thân đây, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

———-

Tham khảo phần dịch của ngài Indacanda cho đoạn kinh tương ứng từ bài Tu tập niệm hơi thở vào hơi thở ra

Và này các tỳ khưu, niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập như thế nào, được thực hành thường xuyên như thế nào là có quả báu lớn, có lợi ích lớn? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng và thiết lập niệm luôn hiện diện. Có niệm vị ấy thở ra, có niệm vị ấy thở vào.

Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết:[5] ‘Tôi thở ra dài.’[6]

Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’

Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’

Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’

Vị ấy tập luyện:[7] ‘Có cảm giác toàn thân,[8] tôi sẽ thở ra;’

vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào;’[9]

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra;’

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào.’[10]

—–

[5] Chú ý đến từ “hoặc” (từ Pali là ‘vā’) ở đầu câu và động từ “nhận biết” (pajānāti) trong nhóm 4 câu này. Có thể hiểu là ở pháp thiền này, hành giả không điều khiển hơi thở theo ý mình mà để hơi thở tự nhiên rồi chú tâm nhận biết sự diễn biến của hơi thở khi dài khi ngắn khác nhau.

[6] assasanto và assasāmi là các biến thể của động từ assasati. Đa số các từ điển và các bản dịch tiếng Anh đều ghi nghĩa cho động từ này là “thở vào,” nên ở từng đôi như vậy trình bày “thở vào” trước rồi “thở ra” sau. Còn ở bản dịch này, chúng tôi ghi nhận nghĩa của động từ assasati là “thở ra” nên trình bày “thở ra” trước rồi “thở vào” sau. Sự chọn lựa này được căn cứ vào 2 chứng cớ:

– Ở Chú Giải Tạng Luật, ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Assāso ti bahi nikkhamanavāto. Passāso ti anto pavisanavāto = Hơi thở ra là gió đi ra bên ngoài. Hơi thở vào là gió đi vào bên trong” (Vinaya-atthakathā tập 2, trang 408, theo bản in của Pali Text Society – PTS).

Tự Điển Pali – English Dictionary của PTS cũng ghi assasati là thở ra (trang 90), passasati là thở vào (trang 447).

Nếu là như vậy, phải chăng phương pháp Ānāpānassati hay “Niệm hơi thở” nên được trình bày và tu tập theo thứ tự hơi thở ra trước rồi mới đến hơi thở vào? Việc thử nghiệm xin dành cho các hành giả, ở đây chúng tôi chỉ trình bày theo sự nghiên cứu về văn tự.

[7] – Trong bốn mệnh đề đầu, động từ được sử dụng là pajānāti (nhận biết) và có liên từ “vā” (hay là, hoặc là) xen vào giữa. Từ mệnh đề thứ năm trở đi, động từ là sikkhati (thực tập, thực hành, học tập). Theo thiển ý của cá nhân thì đến giai đoạn này, hành giả đã có sự tiến triển trong sự tu tập hơi thở và các chi thiền bắt đầu sanh khởi.

[8] – Ngài Buddhaghosa giải thích là sabbakāya (toàn thân) nên được hiểu là phần đầu, phần giữa, và phần cuối của toàn bộ hơi thở ra mỗi khi thở ra, hoặc của toàn bộ hơi thở vào mỗi khi thở vào (Vinaya-atthakathā tập 2, trang 411, theo bản in của PTS).

•    Ngài Mahābhidhāna, ở tập Chú Giải Saddhammappakāsinī, ghi rằng: ‘Trong khi làm cho được biết rõ, trong khi làm cho rõ rệt phần đầu-giữa-cuối của toàn bộ hơi thở vào, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập (Patisambhidāmagga-atthakathā tập 2, trang 491, theo bản in của PTS).

[9] Ở nhóm 2 câu này, cụm từ sabbakāyapatisamvedī (có cảm giác toàn thân) nên được hiểu là ‘danh tính từ’ bổ nghĩa cho chủ từ là vị tỳ khưu, còn động từ chính (finite verb) vẫn là thở ra và thở vào.

[10] Tương tợ như trên, ở nhóm 2 câu này, từ passambhayam (trong khi làm an tịnh) nên được hiểu là ‘phân từ hiện tại, thể liên tiến (progressive)’ bổ nghĩa cho chủ từ là vị tỳ khưu, còn động từ chính (finite verb) vẫn là thở ra và thở vào. Cách giải thích này được áp dụng tương tợ cho các nhóm 2 câu ở bên dưới.

—–

Một ý có liên quan của Sư Từ Minh

•           Còn một điểm nữa: ở phần ‘‘Katame cattāro? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ, …

Ở đây đức Phật nói: ātāpī (có nhiệt tâm) sampajāno (có sự rỏ biết) satimā (có niệm) như 3 pháp hổ trợ cho vị sống quán thân (kāyānupassī). Nhưng ở phần chi tiết về niệm hơi thở đức Phật lại dạy:

•           So satova assasati, satova passasati. – Chỉ có niệm vị ấy thở ra, chỉ có niệm vị ấy thở vô; ở đây chỉ CÓ NIỆM (satova=sati+eva), mà không phải là ātāpī sampajāno satimā.-Dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti…,

•           và khi thở ra dài, vị ấy tuệ tri tôi thở ra dài…ở đây là TUỆ TRI (pajānāti) mà không phải là ātāpī sampajāno satimā.

•           Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati…,- vị ấy tập rằng: tôi sẽ thở ra có ý thức rõ toàn thân (hởi thở chặng đầu, giữa, cuối), ở đây là VỊ ẤY TẬP (sikkhati) mà không phải ātāpī sampajāno satimā.

•           Không biết dụng ý đức Thế Tôn dùng từ ở đây như thế nào ? Hay satova, pajānāti và sikkhati mỗi pháp đều có 3 cái ātāpī sampajāno satimā ? Hay là đức Phật đi từ tổng quát ( ātāpī sampajāno satimā) rồi đến chi tiết hành trì (satova, rồi pajānāti rồi sikkhati)Xin chư vị chia sẻ chỗ này.

Ý kiến của Sư Adhiṭṭhāna ‎về mặt ngữ pháp thì 4 chi trên đều bổ nghĩa cho chữ Bhikkhu, ý nói nó ngang nhau là ngang nhau như vậy.

Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃở đoạn trên Đức Phật Ngài dùng từ rất rõ ràng như thế này: (Nếu) 1 vị tỳ khưu sống trên thân có sự dõi theo thân (kāyānupassī), có nhiệt tâm (atīpī), có sự rõ biết (sampajāno), có niệm (satimā)>>> (thì vị ấy sẽ có thể ) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian_

Vấn đề được đặt ra : nhiệt tâm (ātīpī), rõ biết (sampajāno), chánh niệm (satimā) đã đủ hay chưa để cho đến kết quả tốt đẹp là sẽ có thể loại bỏ được tham ái (abhijjhā) và domanassa (sầu ưu)Ở phần đoạn văn này, Đức Phật đưa ra điều kiên và kết quả (hãy đủ điều kiện đi cái đã :P)

Tiếp tục,So satova assasati – Vị đó tỉnh giác thở vào – satova= sata + eva với sata bổ nghĩa cho chủ ngữ so, satovapassasati – vị đó tỉnh giác thở ra.

Dīghaṃ vā assasanto “Dīghaṃ assasāmī”ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto “Dīghaṃ passasāmī”ti pajānāti – Trong khi đang thở vào dài, vị đó biết tôi đang thở vào dài, hay là trong khi đang thở ra dài vị đó biết tôi đang thở ra dài.

Rassaṃ vā assasanto “Rassaṃ assasāmī”ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto “Rassaṃ passasāmī”ti pajānāti – Trong khi đang thở vào ngắn vị đó biết tôi đang thở vào ngắn, hay là trong khi thở ra ngắn vị đó biết tôi đang thở ra ngắn.

“Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī”ti sikkhati, (vị đó) thực tập có sư cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào“Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī”ti sikkhati (vị đó) thực tập có sư cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra.

“Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī”ti sikkhati, (vị đó) thực tập thân có được sự yên tịnh, tôi sẽ thở vào“Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī”ti sikkhati. (vị đó) thực tập thân có được sự yên tịnh, tôi sẽ thở ra

Đệ mạo muội dịch lại phần này theo ý mình vì có những điểm sau đây:

Khi vị đó thực hành, sự tiến bộ theo từng bước, lúc đầu chỉ là sự nhận biết hơi thở vào ra >>> tiếp theo hơi thở dài ngắn >>> tiếp theo trước khi thở vào hay thở ra vị đó nhận biết được toàn thân >>> tiếp theo trước khi thở vào hay thở ra, vị đó lại xem thân mình đã yên tịnh hay chưa. Một chuỗi tiếp diễn quá trình thực hành như thế này đã đủ để gọi là satimā hay chưa ? 😀

—–

Hạnh Trương

Chỗ này còn một chút nữa chưa rõ ở đoạn cuối, nhờ Ven Adhiṭṭhāna khởi sự đi ạ.Sau đó chúng ta sẽ bàn kỹ về pháp hành theo đoạn kinh này ạ. Đây là phần hết sức quan trọng, gỡ được là cả bài kinh sẽ rõ ra nhiều lắm.

Thien Nguyen Ba

Em thấy khó nhất là thiết lập niệm luôn hiện diện. Giả sử mình cũng thiết lập niệm nhưng bị gián đoạn. Vậy khi gián đoạn, mình có cần thiết lập lại niệm giống như ban đầu không?

Hạnh Trương

Thiện thấy khó nhất là đúng đấy, có lẽ chính vì thế mà bài kinh có tên là SATI…Vì nếu dễ thì có thể bài kinh đã được các trưởng lão đặt tên là Nhiệt Tâm Kinh, hoặc Tỉnh giác Kinh , hoặc Quán kinh rồi.

Hiếu Nguyễn

Đúng rồi ạ, mấy bài kia (118, 119) cũng là Sati hết.

Thien Nguyen Ba

Em mong chờ vấn đề này lâu rồi Anh Hạnh ơi, bây giờ có điều kiện, em phải hỏi, thắc mắc để Quý Sư và các anh chị giúp cho việc thực hành được tốt hơn.

Ven Adhiṭṭhāna

Đoạn 107 có khuất mắt nằm ở đây:

“Atthi kāyo”ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya.

Chia đoạn ra làm 2 phần để phân tích

Phần I : “Atthi kāyo”ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti

Paccupaṭṭhita = paṭi + upa + √ṭhā +ta – được thiết lập

panassa = pana + assa

pana (indcl) hơn nữa

assa (sở thuộc cách của “ta”) của người đó, của hắn, v.v..

sati (f) chánh niệm (sammāsati)

“Atthi kāyo”ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti – Hơn nữa, niệm của vị ấy được thiết lập “có thân đây”

Vấn đề quan trọng đã xuất hiện, sao lại “có thân đây” (Phật giáo chủ trương thuyết tự ngã à? Dĩ nhiên là không, nhưng sao lại thiết lập niệm với “atthi kayo”- “có thân đây”)

Trong chú giải ghi “Atthi kāyoti vā panassāti kāyova atthi, na satto, na puggalo, na itthī, na puriso, na attā, na attaniyaṃ, nāhaṃ, na mama, na koci, na kassacīti evamassa sati paccupaṭṭhitā hoti.” _ “Có thân đây có nghĩa là (vị đó chỉ đơn thuần nhận biết) chỉ có cái thân, không phải chúng sanh, không phải người, không phải người nữ, không phải người nam, không phải bản ngã, không thuộc về bản ngã, không phải tôi, không phải của tôi, không phải bất cứ ai, không thuộc về cứ ai” niệm của vị đó được thiết lập như vậy.

Phần II : yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya.(phần này cực kì chua )

ñāṇamattāya (chỉ định cách của ñāṇamattā = ñāṇa + mattā)

paṭissatimattāya (chỉ định cách của paṭissatimattā = paṭi + sati + mattā)

với cấu trúc yāvadeva …. mattāya như thế này nên hiểu thế nào cho đúng?

Yāvadevāti payojanaparicchedavavatthāpanametaṃ – yāvadeva ở đây được dùng cho xác định dùng cho một giới hạn – (có nghĩa là) chỉ dành cho (yāva + eva)

Idaṃ vuttaṃ hoti – yā sati paccupaṭṭhitā hoti, sā na aññatthāya. Ở đây được nói là – một cái (chánh) niệm nào được thiết lập, thì cái (niệm) đó không dành cho một lợi ích nào khác. (vậy thì cho lợi ích gì)

Atha kho yāvadeva ñāṇamattāya aparāparaṃ uttaruttari ñāṇapamāṇatthāya ceva satipamāṇatthāya ca, satisampajaññānaṃ vuḍḍhatthāyāti attho. Vậy thì, chỉ dành cho giới hạn của trí, hơn nữa chỉ dành cho lợi ích “dung lượng” của trí và dành cho lợi ích “dung lượng” của chánh niệm, “nhằm mục đích cho sự tăng trưởng niệm và tỉnh giác” (satisampajaññānaṃ vuḍḍhatthāyāti attho).

Kết lại phần II, như vậy yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya phải được hiểu là “ chỉ dành cho sự phát triển của trí và niệm” nói cách khác (theo chú giải) “nhằm mục đích cho sự tăng trưởng niệm và tỉnh giác” (satisampajaññānaṃ vuḍḍhatthāyāti attho).

Đây là đoạn khó cần làm rõ, vì vấn đề cần đặt ra là hiểu đoạn này như thế nào, coi như những phần quan trọng trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhāna, đã được làm rõ .

>>> Nhiệm vụ đã xong, phần còn lại xin giao cho các vị khác từ từ bàn luận 😀

Hạnh Trương

Sư Từ Minh vào phản biện giùm Sư Ven Adhiṭṭhāna đi, hihi.

Hạnh Trương

Internet Miến Điện, tốt lên, tốt lên cho Sư Từ Minh làm việc nào 🙂

Hạnh Trương

Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā …

ajjhattaṃ / bahiddhā

Ven Adhiṭṭhāna tiện thể show luôn kết quả đi ạ.

Hạnh Trương

<<coi như những phần quan trọng trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhāna, đã được làm rõ >>

Chưa đâu Ven Adhiṭṭhāna, chưa được chạy 🙂

Từ Minh

Hôm qua không thấy phần tiếp tục của Ven Adhiṭṭhāna, có

lẽ do nhiều comment, nay nhờ chú Hạnh Trương tách riêng mới hiểu ý của Ven Adhiṭṭhāna bảo cho thêm ý kiến.

•           Tôi rất thích đức Phật dùng từ eva ở hợp từ satova. Eva là một dạng bất biến dùng để nhận mạnh chỉ, từ đó có thể hiểu vị hành giả trong khi tu tập chỉ có ba pháp: nhiệt tâm (ātāpī), tỉnh giác (sampajāno) và niệm (satimā) đang tu, đang hành thiền, đang ghi nhận; chỉ có ba pháp đang làm việc trên đối tượng… chớ không phải tôi, ta, mình đang tu, đang hành thiền.
– Theo tôi nghĩ trong mỗi từ satova, pajānāti và sikkhati đều bao hàm ba pháp: ātāpī sampajāno satimā và tùy trường hợp pháp nào trội hơn pháp nào, chẳng hạn ở câu: So satova assasati, satova passasati. thì satimā trội hơn hai pháp còn lại, vì đây là bước khởi đầu niệm hơi thở, nên chỉ cần đưa tâm vào và biết hơi thở đang ra, vô là ok rồi. Câu Dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti… thì sampajāno trội hơn hai pháp kia, vì biết thêm hơi thở ra, vô dài hay ngắn. Và câu Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati… thì sikkhati trội hơn, vì phải gia công nhiều hơn.
– Bởi vì đoạn này đức Phật dạy về hơi thở cho nên tất cả chữ kāya được xài ở đây đều chỉ cho hơi thở mà không phải là cái body này. kāye: ở nơi thân (nơi hơi thở ra, vô); kāyānupassī: quán thân (quán hơi thở ra, vô); Sabbakāya: toàn thân (toàn thân hơi thở=chặng đầu, giữa, cuối); kāyasaṅkhāraṃ: thân hành (chỉ cho hơi thở ra, vô thô tháo) và khi Passambhayaṃ: làm cho an tịnh, cũng để chỉ làm cho an tịnh hơi thở thô tháo (kāyasaṅkhāraṃ)…

‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

Đoạn này Ven Adhiṭṭhāna đã theo chú giải phân tích như vậy thì ở đây cũng hết ý rồi. Sadhu Ven Adhiṭṭhāna. Ở đây chỉ xin dựa vào bản Nissaya của Miến Điện và làm theo cách của riêng mình:

vā pana-và hơn nữa -> hoti-vị ấy có -> paccupaṭṭhitā-sự suy nghĩ về -> sati-niệm -> assa (bhikkhuno)-của vị ấy ->iti -rằng -> atthi-có -> kāyo-thân (chỉ có hơi thở ra, vô)/ viharati-vị ấy sống -> yāvadeva ñāṇamattāya-chỉ dành cho ích lợi sự tăng trưởng của trí -> yāvadeva paṭissatimattāya-chỉ dành cho ích lợi sự tăng trưởng của của niệm -> anissito ca-và không lệ thuộc (ái, mạn, kiến)/ na ca upādiyati-và không bám víu -> kiñci-vào dính mắc mạnh mẽ nào -> loke-ở thế gian (thủ uẩn)// bhikkhave-này các tỷ-kheo -> Evampi kho-như thế ->bhikkhu-vị tỷ kheo ->viharati-sống -> kāyānupassī-quán thân (hơi thở) -> kāye-nơi thân (hơi thở).
– Theo ý kiến cá nhân nếu chữ kayo được hiểu là thân hơi thở ra, vô thì vấn đề sẽ đơn giản hơn.

Từ Minh

Chờ mạng từ hôm qua tới giờ mới post được phần này, xin chư vị góp ý.

Ven Adhiṭṭhāna ‎to Từ Minh

hay đó huynh, nissaya của Miến dịch y chang :)). Tiện thể huynh qua trả lời câu hỏi của Công Định dùm luôn, chưa có ai giải đáp thắc mắc hết 😛

Hạnh Trương

Sư Từ Minh tuyệt quá, hai Sư kết hợp quá xịn!!!

Công Định

Ước gì có thêm nhiều sư và nhiều sư cô nữa tham gia giảng dạy thì tuyệt cú mèo luôn. 🙂

Phan Duc Tuan

Có phải phát triển chánh niệm hơi thở là tâm luôn hay biết hơi thở không?

Con không biết tiếng Pali nhưng về mặt hành văn thì con thấy chữ thân ở đây ám chỉ thân hơn thở vô ra, nó mới trôi chảy, có lí.

Hạnh Trương

Sư Từ Minh đâu rồi nhỉ, chỗ tôi SẼ thở ra.., Sư có ý gì riêng về thì tương lai không? Ý riêng của Sư nha 🙂

Thuận Pháp Dhammiko

Theo TP: Có thân đây chỉ vị đó đang có niệm trên thân, tức tâm của vị đó đang ghi nhận đề mục là cái thân vật lý, đó là hơi thở hay những gì liên quan đến thân vật lý. Có thân đây chỉ là một từ chế định để nói rằng vị đó đang ghi nhận, chú ý về thân vật lý. Nhưng thiền Vipassana thì không cho đó là thân tôi, hay tự ngã của tôi, của anh, mà chỉ thấy và ghi nhận các tính chất của thân vật lý là cứng mềm, nóng lạnh, co rút hay chuyển động, các tính chất này bị chi phối bởi sự vô thường, vô ngã. Do đó, vị đó luôn ghi nhận có thân đây sẽ phát triển được niệm hay chánh niệm của mình; thấy được các tính chất của thân thì sẽ thấy được sự vô thường, vô ngã, bất toại nguyện thì dẫn đến không chấp trước, không bám vúi vào cái thân vật lý và tâm của mình, của người khác hay bất kỳ sự vật hiện tượng gì khác trên thế gian, như vậy vị đó sẽ làm tăng trưởng được tỉnh giác hay Tuệ của mình.

Hạnh Trương

Hai chữ này khó hiểu quá …

ajjhattaṃ / bahiddhā

Như vậy vị ấy sống quán [thân, thọ, tâm, pháp] trên các nội [thân, thọ, tâm, pháp] ; hay sống quán [thân, thọ, tâm, pháp] trên các ngoại [thân, thọ, tâm, pháp]

Thế nào là nội, nội là so với cái gì, thế nào là ngoại, ngoại là so với cái gì?

Quý Sư và các đạo hữu giải giùm đi ạ.

Từ Minh to Hạnh Trương

tôi SẼ thở ra.. Sư có ý gì riêng về thì tương lai không? Ý riêng của Sư nha 🙂

Tôi sẽ thở ra… chỉ xuất hiện ở hai câu cuối trong phần niệm hơi thở:

‘Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati, ‘sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati, ‘passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati, ‘passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti sikkhati.

Vị ấy tập rằng tôi sẽ thở ra có ý thức rõ toàn thân (hơi thở); vị ấy tập rằng tôi sẽ thở vô có ý thức rõ toàn thân (hơi thở). Vị ấy tập rằng tôi sẽ thở ra khi làm chấm dứt hơi thở ra thô, vị ấy tập rằng tôi sẽ thở vô khi làm chấm dứt hơi thở vô thô.

Theo ý cá nhân thì ở đây chỉ cho sự kết hợp với tác ý chân chánh (yonisomanasikāra), nghĩa là vị ấy có tác ý lấy hơi thở ra, vô làm thành đối tượng cho ātāpī sampajāno satimā. Tác ý chân chánh là trí tuệ xuất hiện trước ātāpī sampajāno satimā và làm cho đối tượng (hơi thở ra, vô) rõ ràng và không lầm lẫn. Nếu tác ý sai, thì dẫn đến việc hành sai. Cũng giống như bộ phận zoom lens của máy chụp hình làm cho hình ảnh thu lại được rõ nét, thì tác ý chân chánh cũng có chức năng như vậy.

Tác ý sai là sao? Tức là lúc tu tập vị ấy nghĩ rằng TÔI thở ra, TÔI thở vô, TÔI biết rõ hơi thở…

Tác ý chân chánh là sao? Vị ấy tác ý rằng chỉ có 3 danh: ātāpī sampajāno satimā đang theo dõi hơi thở. Khi tác ý đi trước như vậy rồi thì 3 danh sẽ làm việc tốt đẹp trên đối tượng, và việc hành sẽ thành thôi.

Ý riêng tôi thì nghĩ như vậy, còn ý riêng chú Hạnh Trương thế nào?

Hạnh Trương

Haha, Sư Từ Minh chơi đẹp quá 🙂

Ven Adhiṭṭhāna to ‎Từ Minh

đúng là dân từ Paṇḍitā ra có khác :))

Hạnh Trương

HT cũng có cùng ý với Sư Từ Minh về chỗ thì tương lai đó, có nghĩa là ….

bước 1 ….

bước 2….

bước 3.. vị ấy chủ động hướng tâm, nhắc tâm như thế này bây giờ tôi SẼ thở ra ( thở vào) làm sao để cảm giác được toàn thân. = thiết lập một niệm như vậy.

Thiết lập niệm như vậy rồi, SAU ĐÓ vị ấy im lặng tập (ở đây là thở vào, thở ra) làm sao để đạt được cái mà vị ấy mong muốn ( cảm giác được toàn thân).

Trong khi tập như vậy thì niệm của vị ấy được thiết lập trên cái thân đang được quán dưới đề mục cảm giác toàn thân, sự nhiệt tâm của vị ấy được dùng để hỗ trợ cho việc quán và duy trì niệm, sự tỉnh giác của vị ấy để việc quán được rõ và liên tục, đối trị hôn trầm , thụy miên, niệm là niệm.

Ý riêng của HT đó ạ, có cái khác với ý riêng của Sư Từ Minh nhiều không, hihi.

1. Chưa sắc, chưa danh ở giai đoạn này

2. Yonisomanasikāra là một chuyện khác nữa, có dịp sẽ thảo luận thêm, cũng là một

Hạnh Trương

Cái chữ cảm giác toàn thân tiếng Việt nó ít ý, nhưng ngắm cái chữ Sabbakāyapaṭisaṃvedī thì vô cùng lý thú 🙂 (tiếng Việt bỏ mất 2 tiền tố là paṭi và saṃ trong chữ paṭisaṃvedī)

Hạnh Trương

Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy mẫu câu [sẽ như thế .., vị ấy tập] gặp nhiều trong kinh điển, ví dụ như trong đoạn kinh sau đây :

tasmātiha te, rāhula, ‘hassāpi na musā bhaṇissāmī’ti — evañhi te, rāhula, sikkhitabbaṃ.

Do vậy, này Rahula, Ta quyết (sẽ) không nói láo, dầu nói để mà chơi, này Rahula, Ông phải học tập như vậy. ( Việt dịch : Hòa Thượng Minh Châu ), bài kinh 61. Trung Bộ Kinḥ

Chúng ta dễ nhận thấy ở câu Pali có cùng một cấu trúc , đó là một câu dùng với mục đích hướng tâm, tạo ý trước, ở thì tương lai, (… bhaṇissāmī) và sau đó là chữ tập (Sikkhati)

Hạnh Trương Chỗ này còn 1 số điểm rất thú vị, Sư cô Nguyen Huong, Ven Adhiṭṭhāna , Sư Từ Minh , xem có gì cần góp ý từ phía ngôn ngữ cũng như kinh nghiệm riêng không ạ.  Sau đó thì chúng ta quay lại từ đoạn đầu của phần tập hơi thở này để từ đó có cái đi tiếp cho các phần còn lại.

Để thuận tiện cho việc thảo luận cũng như theo dõi và hiểu ý các comment tới đây, cần tham khảo bài kinh nhập tức xuất tức niệm, phần liên hệ tới tứ niệm xứ.

http://paliviet.info/TriTan/TriTan_HoiTho.htm
Qua kinh nghiệm trao đổi của HT, việc hiểu đơn giản đoạn kinh này vô cùng khó khăn.

Hy vọng PLCD với những thảo luận tích cực, những phản biện sắc xảo, sẽ phần nào phá vỡ được cái “đám mây” bao quanh đoạn kinh quan trọng và phổ biến này.

Thien Nguyen Ba Đây là những câu dùng với mục đích hướng tâm, tạo ý trước, ở thì tương lai:

“Vị ấy tập luyện:[7] ‘Có cảm giác toàn thân,[8] tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào;’[9]

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào.’[10]

Vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác về sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác về sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm được thoát ra, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm được thoát ra, tôi sẽ thở vào.’

Vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát[11] về vô thường, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về vô thường, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về ly ái dục, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về ly ái dục, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về tịch diệt, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về tịch diệt, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về từ bỏ, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về từ bỏ, tôi sẽ thở vào.’”

Thien Nguyen Ba Câu hỏi của em là:

1/ Những câu hướng tâm, tạo ý trước ở trên cũng là dùng để “thiết lập niệm” phải không?
2/ Chúng ta vừa thở vô, vừa thở ra trong khi ta vừa hướng tâm phải không?

Hạnh Trương Hỏi lại cái đã..
Trong 14 đề mục đó, thì niệm đặt ở đâu ?

Thien Nguyen Ba Dạ, 02 đề mục đầu niệm đặt ở thân, 12 đề mục tiếp theo lần lượt đặt ở thọ, tâm, pháp (mỗi nhóm 04 đề mục).

Hay là niệm đặt ở hơi thở vô, hơi thở ra?

Nếu hiểu sai, mong rằng anh chỉ thẳng!

Hạnh Trương Nếu đặt ở hơi thở thì nó như nhau cho cả 16 đề mục , vậy thì không còn là tứ niệm xứ.
Vậy hơi thở không thể là nơi đặt niệm, đó là điểm thứ nhất có thể phải lưu ý tới chăng?
Sau đó cần quay lại từ đầu, đề mục đầu.

Vậy thì niệm được thiết lập như thế nào cho từng đề mục? duy trì niệm như thế nào? Thiện thử xem kỹ câu chữ rồi tự mình soi nó ra cái gì, hihi. Ai cấm 🙂

Hạnh Trương Lưu ý comment của mấy Sư ở trên về vai trò của các pháp như nhiệt tâm, tỉnh giác … ở mức độ tổng quát cho toàn bộ các đề mục.

Hoa Nguyen ‎to Thien Nguyen Ba:

1/ Những câu hướng tâm, tạo ý trước ở trên cũng là dùng để “thiết lập niệm” phải không?
Không phải “lập niệm”, tôi nghĩ là “Như lý tác ý”: khi thiện pháp (như tâm hân hoan) chưa khởi sinh thì làm cho nó sinh khởi. Không thể chờ đợi cho đến khi có tâm hân hoan (hồn nhiên) mới thở vô, thở ra, mà chuẩn bị, tác động trước để được tâm này. Muốn vào định phải có các tâm hỷ, lạc, an tịnh, ly dục, xả ly…

Hạnh Trương

Có một vấn đề rất hệ trọng cho những người tu tập có liên quan tới thở như thế này.
Tuyệt đại đa số các thiền sư hiện đại khi hướng dẫn đều nói là phải lấy HƠI THỞ làm đối tượng để chú tâm, hay an trú. Trong khi các bài kinh có liên quan thì TUYỆT NHIÊN không có nhắc gì tới HƠI THỞ, mà chỉ nhắc tới SỰ THỞ, quá trình thở.

Đây có phải là điểm cần phải hết sức lưu ý khi thực hành, và nó có ảnh hưởng thế nào tới đường hướng và kết quả tu tập, chúng ta thử làm rõ một số vấn đề .

1. Hơi thở khác gì sự thở

2. [biết rõ hơi thở ra] có khác gì với [biết rõ “tôi đang thở ra”]

Thuận Pháp Dhammiko to ‎Thien Nguyen Ba: <<Dạ, 02 đề mục đầu niệm đặt ở thân, 12 đề mục tiếp theo lần lượt đặt ở thọ, tâm, pháp (mỗi nhóm 04 đề mục)>>??? Tất cả 16 sự tập luyện này đều là niệm thân hết, chính xác là tập niệm hơi thở thôi, không có tập niệm thọ, tâm, pháp gì ở đây cả. Vì sao? tập niệm hơi thở sẽ rõ 🙂

Hạnh Trương

<< Vì sao? tập niệm hơi thở sẽ rõ :)>>

TP nói thế cũng như không nói, nói có sách , mách có chứng chứ 🙂

“Này các tỳ khưu, niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập như thế nào, được thực hành thường xuyên như thế nào khiến cho bốn sự thiết

lập niệm được hoàn bị?

Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’ này các tỳ khưu, VÀO LÚC ẤY vị tỳ khưu sống có sự quan sát thọ ở trên các thọ, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian. Này các tỳ khưu, ta nói như vậy về một thọ khác nữa trong số các thọ, tức là sự chú tâm tốt đẹp đối với sự thở ra sự thở vào. Này các tỳ khưu, vì thế, ở đây, VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu sống có sự quan sát thọ ở trên các thọ, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian.””
http://paliviet.info/TriTan/TriTan_HoiTho.htm

TRANG ÔN CỐ TRI TÂN

www.paliviet.info

Đây là bản dịch mới của bài Kinh Ānāpānasatisuttam thuộc Tạng Kinh, Trung Bộ…See More

Thuận Pháp Dhammiko

Như vậy đức Phật mới phân ra 4 nơi để tập thiết lập niệm khác nhau. Cái cần bàn ở đây gọi là VỊ ẤY TẬP LUYỆN, trong bài kinh Ānāpānasatisuttam thì tất cả 16 cách trên đều thuộc phần <Tu tập niệm hơi thở vào hơi thở ra> cả. Trong cách này, v

ị tu tập lấy hơi thở làm đối tượng chính để tập làm tăng trưởng chánh niệm. Nhưng không một ai lần đầu tiên tập chánh niệm nơi hơi thở mà không bị phóng dật cả. Khi bị phóng dật thì tâm có thể nhảy sang đối tượng khác như là các cảm thọ đau nhứt, các tâm suy nghĩ vu vơ,…Điều quan trọng là nếu bị như vậy thì vị đó phải biết để làm cho tâm an tịnh, hân hoan, nghĩ về vô thường,…và phải trở về lại ghi nhận đối tượng chính là hơi thở để niệm SẼ ĐƯỢC THIẾT LẬP LẠI (thì tương lai), không để tâm vọng động trên nhiều đối tượng khác nhau sẽ làm cho Niệm yếu đi, dẫn đến Định yếu đi, cũng làm cho Tuệ yếu đi.

Hạnh Trương <<Trong cách này, vị tu tập lấy hơi thở làm đối tượng chính để tập làm tăng trưởng chánh niệm.>>. Chỗ nào trong kinh ghi điều này TP nhỉ?

Thuận Pháp Dhammiko

Trong KINH GIẢNG VỀ NIỆM HƠI THỞ VÀO HƠI THỞ RA (Ānāpānasatisuttam), có ghi như sau (ghi bóng gió nhưng phải hiểu đúng 🙂

(Tu tập niệm hơi thở vào hơi thở ra)

<<<Và này các tỳ khưu, niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập như thế nào, đư

ợc thực hành thường xuyên như thế nào là có quả báu lớn, có lợi ích lớn?>>> Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng và thiết lập niệm luôn hiện diện. Có niệm vị ấy thở ra, có niệm vị ấy thở vào.

Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết:[5] ‘Tôi thở ra dài.’[6]
Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’
Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’
Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’

Sau đây là NIỆM THỌ: <<Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở vào;>> Nếu ai lấy THỌ làm đối tượng chính thì chỉ tìm cảm thọ mà niệm thôi, bỏ qua hơi thở hay cái khác đi.

Sau đây là NIỆM TÂM: <<Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu tập luyện: ‘Có cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác tâm, tôi sẽ thở vào;>>

Sau đây là NIỆM PHÁP: <<Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu tập luyện: ‘Có sự quan sát về vô thường, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về vô thường, tôi sẽ thở vào;>>

Hạnh Trương Hỏi lại TP lần nữa nhé, trả lời thẳng vào câu hỏi, đừng nói bóng gió. Pháp hành không phải là văn học.

1. Chỗ nào trong kinh nêu rõ là HƠI THỞ được lấy làm đối tượng của tu tập?

‎2. TP có đồng ý là 16 đề mục không phải có chung một thứ là quán thân? Nếu có ý khác, xin chứng minh?

Thuận Pháp Dhammiko

Theo em thì nội dung chính của bài kinh Ānāpānasatisuttam chỉ có duy nhất một đề mục chính là HƠI THỞ (vô, ra) thôi, mọi cái khác đều là đề mục phụ cả. Đây chỉ là 1 phương pháp lấy hơi thở làm đối tượng để trau dồi chánh niệm, còn các đề mụ

c về thọ, tâm, pháp chỉ là thứ yếu để ghi nhận, ghi nhận chúng xong rồi thì quay về tập ghi nhận lại hơi thở.

Ānāpānasati = Ānāpāna + Sati: sati là tâm ghi nhận, đối tượng của tâm sati này là Ānāpāna (hơi thở vô, ra). Sati này có thể làm phát triển thành 2 loại thiền Định, thiền Tuệ khác nhau nữa!!!

Hạnh Trương OK, đó là kiến giải riêng của TP về nội dung bài kinh :). Nói chung không chỉ TP có kiến giải như vậy.

HT sẽ dẫn ra một ví dụ cụ thể để chúng ta xem xét. Biết là điều này cực kỳ khó tin vì đã quá nhiều thông tin về HƠI THỞ bị nhét vào đầu chúng ta. Do quá nhiều người tu HƠI THỞ gặp nạn (nghĩa đen), nên HT đành lôi vấn đề này ra.
Điều này có thể khiến rất nhiều vị không hài lòng, nhưng đành vậy.

Dīghaṃ vā assasanto “Dīghaṃ assasāmī”ti pajānāti,

Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra dài.’

Đối tượng của nhận biết ở đây được GHI RÕ TRONG NGOẶC KÉP (ti) là TÔI THỞ RA DÀI, chứ không phải là HƠI THỞ RA DÀI.

Để dễ hình dung hơn, HT xin ví dụ thế này :

Đang xem youtube về kỹ thuật tâng bóng, HT nói với con trai, “này con, hãy theo dõi cầu thủ tâng bóng kìa”

Các bạn nghĩ sao, nó sẽ theo dõi TRÁI BÓNG, hay theo dõi SỰ TÂNG BÓNG? Nó theo dõi sự chuyển động của quả bóng, hay nó theo dõi cả những động tác, những kỹ thuật, những chuyển động của cầu thủ đang tâng bóng? Đối tượng của sự theo dõi của nó là TOÀN BỘ SỰ KIỆN TÂNG BÓNG hay là CHỈ TRÁI BÓNG.

Liệu nó chỉ theo dõi TRÁI BÓNG thì có đúng không?

Cũng vậy, liệu chỉ lấy HƠI THỞ làm đối tượng thì có đúng theo như được mô tả trong bài kinh không?

Hạnh Trương

Cũng vậy, trong phạm vi của phần quán thân, có đoạn :

108. Puna caparaṃ bhikkhave bhikkhu gacchanto vā “Gacchāmī”ti pajānāti, ṭhito vā “ṭhitomhī”ti pajānāti, nisinno vā “Nisinnomhī”ti pajānāti, sayāno vā “Sayānomhī”ti pajānāti. Yathā yathā

vā panassa kāyo paṇihito hoti, tathā tathā naṃ pajānāti

(Hòa Thượng Minh Châu)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, tuệ tri: “Tôi đi”, hay đứng, tuệ tri: “Tôi đứng”, hay ngồi, tuệ tri: “Tôi ngồi”, hay nằm, tuệ tri: “Tôi nằm”. Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy.

Thì đối tượng của pajānāti ở đây không phải là cái chân, không phải là cái bước chân, mà là nguyên cả cái “tôi đi” …..

Hạnh Trương Thế nào là nguyên cả cái TÔI ĐI được lấy làm đối tượng của pajānāti? Cái này trong PLCD có một vài vị đã có kinh nghiệm, rất mong được các vị chia sẻ thêm.

Mấy vị này đã chia sẻ từ lâu rồi, nay HT xin mượn lại. Một số đạo hữu khác cũng kinh nghiệm cái này rồi 🙂
http://www.facebook.com/groups/paliviet/permalink/129043003849486/?comment_id=129054450515008&offset=0&total_comments=22

PALI-Chuyên Đề

Sư Indacanda viết : Sư trình như vầy: “Lúc ấy tôi đang kinh hành thì tôi thấy t

ôi tách làm hai: một cái tôi đang đi và một cái tôi khác (đi phía sau ở phía trên một chút) nhìn xem cái tôi đang đi. Từ đó về sau, trước khi đi kinh hành thì tôi tác ý một cái thì một cái t…

Hiếu Nguyễn Khi lấy đối tượng là “Tôi …” thì mình như tách lìa ra thành người thứ 3 đứng quan sát, nó “khách quan” hơn. Em cũng cảm giác là việc quan sát nó “bám nhẹ” hơn vào đề mục, tổng quát hơn, không đi sâu vào chi tiết bằng.
Khi lấy đối tượng là “Hơi thở” hoặc “cử động” v.v… mình sẽ có xu hướng quan sát chi li từng li từng tí.

Đây là kinh nghiệm của em ạ.

Hạnh Trương

Còn bây giờ là một đoạn kinh ngắn trong Tăng Chi, mô tả hiện tượng này :

10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, quán sát tướng được vị Tỷ-kheo khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập với trí tuệ.

11. Ví như, này các Tỷ-kheo, một ngườ

i quán sát một người khác, người đứng quán sát người ngồi, hay người ngồi quán sát người nằm. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, quán sát tướng được Tỷ-kheo khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thế nhập với trí tuệ.

Này các Tỷ-kheo, đây là sự tu tập thứ năm về Thánh chánh định gồm có năm chi phần.

VÍ NHƯ,…., MỘT NGƯỜI QUÁN SÁT MỘT NGƯỜI KHÁC…

Thien Nguyen Ba Em thấy cang phan tich van de hơi thở, cang có lợi cho viec thuc hanh.

Hạnh Trương

Tại sao HT lại nêu và nhấn mạnh việc không phải lấy hơi thở làm đối tượng. Lý do là KHI NGỒI KIẾT GIÀ, NHẮM MẮT mà lấy HƠI THỞ LÀM ĐỐI TƯỢNG thì rất dễ làm cho luồng hỏa hầu được kích hoạt.

Với một số vị có thiên hướng về Kundalini, thì nó

sẽ được kích hoạt rất mạnh và vị ấy rơi vào đủ thứ có thể rơi…. dễ tai nạn là ở chỗ này đây. Chỉ có rất ít người có đủ kỹ năng, kỹ thuật và kiến thức về Kundalini để có thể khống chế và sử dụng nó (cho mục đích nào đó), mà không bị nguy hiểm, bị phản ứng phụ.

Và vô hình chung, khi tập như vậy, các vị đang tu tập theo PGNT lại rơi vào thiền ngoài Phật Giáo với các công năng không phải do tâm thanh tịnh mà có, mà do sự hoạt động mạnh của luồng hỏa hầu mà có.

Nói xéo qua vấn đề này chút để có thể quay lại các đề mục tiếp theo…

Hiếu Nguyễn Nhân chuyện ở comment trên của anh Hạnh, mọi người có thấy khi ngồi trong kinh có đề cập gì tới nhắm mắt hay mở mắt không ạ?

Karmalaw Net

KN vẫn luôn nghi ngờ chỗ dịch: “thở ra TÔI biết thở ra dài” và “quán THÂN TRÊN THÂN”. Bởi vì theo rất nhiều trường phái tu tập, NT cũng như PT, hoặc dịch lại kinh theo kiểu “An Ban Thủ Ý” theo cách bên Làng Mai,..thường rất nguy hiểm chỗ nà

y. Thay vì nhấn trọng tâm chỗ BIẾT thì đa số lại nghĩ TÔI BIẾT, hoặc TÔI biết. Còn phần “quán thân trên thân” cũng vậy, đa số dc dạy là quán tưởng 1 cái thân nào đó (như quán tử thi ngoài nghĩa địa), ko phải THÂN NÀY tức là cái thân hiện đang hiện tiền ở đây lúc này.

Theo KN thì.
Các kết quả quán chú trọng Tôi, cho kết quả An Lạc và Nhất Niệm, nhưng không có thể dẫn tới định.
Các kết quả quán tử thi không đặt hoàn toàn ngay trên thân này sẽ không tự động dẫn tới Niệm Thọ.

Hạnh Trương Đó là lý do tại sao PLCD lại phải phân tích kỹ từng câu, từng chữ trong bài kinh là như vậy, sai 1 ly là đi luôn…

Với pháp hành thì không thể cẩu thả, tùy tiện được. Có thể cách mà một vị nào đó sáng tạo ra phù hợp với vị đó, cũng chẳng sao, đó là việc của vị ấy và những người coi vị ấy là Thầy.
Còn với những ai thực sự quan tâm tới những gì mà đức Phật đã chỉ dạy thì buộc phải có thái độ và cách tiếp cận hết sức nghiêm túc và cẩn trọng với từng câu, từng chữ trong kinh. Có thể phải đem chính mình ra làm vật thí nghiệm để kiểm chứng cách hiểu của mình, phải đem lý luận của mình ra để các vị khác phản biện, kiểm tra, đối chiếu. Có như vậy thì họa may chúng ta mới tiếp cận được gần hơn với những gì đã được đức Phật chỉ dẫn hơn 2500 năm.

Phạm Doãn

TÓM TẮT THẢO LUẬN giúp mọi người cùng nắm VẤN ĐỀ.

Thực hành quán hơi thở

– Lấy HƠI THỞ làm đề mục. Đề mục hơi thở ở đây giống như một điểm để nương tựa tức không phải là đối tượng hay mục đích chính, mà chỉ là PHƯƠNG TIÊN

– Mục Đích thực sự là tạo ra: CHÁNH NIỆM trên BỐN NIỆM XỨ (tức làm hoàn chỉnh bốn sự thiết lập Niệm). Bài kinh còn nói rõ sự thiết lập niệm này rất cần trong tương lai để chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian cũng như để tạo ra Niệm Giác Chi (một trong bảy yếu tố để giác ngộ)

Từ trước đến giờ, thực hành quán niệm hơi thở đều được dạy là theo dõi (với sự chú tâm) “hơi thở” lúc vào, lúc ra. Tuy nhiên phân tích ý nghĩa của cả hai bản dịch chúng ta thấy dường như có sự chênh lệch giữa việc thực hành (theo dõi hơi thở- itself)) và ý nghĩa kinh (nhận biết toàn diện SỰ thở vào, thở ra)

Hòa Thượng Minh Châu dịch:
Thở vô dài, vị ấy biết: “Tôi thở vô dài”.
Hay thở ra dài, vị ấy biết: “Tôi thở ra dài”.
Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở vô ngắn”.
Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở ra ngắn”.

Sư Indacanda dịch:
Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết:[5] ‘Tôi thở ra dài.’[6]
Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’
Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’
Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’

Căn cứ trên cả hai bản dịch, qua sự liên kết với các trải nghiệm của Sư Indacanda, cô Nguyên Hương, các đạo hữu, một đoạn kinh tăng Chi v.v…Đạo hữu Hạnh Trương có suy nghĩ và đã đặt vấn đề về sự tu tập Niệm Hơi Thở, cho đúng với ý nghĩa trong Kinh hơn Đó là vấn đề: Cái nào đúng:
– Nhận biết riêng về Hơi Thở
– Hay nhận biêt toàn diện về Sự Thở

Đa số mọi người ở đây, đều từng có tu tập với các vị thày hướng dẫn khác nhau. Thiết nghĩ, mỗi người đã có pp tu tập rồi, thì cứ áp dụng theo cách tu tập của mình. NGOÀI RA, những ai còn đang học hỏi kinh điển, hoặc những ai có nghi vấn về sự thực hành của mình, thì có thể tham khảo thêm đề tài này ở các comments vừa được post.

Đơn Sa

Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết:[5] ‘Tôi thở ra dài.’[6]
Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’
Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’
Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết

: ‘Tôi thở vào ngắn.’

Vị ấy tập luyện:[7] ‘Có cảm giác toàn thân,[8] tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào;’[9]

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào.’[10]
(Theo bản dịch của Sư Indacanda)

DS không rõ trong nguyên gốc thế nào và cách cắt nghĩa như thế nào trong Pali ? Trong tiếng Việt thì theo đoạn trên DS có chú ý đến sự xuất hiện của các danh từ, động từ, tính từ, trạng từ:

– Có câu dùng tính từ, có câu dùng trạng từ. Ví dụ: “Tôi thở ra dài” (dài là tính từ) chứ không phải: “Tôi thở ra một cách dài” (kiểu trạng từ); “Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào” (có cảm giác: cụm trạng từ). Trạng từ (diễn đạt trạng thái) và Tính từ (mô tả tính chất) được dùng như vậy có ý gì không?

– Trong câu động từ có khi là dạng hiện tại, có khi là dạng tương lai. thì hiện tại đi với tính từ, thì tương lai có trạng từ.

– “Tôi thở”, “tôi sẽ thở” được đặt sau các cụm từ: “nhận biết”, “có cảm giác toàn thân”, “trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân”, có phải là cái đặt trước sẽ quan trọng, được quan tâm, chú ý hơn cái đặt sau ?!

Hạnh Trương

Nhân có DS hỏi, thì chuyển qua thảo luận về pháp hành cụ thể hơn cho phần này nhé.
Bắt đầu từ câu đầu tiên :

Idha bhikkhave bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāyaparimukh

aṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. So satova assasati, satova (Sato – Sī, Syā) passasati

(I) Sư Indacanda (đoạn tương tự từ bài kinh NTXTN):
Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng và thiết lập niệm luôn hiện diện. Có niệm vị ấy thở ra, có niệm vị ấy thở vào.

(II) Ngài Minh Châu:
Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra.

Chỗ này đã gặp vấn đề lớn ở câu ” thiết lập niệm luôn hiện diện” (Sư Indacanda ) và ” an trú niệm trước mặt” ( Ngài Minh Châu)

Câu “an trú niệm trước mặt” rất được hoan nghênh bởi các trường phái tu năng lượng và công năng, vì nó giúp cho việc xuất hiện các hiệu ứng quang học và năng lượng khá thuận lợi.

Sau khi phân tích và tìm hiểu ý nghĩa của cả bài kinh, ý nghĩa của niệm, tỉnh giác và nhiệt tâm, thì HT thấy cách dịch (I) gần với nội dung của pháp hành hơn.

Vì sao, vì Niệm là pháp căn bản (các pháp lấy niệm làm tăng trưởng), làm gì thì trước khi làm cũng cần có niệm đã được thiết lập (rồi sau đó là duy trì ). Ở đây cũng vậy, sau khi đã làm đủ các việc cần thiết để có thể bắt đầu thực hành phần quán thân trên thân, vị ấy bắt đầu vào thực hành bằng cách thiết lập niệm và làm cho nó luôn hiện diện, và sau đó, với niệm đã được thiết lập thì vị ấy thở vô, thở ra…. trong khi thở vô, thở ra vị ấy duy trì niệm đã được thiết lập….

Phạm Doãn
VỀ SỰ TÁCH BIỆT CỦA NGÃ

Tôi cũng từng hỏi ở PLCĐ và mới đây hỏi sư cô Nguyên Hương, rằng tại sao các thông tin về dạy thực hành Chánh Niệm thì có rất nhiều mà sự mô tả trạng thái khi “Chánh Niệm lúc thành công” lại dường như không thấy! Ý muốn nói, ngoài trạng thái nhận biết rất rõ bốn niệm xứ (Thân, Thọ, Tâm, Pháp) thì trạng thái Chánh Niệm có kèm theo những trải nghiệm gì khác đặc biệt không?
Ai ngồi thiền, lúc quan sát Tâm của chính mình, cũng có trải nghiệm về trạng thái “một người” quan sát “một người”.
Hoặc ngay lúc chấm dứt ngồi thiền, có người vẫn có cảm giác mình đang quan sát mình. Tôi và thân thể của Tôi là hai cái gì đó khác nhau!
– Sư Indacanda (lúc đi thiền hành) cũng có mô tả về cái cảm giác như có một “cái tôi” khác nữa quan sát “cái tôi” của mình.
Cô Nguyên Hương (lúc ngồi thiền):
– Vâng, những gì mà ‘hành giả” Indacanda nói là có thể kinh nghiệm được. Khi sati & sampajana đã được phát triển hoàn hảo, hành giả sẽ không cần phải tác ý trước mỗi động tác. Mọi chuyện xẩy ra gần như tự động và cực kỳ chính xác. Người quan sát như tách ra và ‘nhìn’ nguời hành động rất khách quan từ bên ngoài. ở giai đoạn này hành giả cảm thấy cực kỳ thoải mái, thiền không còn là ‘hành’ nữa mà là một lối sống rất tự nhiên tràn đầy phúc lạc. Mong rằng các Phật tử đều có thể nếm trải pháp tu tuyệt vời này!

– PD cũng đã có trải nghiệm tương tự. Sau khi kết thúc buổi thiền với cảm giác sảng khoái, thì cái cảm giác sảng khoái tồn tại rất lâu, không mất đi. Sáng hôm sau, khi làm việc, tiếp xúc với bệnh nhân, mình thấy rõ là mình đang quan sát mình. Như có một ý thức chủ thể nào khác, tồn tại ở đâu đó, nhìn xuống, thấy rõ từng động tác cơ thể của mình, thấy rõ từng ý niệm sắp khởi lên trong tâm của mình. Tất cả rất tự nhiên không có một nổ lực nào cả! Tự nó dính vào mình!

Như vậy, một “hiệu ứng phụ” của thiền Chánh Niệm trong Đạo Phật (hoặc thiền trong một pháp môn nào khác) có thể xảy ra đó là SỰ TÁCH BIỆT CỦA NGÃ. Việc theo dõi tâm của mình, hay theo dõi tất cả thân thọ tâm pháp, miên mật lâu ngày có thể biểu hiện ra sự tách biệt của ngã. Trạng thái này, đối với Đạo Phật, sẽ giúp hành giả Chánh Niệm trên bốn niệm xứ, một cách thoải mái mà không cần một nổ lực nào cả!

TRỞ LẠI đề tài thảo luận.
Có phải, khi thực hành bài kinh Anapanasati thì “nhận biết toàn diện SỰ THỞ” thì đúng ý Kinh hơn và có thể đem lại Chánh Niệm nhanh hơn và <một> biểu hiện của nó là sự Tách Biệt của “ngã”.
Cái này rõ ràng là ta phải tự mình kiểm chứng!
Mong rằng mọi người ở đây cùng đóng góp những trải nghiệm của mình về trạng thái CHÁNH NIỆM cho thảo luận này.

Hạnh Trương

Một điểm đặc thù của trạng thái này là … sướng :), nói dân dã là như vậy, và càng đi càng khỏe ( nếu đi kinh hành ), và thích đi, thích ở cái trạng thái đó, cho tới khi nào nghiệp nó can thiệp khiến trạo hối nổi lên hất người quán sát đi
Tình trạng thì nó đúng như Sư Indacanda và Sư cô Nguyên Hương và BS Phạm Doãn đã mô tả, hoặc như trong đoạn kinh Tăng Chi HT đã dẫn, cái biết nó dường như là đứng ngoài đối tượng được quán sát (là toàn thân hành giả đang làm gì đó).
Có lần HT gợi ý điều này cho một đạo hữu, vị ấy lập tức thử nghiệm và sau khi nhận ra trạng thái này, vị ấy gần như bật khóc… vị ấy nhận ra có cái ngã đang cúi xuống và nhận ra “đó không phải là tôi”…
Thử nghiệm này làm không khó, ví dụ khi HT đang gõ phím đây, theo được mô tả trong bài kinh, thì đang làm gì thì tuệ tri thân thể đang làm việc đó, thay vì HT chỉ để ý quán sát hai tay đang gõ phím, thì HT thấy nguyên thằng Hạnh nó đang làm việc đó.

Có sự khác biệt rất rõ giữa hai cách này, quý vị cứ thử mà xem. Một cách càng làm càng khỏe, một cách càng làm càng mệt.

Phạm Doãn

Khi tôi trải nghiệm sự tách biệt của ngã, thì thời đó tôi chưa biết bài kinh Quán niệm Hơi Thở, chưa rõ biết khái niệm về CHÁNH NIỆM trong Đạo Phật.
Tôi chỉ cố làm yên lặng Tâm bằng cách quan sát chính nó, hoặc đôi khi đặt niệm trước mặt, h

oặc đôi khỉ rảo qua toàn bộ cơ thể mình.
Như vậy tôi nghĩ rằng, ngoài phương pháp thực hành chánh niệm của Đạo Phật, có nhiều kiểu thiền khác, có thể đưa đến trải nghiệm về sự tách biệt của ngã!
Tôi tìm các tài liệu tâm lý học về các trải nghiệm tâm linh thì có được một số thông tin về sự tách biệt của ngã (được cho là trải nghiệm Kundalini).
Về sự tách biệt của ngã, các nhà tâm lý học gọi đó là trạng thái “detachement”, hoặc ý thức chứng nhân (witness consciousness), hoặc với sự tách biệt có cường độ mạnh hơn nữa thì gọi là “dissociation”:

– Sự tách biệt của Ngã (detachement)
Trong cơn bùng dậy của Kundalini, ta thấy dường như ta là ai đó từ bên ngoài, đang quan sát rất kĩ từng cảm xúc, từng ý nghĩ, từng hành động của ta. Hiện tượng ý thức lạ này rất phổ biến và được gọi là ý thức chứng nhân (witness consciousness). Đạo Sufis gọi là “ngọn lửa tách biệt” Tư duy bộ não vẫn hoạt động bình thường bên cạnh ý thức chứng nhân.

– Hiện tượng phân ly (dissociation)
Khi ngã được tách rời khỏi mọi cảm giác và hành động của bản thân, ta rơi vào ý thức nhân chứng, ta ở ngoài ta quan sát ta. Nếu ta không quá sợ hãi với tình trạng kì cục này thì không sao. Nếu nỗi sợ hãi (từ ý thức hay vô thức) xuất hiện, cấu trúc tâm thần sẽ bị chấn thương, gây ra bệnh hysterie hoặc tâm thần phân liệt (schizophrenia), tức là điên. Rất nhiều người thực hành Kundalini thiếu bản lãnh trong tình trạng ý thức này tự cho mình bây giờ đã là siêu nhân, đấng tiên tri hoặc đấng cứu thế. Tuy nhiên thái độ lệch lạc này có thể dần dần biến mật và tâm trí bình thường lại…”
Đọc toàn bộ tài liệu này ở đây:
http://bsphamdoan.wordpress.com/cac-bai-vi%E1%BA%BFt-cu/th%E1%BB%83-nghi%E1%BB%87m-kundalini/

– Thể-nghiệm Kundalini

bsphamdoan.wordpress.com

Thể-nghiệm Kundalini Kundalini Kundalini tượng trưng bằng hình ảnh hỏa xà (con r…See More

Hạnh Trương Vậy là chỗ này hơi nhạy cảm rồi đây 🙂 , nó có một cái đi hẳn ra ngoài làm chứng nhân (cái này dân mật tông chứng nhiều) và cái DƯỜNG NHƯ là đứng ngoài ….
Cần phải phanh chỗ này lại chút ạ… đứng ngoài với dường như là đứng ngoài ?

Nguyễn Viết Huy

Cháu xin góp một đoạn về có phải Hơi Thở làm đối tượng hay không, cháu tìm thấy trong bài Kinh này:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-54.htm (6. VI. Arittha)
Tóm tắt đại ý: Một vị Tỳ Kheo mô tả mình tập niệm hơi thở như sau:

“Bạch Thế Tôn, đối với các dục (kàma) quá khứ, con đoạn trừ dục tham (kàmacchanda). Ðối với dục tương lai, con từ bỏ dục tham. Ðối ngại tưởng (pàtighasanna), đối với nội ngoại pháp, được khéo nhiếp phục nơi con. Chánh niệm, con thở vô. Chánh niệm, con thở ra. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra.”

Nhưng Thế Tôn phủ nhận: “Ðây cũng là niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này Arittha, nhưng Ta tuyên bố là không phải. Này Arittha, Ta sẽ nói cho Ông như thế nào là niệm hơi thở vô, hơi thở ra, được phát triển, được làm cho viên mãn. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.”

Và giải thích rõ hơn:”Ở đây, này Arittha, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống, ngồi kiết-già:… “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

Như vậy, này Arittha, niệm hơi thở vô, hơi thở ra được phát triển, được làm cho sung mãn.”

Như vậy có vẻ như Hơi Thở không phải là đối tượng đúng như anh Hạnh Trương nghi vấn, và có vẻ như quá trình thở và quán ly dục, ly tham mới là đối tượng.

Tuong Ung – Tap 5 – Chuong 54

www.budsas.org

Phạm Doãn
Về sự AN TOÀN
Sự thực hành Thiền sẽ an toàn, nếu đúng Chánh Pháp, không vượt cấp, bỏ giai đoạn. Thực hành Chánh Niệm chỉ là một pháp Quán, dựa trên sự tỉnh táo theo dõi hơi thở (hoặc sự thở), không có tập trung

trên một điểm cố định (như đầu mũi) thì theo tôi không có nguy hiểm gì cả!
Tu tập theo Chánh Pháp là tu tập có MỤC ĐÍCH đoạn trừ các lậu hoặc làm sạch các ô nhiễm của tâm. Các giai đoạn Chánh Niệm hay Thiền Định chỉ là “biểu hiện” của sự làm sạch tâm ít hay nhiều! Đây là nền tảng của Đạo Phật. Nếu động lực tu tập của thiền sinh lấy sự làm sạch ô nhiễm làm căn bản, không dựa vào dục vọng (khao khát trở thành siêu nhân) thì luôn an toàn.
Về sự NGUY HIỂM
Khi tu tập loại Thiền có sự tập trung quá nhiều, nhất là khi tập trung trên một điểm cố định (Vd: tập Thiền Định). Hoặc tu tập không chú ý đến việc thanh tẩy làm sạch tâm. Hoặc tu tập với động lực không trong sạch (khao khát có những năng lực hơn người v.v…) thì thiền sinh phải đối mặt với sự nguy hiểm. Ngay những trung tâm thiền có tiếng hiện nay, thiền sinh (có thày hướng dẫn) cũng vẫn xảy ra các trường hợp loạn tâm, hoặc các bệnh tâm thần cũ đã khỏi, nay lại tái phát. Lúc đó không những có trạng thái Dissociation mà còn có thể trầm trọng hơn nữa là Schizophrenia (điên)

Hạnh Trương Có dấu hiệu nào báo trước sự nguy hiểm đang cận kề khi tu định sai không BS nhỉ?

Hạnh Trương to Thien Nguyen Ba

Hỏi
<<Câu hỏi của em là:

1/ Những câu hướng tâm, tạo ý trước ở trên cũng là dùng để “thiết lập niệm” phải không?
2/ Chúng ta vừa thở vô, vừa thở ra trong khi ta vừa hướng tâm phải không?>>

1. Đúng, chúng được dùng để thiết lập niệm .

2. Không, trong khi thở vô, thở ra, thì phải LÀM CÁI VIỆC CẦN LÀM theo như đã được thiết lập VÀ duy trì liên tục việc đó. CHỈ KHI NÀO lãng đi, bị thất niệm thì nhắc lại , thiết lập lại.

– Theo ý riêng của HT thì việc thiết lập này được thực hiện ở khoảng giữa của hơi thở ra và hơi thở vào ( thở ra tự nhiên thì nó sẽ ngưng một chút, ở cái khoảng ngưng đó mình mới thiết lập niệm.

Phạm Doãn to Hạnh Trương:

Xin phép được ngoài lề một chút. Mọi sự nguy hiểm liên hệ đến “Thiền” (nói chung) thường liên hệ đến cái gọi là luồng Hỏa xà (cái này thày HT chuyên môn hơn). Bệnh nhân của tôi có người tập thiền, nhập viện vì xuất tinh liên tụ

c đến kiệt sức. Có người nghe tiếng nói của người khác, hoặc nhiều người khác trong đầu, không cách gì bắt nó im đi được. Chưa chết, chưa gọi là điên. Nhưng có thể xem đó là một trong những dấu hiệu báo trước!

Hạnh Trương Thế hiện tượng dễ nổi sân, đôi khi bột phát và rất mạnh rồi lại bình thường trở lại, có thể là một dấu hiệu không ạ?
Ngoài những cái BS đã nói (thấy mà sợ), em còn thấy nhiều vị dễ nổi sân với nhiều chuyện mà người thường cũng chẳng sân như thế.
Theo kinh nghiệm của em, thì vụ sân này do cái lò sinh Kundalini đã được bật mà “gạo” cho nó thì vì lý do gì đó mà thiếu ( thiếu thật, đã bị dùng quá nhiều..) cho nên bị “nóng”…

Thôi, không nói vụ này nữa ạ, nói ra tự thấy sợ rồi đó ạ….

Vo Thi Huyen Chi Vậy Câu hỏi đặt ra kế tiếp là : trong trường hợp có vấn đề lúc tập thiền, thì nên làm gì? (Có nên tách ra thành một chủ đề riêng ko ạ?)

Phạm Doãn to ‎Vo Thi Huyen Chi :Tách DOC rồi cho nó một chủ đề riêng!

Phạm Doãn Đang trong sự tĩnh lặng (Thiền) xuất ra môi trường động bên ngoài mà không chuẩn bị, xuất ra bất ngờ nhanh quá (như có người bất ngờ gọi, gõ cửa v.v…). Thì sự thay đổi trạng thái đột ngột này làm nhiều người dễ bị kích thich, nổi giận!

Thuận Pháp Dhammiko to Hạnh Trương: <<Theo ý riêng của HT thì việc thiết lập này được thực hiện ở khoảng giữa của hơi thở ra và hơi thở vào ( thở ra tự nhiên thì nó sẽ ngưng một chút, ở cái khoảng ngưng đó mình mới thiết lập niệm>>

Chỗ này TP thấy sao sao ấy a HT? Khoảng giữa của hơi thở ra và hơi thở vào thì hơi thở coi như biến mất thì thiết lập niệm ở đâu? Niệm muốn có thì phải có đối tượng của nó mà. Theo TP ở khoảng trống này thì thiết lập Tuệ mới đúng hơn, tức tuệ thấy Nhân Quả: Hơi thở biến mất là nhân thì tâm không ghi nhận được nó nữa là quả.

Hạnh Trương Có dùng hơi thở làm đối tượng để thiết lập niệm đâu, nên khi không thở là thân nó an nhất, thân nó an thì tâm nó cũng an, khi đó mới thiết lập một niệm, mới hướng tâm, thì việc đó nó sẽ hiệu quả hơn. Chỉ là một mẹo thôi 🙂

Hạnh Trương Thấy TP hỏi mới chợt nhận ra là chúng ta đã nghiên cứu bài kinh Đoạn Giảm vội vàng, giờ chắc phải quay lại, vì bài kinh đó mô tả các pháp hành rất căn bản, nền tảng. Chưa hiểu thì sẽ không hiểu được cách thực hành ở MN10 và rất nhiều pháp hành khác sẽ xuất hiện thường xuyên trong Chánh Tạng.

Các đạo hữu nào quan tâm tới pháp hành thì đọc kỹ lại comment này của Ven Adhiṭṭhāna, HT sẽ tranh thủ tạo một subdoc tương ứng để làm rõ thêm về đề tài “khởi tâm, hướng tâm”.

http://www.facebook.com/groups/paliviet/permalink/326655474088237/?comment_id=327725817314536&offset=0&total_comments=38

PALI-Chuyên Đề

Hiếu Nguyễn Vâng anh tạo đi ạ, mấy cái cơ bản này hay bi bỏ qua lắm. Tâm chưa trong sạch, chưa được định hướng tốt, chưa nhu nhuyến dễ sử dụng thì làm sao xài được.

Hạnh Trương Anh đang làm, nhưng nó lại có vài chỗ hơi tế nhị, đang nhờ các Sư giúp đỡ một chút

Thien Nguyen Ba

Một đề mục của hơi thở thường có 2 giai đoạn là thở ra và thở vào.

Ví dụ:
“Vị ấy tập luyện:[7] ‘Có cảm giác toàn thân,[8] tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào;’[9]

Như vậy, việc chúng ta hướng tâm, thiết lập niệm, tập luyện ở giai đoạn hơi thở ra như sử dụng câu: ‘Có cảm giác toàn thân,[8] tôi sẽ thở ra;’

Hoặc là chúng ta hướng tâm, thiết lập niệm, tập luyện ở giai đoạn hơi thở vào như sử dụng câu: ‘Có cảm giác toàn thân,[8] tôi sẽ thở vào;’

Hay là chúng ta hướng tâm, thiết lập niệm, tập luyện ở cả hai giai đoạn hơi thở vào và hơi thở ra như sử dụng cả hai câu:
‘Có cảm giác toàn thân,[8] tôi sẽ thở ra;’
‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào;’[9]

Đào Trọng Trác Chỗ này Thiện lưu ý theo mình là 4 giai đoạn chứ không phải 2 đâu :
1) Trước khi thở ra lưu ý đến cảm giác toàn thân (mọi cảm giác hiện có)
2)Tôi sẽ thở ra.
3)Sau khi thở sẽ có khoảng dừng cũng lưu ý đến cảm giác toàn thân.
4)Tôi sẽ thở vào….nếu khi bắt đầu thở ra bằng miệng và thở vô bằng mũi sẽ thấy rõ điều này…..


KINH MN 010 – KINH NIỆM XỨ (Satipatthàna sutta)

I.    BẢN KINH MN 010 – Kinh Niệm Xứ (Satipatthanà)

1.   Bản tiếng Việt của HT. Minh Châu:

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm

2.   Bản tiếng Việt dịch từ tiếng Anh của Narada Mahathera:

  http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&ppx6.htm

3.   Bản tiếng Anh của Nyanasatta Thera:

The Foundations of Mindfulness

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.010.nysa.html

4.   Bản tiếng Anh của Soma Thera:

The Discourse on the Arousing of Mindfulness

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.010.soma.html

5.   Bản tiếng Anh của Thanissaro Bhikkhu:

Frames of Reference

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.010.than.html

6.   Bản song ngữ Pali-Việt của Bhikkhu Indacanda

http://paliviet.info/VHoc/13/010.htm

7.   Bản tiếng Việt của T.T. Thích Nhất Hạnh

http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/kinh-sach/36-kinh-vn/161-kinh-bn-lnh-vc-quan-nim

 

II.  TÀI LIỆU THAM KHẢO cho bài kinh MN 010

1.   Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ

Tác giả: Ngài Pa Auk Sayadaw, TỲ Khưu Pháp Thông dịch Việt

http://www.facebook.com/groups/paliviet/329721687114949/

2.   Luận Giải Kinh Tứ Niêm Xứ

Tác giả Thiền sư U Sinalanda, Tỳ Khưu Khánh Hỷ dịch Việt

http://www.budsas.org/uni/u-dainiemxu/dnx-idx.htm

3.   Tứ Niệm Xứ Giảng Dạy

Tác giả: Ngài S.N. Goenka, Tỳ Khưu Pháp Thông dịch Việt

http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/TuNiemXu/index.htm

4.   Thiền Tứ Niệm Xứ – Minh Sát Tuệ

Tác giả: Hòa Thượng Giới Nghiêm,

http://buddhanet.net/budsas/uni/u-dainiemxu/gntnx01.htm

5.   Giảng Kinh Tứ Niệm Xứ – Thích Chơn Thiện http://www.budsas.org/uni/u-phathoc-kl/phkl-2-14.htm

6.   Tứ Niệm Xứ- Bốn Nền Tảng của Chánh Niệm Tác giả Bhikkhu Brahmavamso, Dr. Bình Anson dịch Việt http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vbud/vbthn026.htm

7.   Toát Yếu Kinh Trung Bộ – Thích Nữ Trí Hải

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-01.htm

8.   The Way of Mindfulness by Soma Thera

http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/soma/wayof.html

III. ĐỀ CƯƠNG:

Tìm hiểu các từ Pali trong bài kinh, được xem là khó hiểu, gây tranh cãi, quan trọng, hoặc có xuất hiện nhiều trong văn bản Pali. (Vì sự sống còn của Pháp Bảo, kính thỉnh sự giúp đỡ đặc biệt của quý sư có hiểu biết về ngôn ngữ Pali.)

Cố gắng học hiểu chính xác nội dung của bài kinh, bằng cách so sánh các bản dịch (mọi ngôn ngữ) với nguyên bản Pali.

Tìm thêm các tài liệu tham khảo “đáng tin cậy”, “có giá trị” về cách hiểu bài kinh Niệm Xứ và phương pháp thực hành Tứ Niệm Xứ.

Thảo luận để cố xác định phương pháp thực hành đúng Tứ Niệm Xứ.

Thử tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự khác biệt trong cách thực hành Tứ Niệm Xứ của các trường phái hiện nay.

Thử tìm hiểu về bài kinh Niệm Xứ trong kinh điển A Hàm và cách tu tập Tứ Niệm Xứ của các tông phái thuộc Đạo Phật phát triển.

So sánh, đối chiếu các trường phái tu tập Tứ Niệm Xứ khác nhau của Theravada

Các thành viên tự nhận định và rút ra kết luận riêng cho mình.

Khuyến khích các thành viên tạo Document trình bày quan điểm của mình về bài kinh NIỆM XỨ.

IV. VỀ VIỆC TẠO CÁC SUB-DOCUMENTS

Bài kinh MN 010 Kinh Niệm Xứ (Satipatthanà) là một đề tài quá lớn. Để lưu giữ được nhiều thông tin sau thảo luận, một cách khoa học, để dễ dàng truy cập về sau. Kính mời mọi người lưu ý về việc đưa các phần thảo luận vào đúng các Sub-Documents mà chúng ta sẽ lần lượt tạo ra khi thảo luận đi ngang qua các đề tài đó.

Trước hết ta đang có những Sub-Documents này:

1. Thảo luận về một số Từ và Câu PALI trong kinh Niệm Xứ

http://www.facebook.com/groups/paliviet/doc/329445147142603/

2. Chú Giải Phần đầu bài kinh NIỆM XỨ

http://www.facebook.com/groups/paliviet/doc/331103590310092/

3. Pháp hành QUÁN HƠI THỞ trong phần QUÁN THÂN TRÊN THÂN

http://www.facebook.com/groups/paliviet/doc/331374253616359/

4. Katame cattāro?

http://www.facebook.com/groups/paliviet/doc/331000913653693/

5. Tâm Sở Niệm

http://www.facebook.com/groups/paliviet/doc/334007456686372/

V. THẢO LUẬN

Hạnh Trương <<Đức Phật Ngài giảng theo tuần tự, thì tuần tự mà hành thôi>>

cái này HT có quan điểm khác, nó như học võ thôi, lúc học thì có thứ tự, vì không thể nói 1 lúc hết các thứ được, còn khi thực hành thì tùy địch thủ ra sao mà mình dùng chiêu phù hợp.

Nếu quán thọ mà nhiếp phục được tham ưu thì dùng quán thọ, nếu quán tâm mà nhiếp phục được … thì dùng quán tâm… làm riết rồi nó … hihi.

Chanhtrikien Nhanqua

Hay quá!

Nếu không phải vậy thì ta sẽ có tới 7 pháp độc lập, 3 cái này và 4 cái kia (TTTP), hihi.
Nếu quán thọ mà nhiếp phục được tham ưu thì dùng quán thọ, nếu quán tâm mà nhiếp phục được … thì dùng quán tâm… làm riết rồi nó … hihi.

Bạn Hạnh Trương làm rỏ 3 cái này là gì luôn nhé! Cho rỏ thêm mà.

Câu hỏi:
Nếu là độc lập: Vậy ta có thể luôn luôn quán tâm không? Không cần quán 3 cái còn lại?
Hay là có lúc ta quán tâm, có lúc ta quán thọ, có lúc ta quán thân, có lúc ta quán pháp?

Hạnh Trương Đã nói chuyện đánh nhau rồi mà, địch nó đá vào dưới thắt lưng, lại cứ đỡ mặt sao 🙂

Chanhtrikien Nhanqua ‎:) hiểu rồi!

Nhưng vẫn chưa thỏa mãn :). Hỏi tiếp:
7 pháp độc lập: 3 cái này và 4 cái kia (quán thân, thọ, tâm, pháp).

3 cái này có phải là: ātīpī (nhiệt tâm, tinh cần); sampajāno (có sự nhận biết), satimā (có chánh niệm) không vậy bạn Hạnh Trương?

==> Và kết quả có phải là chế ngự tham ưu ở đời, và tổng hợp kết quả cuối cùng là Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Hạnh Trương ‎3 cái này đúng là 3 cái đó :), còn kết quả thì còn tùy làm 3 cái đó với 4 cái kia tới đâu 🙂 ( ý riêng của HT thôi nha)

Thuận Pháp Dhammiko

Ven Adhiṭṭhāna:<<“Bốn điều nào? Ở đây (ngay trong giáo pháp này), này các thầy tỳ khưu ! một vị tỳ khưu trú trên thân có sự theo dõi thân, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên các cảm thọ, có sự theo dõi cảm thọ, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên tâm, có sự theo dõi tâm, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên các pháp, có sự theo dõi pháp, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian.>>

=> một vị tỳ khưu trú trên thân có sự theo dõi thân, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, NẾU VẬY THÌ (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian;…(TP cảm ơn Ven Adhiṭṭhāna nhiều vì kiểu dịch này 🙂

Bài kinh nói rằng, một vị muốn niệm thân thì phải trú trên thân mà niệm, muốn niệm thọ thì phải trú trên thọ mà niệm,…và muốn sự niệm có hiệu quả thì phải có sự hiểu biết, có nhiệt tâm, làm miết như vậy thì loại bỏ được tham, ưu ở trên đời.

Hạnh TrươngVen Adhiṭṭhāna ơi, chữ Abhijjhā chiết tự thế nào mà nó ra thành THAM Sư nhỉ, cứu đi, hihi.

Abhijjhā (f.) [fr. abhi + dhyā (jhāyati),

dhyā này có liên quan gì tới từ THIỀN không Sư nhỉ

Ven Adhiṭṭhāna to ‎Hạnh Trương

căn dhyā này của Saṅkrit à nha, của Pāḷi là căn Jhā, căn jhā này có nghĩa là thiêu đốt, có lẽ đây là 1 cách chơi chữ khi ví abhijjhā (abhi +jhā) như là 1 sự đốt nóng, nói cách khác lửa tham.

Ven AdhiṭṭhānaHạnh Trương tại sao nó gọi là tham, vì trong chú giải của Dhammasaṅginī Aṭṭhakathā dùng chữ abhijjhāyati để diễn tả tính chất của abhijjhā như 1 lobha. 😀

Hạnh Trương

trời ơi, không chơi lôi chú giải ra dọa chứ, hihi
Jhā có phải là căn trong chữ jhāna không Sư nhỉ

Ven Adhiṭṭhāna

nếu hiểu abhijjhā theo nghĩa đen (về mặt từ ngữ) thì có thể dùng căn jhā trong chữ jhāyati sự thiêu đốt, để ví tham như 1 sự thiêu đốt.
nếu dùng chú giải dhammasaṅginī aṭṭhakathā thì abhijjhā được định nghĩa bằng từ abhijjhāyati.
Theo tự điển thì chữ Jhāyati – thiền tập, lại từ căn Jhe. Cái này cần phải coi lại 😀

Hạnh Trương Sư coi giùm thêm nha Sư 🙂 Không là HT hiểu nó là sự thiêu đốt tâm ưu một cách abhi đó, hihi

Ven Adhiṭṭhāna

cứ hiểu là lobha – tham là tốt nhất, còn cái vụ thiêu đốt chỉ là cách chơi chữ thôi :))

Hạnh Trương

Ủa , chữ nó khác mà sao mình lại cứ hiểu là lobha được ạ, hihi.

Thuận Pháp Dhammiko

Đức Phật chơi chữ kinh quá? Vì sao THAM được ví như sự thiêu đốt Ven Adhiṭṭhāna? Thường thì tham là muốn thêm, nắm giữ thêm; còn sân mới là thiêu đốt chứ!

Hạnh Trương

chữ thiêu đốt có từ bài kinh được nói cho các du sỹ của ngài Kasapa rồi, nhưng không lẽ dùng ở đó một lần là chỗ khác cũng phải hiểu thiêu đốt là tham 🙂

Thuận Pháp Dhammiko

Có thể đây là một từ khác mang nghĩa là Lobha thôi, như Paṭigha cũng mang nghĩa là Dosa vậy???

Ven Adhiṭṭhāna

nói đi nói lại quên nói chỗ này chữ abhijjhādomanassaṃ trong trường hợp này nên được hiểu là abhijjhā ca domanassaṃ ca

Hạnh Trương

Nói vậy chứ Ven Adhiṭṭhāna trích giùm chỗ chú giải đi nhé, nếu ở đó chú giải hợp lý thì ta nghe theo, không hợp lý thì ta đào tiếp, hihi. Còn bắt ép là nó là lobha thì ta không chịu 🙂

Ven Adhiṭṭhāna to ‎Hạnh Trương

cái này chắc phải đợi 2 vị này vô phụ tiếp quá Ven.Từ Minh, Ven. Tiểu Lâm

Hạnh Trương Xin nhị vị ra tay , hihi

Thuận Pháp Dhammiko

Chanhtrikien Nhanqua: <<Câu hỏi:
Nếu là độc lập: Vậy ta có thể luôn luôn quán tâm không? Không cần quán 3 cái còn lại?
Hay là có lúc ta quán tâm, có lúc ta quán thọ, có lúc ta quán thân, có lúc ta quán pháp?>>

+ Nếu một hành giả mới tu tập thiền, thì tốt nhất nên quán thân trước. Vì thân là cái dễ thấy nhất để mà theo dõi, ghi nhận. Phần thọ, tâm, pháp thuộc phần tinh thần rất khó thấy, khó ghi nhận.
+ Còn đ/v vị hành thiền thuần thục rồi thì ghi nhận cái nào trước cũng được trong 4 cái, miễn là dễ ghi nhận nhất.

Đó là nói đến NIỆM thôi, còn thực hành TỨ NIỆM XỨ như thế nào để loại trừ được tham, ưu vẫn còn dài dài, tốt nhất là tìm một vị thầy có kinh nghiệm hướng dẫn cho. Pháp hành của đức Phật có sự truyền thừa, không dễ gì mà tự học kinh điển rồi thực hành để đạt được kết quả tốt đẹp đâu!

Rama Bhik :

Bs Phạm Doãn tạo chủ đề này hay lắm. Rất nhiều từ, ngữ nghĩa trong bài kinh này đã được bàn luận trước kia. Ai đó có công sắp xếp những comments đó thì hay quá.

Tiểu Lâm

‎1/Yasmā panassa na kāyamatteyeva abhijjhādomanassaṃ pahīyati,
vedanādīsupi pahīyatiyeva,
tasmā ‘‘pañcapi upādānakkhandhā loko’’ti

2/Ayamevettha attho,
tasmiṃ loke abhijjhādomanassaṃ vineyyāti
evaṃ sambandho daṭṭhabbo.

Yasmā panettha abhijjhāgahaṇena kāmacchando, domanassaggahaṇena byāpādo saṅgahaṃ gacchati, tasmā nīvaraṇapariyāpannabalavadhamma-dvayadassanena nīvaraṇappahānaṃ vuttaṃ hotīti veditabbaṃ.

(Sutta Pi./Maj.Ni/Mula./Aṭṭhakatha)

TL chỉ có thể tìm và copy như vậy thôi. và cũng hiểu theo cách tra từ điển. kính!!

Rama Bhik Parasampattiṁ abhimukhaṁ jhāyatīti abhijjhā
Nghĩ tưởng về của cải người khác nên gọi là abhijjhā ( tham muốn)

jhāyati (v)nghĩ về, suy tưởng. jhāyati là liên tục nghĩ trên một đề mục duy nhất. Nếu tốt thì Chánh Thiền, nếu xấu là Tà Thiền. Định tâm trên sự khao khát vật sỡ hữu của người khác cũng là một thứ Định

Ven AdhiṭṭhānaRama Bhik kính xin đại đức cho biết nguồn gốc của câu Pāḷi trên

Rama Bhik

Dạ: ṭīkā / Vinayapiṭaka (ṭīkā) / Sāratthadīpanī-ṭīkā-1
Abhijjhābyāpādamicchādiṭṭhiyoti ettha parasampattiṃ abhimukhaṃ jhāyatīti abhijjhā, parasampattīsu lobho. Sā pana ‘‘aho vata idaṃ mamassā’’ti evaṃ parabhaṇḍābhijjhāyanalakkhaṇā. Adinnādānaṃ viya appasāvajjā mahāsāvajjā ca. Tassā dve sambhārā – parabhaṇḍaṃ, attano pariṇāmanañca. Parabhaṇḍavatthuke hi lobhe uppannepi na tāva kammapathabhedo hoti, yāva ‘‘aho vata idaṃ mamassā’’ti attano na pariṇāmeti.

Hạnh Trương

Nhờ các Sư nên đoạn đó có thể được hiểu rõ ràng rồi ạ, cảm ơn Sư Ven Adhiṭṭhāna, Sư Tiểu Lâm và Sư Rama Bhik nhiều ạ.

Hạnh Trương

Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. “Atthi kāyo”ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya. Anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho (Evampi – Sī, Syā, I) bhikkhave bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. Có thân đây, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Còn đoạn này chắc các Sư cũng đã nghiên cứu tới rồi, xin các Sư giúp tiếp ạ.

Hạnh Trương

HT thấy có mấy chỗ khó hiểu, đó là :
1. ajjhattaṃ và bahiddhā

2. Samudayadhammānupassī ; Vayadhammānupassī ; Samudayavayadhammānupassī

3. kāye và kāyasmiṃ (tại sao lại dùng 2 thể khác nhau của cùng 1 cách của từ kāya)

Phạm Doãn

Khi những điểm khó hiểu đã được hiểu rõ ràng, thì nhờ đạo hữu Hạnh Trương (hoặc admin nào đã tham gia thread này) tách thành Sub-Doc để tóm tắt công trình của mấy ngày vừa qua đi! Để giúp người không liên tục theo dõi thảo luận này, nắm bắt được những gì mới vừa được PLCĐ phát hiện!

Từ Minh

Hiểu 4 pháp (nhiệt tâm, có sự nhận biết, có niệm, có sự quán thân)
ngang nhau theo cấu trúc văn phạm như Ven Aditthana là một cách giải rất mới lạ. Thường trong những sách giải về bài kinh này, cũng như những vị thiền sư dạy: sự nhiệt tâm, có sự nhận biết, có niệm bổ trợ cho lối sống tu tập (quán thân).

– Còn một điểm nữa: ở phần ‘‘Katame cattāro? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ, …
Ở đây đức Phật nói: ātāpī (có nhiệt tâm) sampajāno (có sự rỏ biết) satimā (có niệm) như 3 pháp hổ trợ cho vị sống quán thân (kāyānupassī).
Nhưng ở phần chi tiết về niệm hơi thở đức Phật lại dạy:
– So satova assasati, satova passasati. – Chỉ có niệm vị ấy thở ra, chỉ có niệm vị ấy thở vô; ở đây chỉ CÓ NIỆM (satova=sati+eva), mà không phải là ātāpī sampajāno satimā.
-Dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti…,-và khi thở ra dài, vị ấy tuệ tri tôi thở ra dài…ở đây là TUỆ TRI (pajānāti) mà không phải là ātāpī sampajāno satimā.
-Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati…,- vị ấy tập rằng: tôi sẽ thở ra có ý thức rõ toàn thân (hởi thở chặng đầu, giữa, cuối), ở đây là VỊ ẤY TẬP (sikkhati) mà không phải ātāpī sampajāno satimā.
– Không biết dụng ý đức Thế Tôn dùng từ ở đây như thế nào ? Hay satova, pajānāti và sikkhati mỗi pháp đều có 3 cái ātāpī sampajāno satimā ? Hay là đức Phật đi từ tổng quát ( ātāpī sampajāno satimā) rồi đến chi tiết hành trì (satova, rồi pajānāti rồi sikkhati)
Xin chư vị chia sẻ chỗ này.

Hạnh Trương

Theo HT, nếu xét tách riêng câu về thân thì thấy 4 pháp nó ngang nhau, nhưng khi xét chung trong đoạn văn giải thích về 4 niệm xứ, thì thấy rõ 3 pháp kia là bổ trợ cho 4 pháp chính ( 4 niệm xứ ).

Cũng vì vậy, như Sư Từ Minh đã nhận xét, 3 pháp đó là 3 pháp CĂN BẢN trong pháp hành, được trình bày tổng quát từ đầu và luôn có mặt ở các pháp chi tiết sau đó.

Ven Adhiṭṭhāna to Từ Minh

về mặt ngữ pháp thì 4 chi trên đều bổ nghĩa cho chữ Bhikkhu, ý nói nó ngang nhau là ngang nhau như vậy.

Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ
ở đoạn trên Đức Phật Ngài dùng từ rất rõ ràng như thế này: (Nếu) 1 vị tỳ khưu sống trên thân có sự dõi theo thân (kāyānupassī), có nhiệt tâm (atīpī), có sự rõ biết (sampajāno), có niệm (satimā)>>> (thì vị ấy sẽ có thể ) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian
_ Vấn đề được đặt ra : nhiệt tâm (ātīpī), rõ biết (sampajāno), chánh niệm (satimā) đã đủ hay chưa để cho đến kết quả tốt đẹp là sẽ có thể loại bỏ được tham ái (abhijjhā) và domanassa (sầu ưu)
Ở phần đoạn văn này, Đức Phật đưa ra điều kiên và kết quả (hãy đủ điều kiện đi cái đã :P)
Tiếp tục,
So satova assasati – Vị đó tỉnh giác thở vào – satova= sata + eva với sata bổ nghĩa cho chủ ngữ so
, satovapassasati – vị đó tỉnh giác thở ra
. Dīghaṃ vā assasanto “Dīghaṃ assasāmī”ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto “Dīghaṃ passasāmī”ti pajānāti – Trong khi đang thở vào dài, vị đó biết tôi đang thở vào dài, hay là trong khi đang thở ra dài vị đó biết tôi đang thở ra dài
. Rassaṃ vā assasanto “Rassaṃ assasāmī”ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto “Rassaṃ passasāmī”ti pajānāti – Trong khi đang thở vào ngắn vị đó biết tôi đang thở vào ngắn, hay là trong khi thở ra ngắn vị đó biết tôi đang thở ra ngắn
. “Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī”ti sikkhati, (vị đó) thực tập có sư cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào
“Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī”ti sikkhati (vị đó) thực tập có sư cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra
. “Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī”ti sikkhati, (vị đó) thực tập thân có được sự yên tịnh, tôi sẽ thở vào
“Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī”ti sikkhati. (vị đó) thực tập thân có được sự yên tịnh, tôi sẽ thở ra
Đệ mạo muội dịch lại phần này theo ý mình vì có những điểm sau đây:
Khi vị đó thực hành, sự tiến bộ theo từng bước, lúc đầu chỉ là sự nhận biết hơi thở vào ra >>> tiếp theo hơi thở dài ngắn >>> tiếp theo trước khi thở vào hay thở ra vị đó nhận biết được toàn thân >>> tiếp theo trước khi thở vào hay thở ra, vị đó lại xem thân mình đã yên tịnh hay chưa. Một chuỗi tiếp diễn quá trình thực hành như thế này đã đủ để gọi là satimā hay chưa ? 😀

Hạnh Trương

Tất nhiên là chưa Sư ạ, Nhiệt tâm làm cái gì, rõ biết cái gì, Niệm đặt ở đâu? Không thể tách chúng riêng khỏi việc quán thân, hoặc quán thọ, hoặc quán tâm, hoặc quán pháp.

Ven Adhiṭṭhāna ‎to Từ Minh

thỉnh sư huynh cho thêm ý kiến!

Ven Adhiṭṭhāna

hồi nãy đang type chưa hết bấm nhầm enter 😛

Hạnh Trương

Cái chỗ tập luyện, sikkhati nó hơi đặc biệt đó nha Sư, có lẽ phải coi thêm về thiết lập niệm và lưu ý thì tương lai …tôi sẽ thở ra.

Từ Minh

Ven Adhiṭṭhāna Ba pháp như cái kiềng ba chân bổ trợ cho nhau, thiếu một chân cái kiềng sẽ không đứng được, trong pháp hành cũng thế, nhiệt tâm (ātāpī) sẽ hổ trợ cho chánh niệm (satimā) trên đối tượng và rõ biết (sampajāno) làm cho đề mục rõ ràng không lầm lẫn. Ở cấp độ thấp 3 pháp này có thể loại bỏ tham ái, sầu ưu, và cả si mê ngay lúc tu tập, khi tuệ minh sát (16 tuệ vipassanā paññā) phát triển sẽ loại bỏ chúng một cách hoàn toàn.

Hoa Nguyen

Trong Bát Chánh đạo, Tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định được xếp vào nhóm Định. Hành giả (thiền) phải có đủ ba yếu tố trên.

Hoa Nguyen Nhưng vẫn còn thiếu Tín tâm ở pháp hành. Nếu có đủ Tín, Tấn, Niệm và Định thì đối trị được các triền cái.

Thich Nu Nguyen Huong

Hiếu Nguyễn: Trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo Luận( Visuddhi-Magga) của Ngài Buddhaghosa, có phân loại 40 đối tượng thiền thích ứng với 6 lọai cá tánh (tâm). Trong đó, pháp môn niệm hơi thở rất thích hợp cho hạng người có tánh si (delusion) và tư duy (thought, thinking) nhiều!

Hoa Nguyen

Trong Tín, Tấn, Niệm , Định nêu ở trên thì Định muốn nói với nghĩa là Nhất tâm (hay Nhất hành tâm), khônng phải nói trạng thái Định của Tứ Thiền.

Thich Nu Nguyen Huong

Hiếu Nguyễn: Theo kinh nghiệm thực hành của NH. về pháp môn Tứ Niệm Xứ với 16 đề tài: Thân, Thọ, Tâm, Pháp thì NH phát hiện ra một điều như vầy: có một sự khác biệt nhỏ về ý nghĩa giữa cụm từ Rõ biết (có nơi dịch là Tuệ tri) trong câu: Thở vô dài, tôi rõ biết tôi thở vô dài; thở ra dài, tôi rõ biết tôi thở ra dài; Thở vô ngắn, tôi rõ biết … với từ Tập (có nơi dịch là luyện tập) trong câu: An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô vị ấy tập; An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra vị ấy tập, hay với câu: Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập…. Phần 1: Khi ngồi thiền, dù bất cứ ai, mình đều có một điều giống nhau là không cần phải nổ lực luyện tập với một phương pháp nào đó để có được hơi thở vô và ra. Hơi thở của mình đi vào, hết đà nó tự nhiên đi ra, ở giai đoạn này, nhiệm vụ của mình chỉ có bổn phận là rõ biết, ghi nhận mà thôi. Sau khi hoàn tất giai đoạn một rõ biết hơi thở vô ra với tâm không tán loạn, NH. chuyển qua giai đoạn khác. Ví dụ, ở giai đoạn An tịnh thân hành, tôi tôi sẽ thở vô, vị ấy tập, thật sự lúc đầu trong giai đoạn đó, NH. không có cảm giác thân mình an tịnh chút nào. Nhưng khi NH. để tâm rõ biết thân mình không an tịnh trong vài hơi thở vô ra thì NH. có được cảm giác thân mình an tịnh thật sự. Trong giai đoạn này, NH. tập đi tập lại nhiều lần trong trạng thái có thân an tịnh. Cũng tương tự như thế đối với giai đoạn Với tâm hân hoan tôi sẽ thở vô, vị ấy tập…. Ban đầu, NH. cũng không có trạng thái tâm hân hoan, nhưng NH. phải tác ý, rõ biết tâm mình thật sự đang không có cảm giác đó trong khi thở vô và thở ra, và NH đã phải lặp đi lặp lại nhiều lần, rồi trạng thái tâm hân hoan xuất hiện… Như vậy, theo kinh nghiệm của NH, về phạm trù Thân và Tâm qua thực hành của mình với Tứ niệm xứ như vùa nói ở trên là có sự khác biệt khi đoạn kinh trên đã dùng từ Rõ biết hay Tuệ Tri với từ Tập hay Luyện tập! Đây là phần nhận định theo kinh nghiệm cá nhân tu tập của NH.khi thực hành Niệm hơi thở vô ra với 16 đề tài: Thân, thọ, tâm, pháp!

Hạnh Trương Chỗ này mình cần lưu ý thêm, tại sao đức Phật dùng từ ở thì tương lai [ làm cái việc abc tôi SẼ THỞ (vào, ra) vị ấy tập], thì nó sẽ rõ ý nghĩa của pháp hành. Tại sao lại là SẼ mà không phải là ĐANG, Niệm trong phần này được thiết lập như thế nào? ở đâu? trên đối tượng nào?

Hoa Nguyen Quán thân trên thân (theo TNX, Trung Bộ): trú niệm chỉ tại thân khi quán sát thân, hay trú trên thân (khi) có sự theo dõi thân (theo một cách dịch của sư Adhiṭṭhāna) .

Quán thân như thân (theo TNX, Trung A-hàm): quán thân chỉ như là thân, chứ không là cái gì khác (không để xen lẫn cảm thọ, suy tưởng), không kèm theo các khái niệm như (thân) đàn ông, đàn bà, hay (thân) ngã, chúng sinh.

Hoa Nguyen Trên tôi tìm hiểu ý nghĩa khác hay giống nhau của hai cách nói trên (thân) và như (thân) trong hai bản kinh. Thật ra, trong kinh Niệm xứ của Trung A-hàm, thường lập lại ở từng đoạn kinh các câu lập niệm tại thân , lập niệm tại thọ, lập niệm tại tâm, lập niệm tại pháp. Giống như cách nói trú niệm trên thân, trên thọ, trên tâm, trên pháp khi quán niệm của kinh Trung Bộ.

Từ Minh

Trong Đại Niệm Xứ của ngài Silananda-Tk Khánh Hỷ dịch có đoạn giải thích tại sao Đức Phật dùng thì tương lai:

Bạn cần phải chú ý đến thể tương lai trong nguyên bản Paa.li của đoạn văn này. Thể tương lai ở đoạn văn này cho thấy rằng trong việc quán sát hơi thở trước đây bạn không cần nhiều trí tuệ, nhiều tinh tấn để phân biệt giữa hơi thở dài và hơi thở ngắn, nhưng bắt đầu từ đây bạn phải có nhiều nỗ lực để đạt trí tuệ, để thấy hơi thở một cách rõ ràng và trọn vẹn. Trong bản Paa.li, thể tương lai cũng được dùng ở các đoạn sau. (xin xem thêm ở Budsas…)

Hoa Nguyen Chúng ta đang dùng kinh Đại Niệm xứ để tìm hiểu thêm kinh Tứ Niệm xứ. Nhưng rất có thể kinh Đại Niệm xứ được thành hình sau kinh Tứ Niệm xứ (cũng gọi kinh Niệm xứ), nghĩa là kinh này (ĐNX) dành cho trình độ tu tập cao hơn, sau khi đã qua giai đoạn tu tập theo Tứ Niệm xứ. Thí du, kinh Quán niệm hơi thở (Nhập tức xuất tức) không dùng tới từ “tuệ tri” khi theo dõi hơi thở ra vào như trong kinh Tứ Niệm xứ. Điều đó cho phép suy đoán phải / nên tu tập quán Niệm hơi thở (để có chút “tuệ tri”) trước khi tu tập Tứ Niệm xứ.

Nhân đây ,”tuệ tri” (bản dịch ở Pali) được kinh Niệm xứ (Sanskrit) của Trung A-hàm có chỗ dịch là “biết đúng như thật”, như vậy là đã có chút thành tựu trong hành thiền.

Hạnh Trương Toàn bộ các đoạn liên quan tới quán hơi thở ở các bài kinh tương ứng trong Pali đều dùng thống nhất một từ là Pajānāti (tuệ tri, biết rõ, nhận biết) ở hai đề mục đầu anh ạ.
Sự khác biệt chỉ ở bản dịch thôi ạ.

Hoa Nguyen Có thể từ ngữ (tuệ tri) trong câu trên dùng không đúng với nghĩa của tuệ tri mà (thiền) Phật giáo thường hiểu, trừ khi thợ quay đó cũng là thiền sư.

Hoa Nguyen Trong kinh Quán niệm hơi thở (kinh nhập tức xuất tức niệm),
HT Minh Châu dịch: Thở vô dài, vị ấy biết: “Tôi thở vô dài”. Hay thở ra dài, vị ấy biết: “Tôi thở ra dài
Sư Indacanda dịch: Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết:[5] ‘Tôi thở ra dài.’
Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’
[5] Chú ý đến từ “hoặc” (từ Pali là ‘vā’) ở đầu câu và động từ “nhận biết” (pajānāti) trong nhóm 4 câu này.

Pajanati là tuệ tri nhưng được dịch là “biết” (HT Minh Châu), hay “nhận biết” (Sư Indacanda). Dịch như thế là không quá lệ thuộc vào từ gốc Pali có thể có nhiều nghĩa tuỳ ngữ cảnh. Điều này như phù hợp với một cách đọc kinh “y nghĩa bất y ngữ” (dựa vào nghĩa của lời kinh, không dựa vào từng chữ).

Hạnh Trương <<Có thể từ ngữ (tuệ tri) trong câu trên dùng không đúng với nghĩa của tuệ tri mà (thiền) Phật giáo thường hiểu, trừ khi thợ quay đó cũng là thiền sư>>
Chắc là mấy vị thiền sư mà anh Hoa Nguyen nhắc tới là thiền sư hiện đại, chứ theo ví dụ đó thì việc tuệ tri là việc ai cũng làm được, kể cả người thợ dệt, hoặc anh nông dân, hoặc đứa trẻ con nằm ngửa mặt ngắm cò bay ….

Nếu không dễ làm thì Phật đã chẳng nói là “thở ra dài, vị ấy tuệ tri “tôi thở ra dài”…”

Hoa Nguyen Tôi cho là không dễ như anh Hạnh Trương nghĩ khi tuệ tri hơi thở ra, vào. Có người đã viết ở đây, nếu theo dõi được phần đầu, thì không được phần cuối, hay phần giữa hơi thở. Như vậy không thể gọi là tuệ tri, theo nghĩa biết rất rõ, biết đúng như thật là. Có lẽ vì khó tuệ tri được như vậy, nên HT Minh Châu và Sư Indacanda chọn cách theo dõi dễ thực hiện hơn, là “biết” hay “nhận biết” (được hơi thở ra vào).

Hạnh Trương Vậy thì mình phải xem cái nghĩa biết rõ, biết đúng như thật có phải là tuệ tri không ạ. Nhiều khi tuệ tri nó giản dị hơn nhiều. Chứ nó khó thế thì đã có nó rồi còn đi “thở ra dài, vị ấy tuệ tri “tôi thở ra dài”” làm gì nữa ạ.

Hoa Nguyen Biết rõ một hơi thở từ lúc nó bắt đầu chạm đầu mũi cho đến khi chấm dứt, là biết nó rất rõ, đúng như thật, nên gọi được là tuệ tri. Còn khó hay dễ phải nói lại tuỳ người thôi.

Phạm Doãn
Sự thích hợp giữa CĂN TÁNH với Niệm Xứ (lãnh vực để thực hành Niệm)
Trong thiền minh sát (vipassana) chỉ phân biệt bốn hạng căn tánh :
1. Tánh tham ái + tuệ mạnh (ở đây dùng người học nhanh-fast learner)
– đề mục thiền vi tế trên CẢM THỌ là con đường để thanh tịnh.
2. Tánh tham ái + tuệ yếu (người học chậm-slow learner)
– quán THÂN VẬT LÝ THÔ là con đường để thanh tịnh

3. Tánh [tà] kiến (diṭṭhicarita) + tuệ mạnh
– đề mục thiền có nhiều sự phân biệt, đó là quán PHÁP là con đường để thanh tịnh.

4. Tánh [tà] kiến (diṭṭhicarita) + tuệ yếu.
– con đường để thanh tịnh là thiết lập niệm qua một đề mục thiền không quá nhiều sự phân biệt, đó là quán TÂM.
(Thông tin từ sách Đại Niệm Xứ Giảng Giải- Sayadaw Pa Auk)

Phạm Doãn Trong thiền định, căn tánh (carita, cariyā), hay khuynh hướng nội tâm của mỗi chúng sinh, được phân ra sáu loại:
1. Tánh tham (rāgacarita)
2. Tánh sân (dosacarita)
3. Tánh si (mohacarita)
4. Tánh tín (saddhācarita)
5. Tánh trí (buddhacarita, ñāṇacarita)
6. Tánh tầm (vitakkacārita).
Tham khảo thêm :
http://www.budsas.org/uni/u-thientue/21.htm

Tim hieu Phap Hanh Thien Tue – 2.1

www.budsas.org

Pháp hành thiền định là pháp hành làm cho tâm an trú trong một đề mụ…See More

Phạm Doãn Bản kinh Niệm Xứ của TRUNG A HÀM (Đại Thừa)
Có nhiều đoạn khác biệt với bản Kinh Niệm Xứ của Trung Bộ (Nguyên Thủy)
Ví dụ:

– Nói đến kỹ thuật “răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ.”
“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ. Như hai lực sĩ bắt một người yếu mang đi khắp nơi, tự do đánh đập. Cũng vậy, Tỳ-kheo răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ….”
(Kinh Tứ Niệm Xứ bản Pali không nói đến điều này)

– Nói đến yếu tố của “Định” khi thực hiện pháp Quán

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo có hỷ lạc do định sanh, nhuần thấm thân, phổ biến sung mãn; khắp trong thân thể, hỷ lạc do định sanh không đâu không có. Cũng như suối trên núi, trong sạch không dơ, nước từ bốn phương chảy đến đổ vào một cách tự nhiên, tức thì từ đáy suối, nước tự vọt lên, chảy tràn ra ngoài, thấm ướt cả núi, phổ biến sung mãn, không đâu không có. Cũng vậy, Tỳ-kheo có hỷ lạc do định sanh thấm nhuần thân, phổ biến sung mãn; khắp trong thân thể, hỷ lạc do định không đâu không có. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân…”
(Phần đầu kinh Niệm Xứ bản Pali, nói đến năng lực của “Tuệ Tri- pajānāti”. Phần sau, từ đoạn Quán niệm bốn sự thực (Từ Diệu Đế) có nói đến năng lực của “Như Thật Tuệ Tri”- yathābhūtam)

– Nói đến một pháp quán gọi là “Niệm Quang Minh Tưởng”

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; là Tỳ-kheo niệm quang minh tưởng, khéo thọ khéo trì, nhớ rõ điều niệm; như phía trước, phía sau cũng vậy; ngày cũng như đêm, đêm cũng như ngày; dưới cũng như trên, trên cũng như dưới. Như vậy tâm không điên đảo, tâm không bị ràng buộc, tâm tự quang minh, không khi nào còn bị bóng đen che lấp. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như than”
(Kinh Tứ Niệm Xứ Pali không nói đến “niệm quang minh tưởng” hay sự sử dụng năng lực của “Tưởng Tri, sañjānāti”)

Hoa Nguyen ‎”Tưởng Tri”, “Ức chế tâm” (đè nén tâm) là từ riêng của TL Thông Lạc dùng để chỉ trích nhiều loại thiền định. Có một lần tôi dẫn chứng kinh Nguyên Thủy để thấy Phật dạy “tưởng” có mặt từ Sơ thiền tới Phi tưởng phi phi tưởng định, nhưng giảm dần và chấm dứt ở Diệt Thọ Tưởng định. Để ý cái tên “Diệt Thọ (và) Tưởng”, tức tận diệt cà Thọ và Tưởng lúc đó, nhưng phải tới mức thiền định cao của A la hán và Phật mới làm được. Như lý tác ý là một loại ” tưởng tri” mà tâm lý học hiện đại gọi là tự kỷ ám thị ( nếu bảo là xấu thì cho đó là hình thức tự thôi miên). Tợ tướng của thiền an chỉ là do tưởng sinh ra (theo Thanh tịnh đạo, và cả Vi Diệu pháp). Không phải cái gì do Tưởng sinh là đều là xấu, chỉ là phương tiện tập trung tâm, nhưng phải biết giảm dần mức độ tưởng để thắng tri, tuệ tri xuất hiện, thay thế. Đó là phương tiện, chặng đường phải theo. Nên thấy Thanh tịnh đạo dạy thiền An chỉ bằng nhìn chăm chú đĩa đất sét (biến xứ, kasina) để đi tới tợ tướng là tưởng sinh. Là tưởng sinh, chớ không phải tưởng tri. Các pháp thiền quán tưởng của Mật tông đương nhiên sử dụng nhiều khả năng của tưởng uẩn, và sau đó vượt qua. Quán bất tịnh, quán xác chết tan rã cũng dựa vào khả năng của tưởng (nhưng thành tựu là khi thấy rõ như thật). Niệm quang minh tưởng được kinh Trung A-hàm kể nhiều lần trong đó hai lần tôi đọc thấy khi mô tả Phật nằm theo thế gọi là sư tử. Kinh không mô tả nhiều về quang minh tưởng (chì nói tưởng ánh sáng).
Anh Phạm Doãn cũng có chỗ nói tập trung tâm ý của An Chỉ là đặt tâm lên một điểm thật nhỏ. Điều này cũng không nhất định là vậy, như khi hành giả đạt tâm lên một cái đĩa đất sét, hay chọn kasina là nước (của mặt hồ). Thanh tịnh đạo viết người tâm loạn tưởng nhiều thì dùng cái đĩa nhỏ hơn thôi. Và khi đã thấy được tợ tướng thì sẽ có lúc làm cho nó lớn lên (dần) để thành rộng lớn như trái đất hay hơn nữa (bao trùm cả vũ trụ). Tóm lại, nên đọc thêm các sách thiền An Chỉ của Phật giáo để biết rõ hơn.

Hoa Nguyen Trên tôi muốn nói kinh Potthapàda (Trường bộ kinh).
Trong phần đầu của Kinh Potthapàda, đức Phật dạy:

– tại cấp Sơ-thiền, trong trạng-thái hỷ-lạc do ly-dục sanh, lìa được các dục-tưởng xưa kia và làm khởi sanh lên tưởng hỷ-lạc do ly-dục;

– tại cấp Nhị-thiền, trong trạng-thái hỷ-lạc do định sanh, lià được các tưởng do ly dục sanh trước kia, và làm khởi sanh lên tưởng hỷ-lạc do định;

– tại cấp Tam-thiền, tưởng hỷ-lạc diệt và tưởng ”xả-niệm lạc-trú” sanh;

– tại cấp Tứ-thiền, tưởng xả-niệm lạc-trú diệt, tưởng ”xả-niệm thanh-tịnh” sanh;

– tại cấp Không vô-biên-xứ định, tưởng xả-niệm thanh-tịnh diệt, tưởng Không vô-biên xứ sanh;

– tại cấp Thức vô-biên-xứ định, tưởng hư-không diệt, tưởng Thức vô-biên xứ sanh;

– tại cấp Vô-sở-hữu-xứ định, tưởng thức vô-biên diệt, tưởng Vô-sở-hữu xứ sanh;

– tại cấp Phi-tưởng, phi phi-tưởng định, tưởng vô-sở-hữu diệt, tưởng phi-tưởng phi phi-tưởng sanh;

– tại cấp Diệt-thọ-tưởng định, tiếp-tục đi từ tưởng nầy đến tưởng khác cho đến tưởng tột đỉnh, rồi diệt luôn tưởng đó, chấm dứt hẳn mọi tưởng.

Hạnh Trương anh Hoa Nguyen nói Như Lý Tác Ý là một loại tưởng tri và là tự kỷ ám thị thì không như trong Kinh Điển đâu ạ.

Tiếc là TL Thông Lạc hiểu từ Như Lý Tác Ý cũng không theo Kinh Điển, nên khiến anh Hoa Nguyễn cũng hiểu sai theo.

Tác Ý mà TL Thông Lạc dùng để dạy học trò, trong kinh nó là cittuppāda: (citta + uppāda) : sự khởi tâm, sự phát tâm.

Còn yoniso manasikara, được dịch là Như Lý Tác Ý và có vai trò quan trọng, được đề cập trong Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc thì nó có ý khác, PLCD đã có bàn về vấn đề này khá kỹ (tuy chưa xong)

Hoa Nguyen Tôi chắc chắn TL Thông Lạc đã từng dùng nhiều lần từ “Như Lý tác ý’. Chanhphatphap Nguyenthuy nên dẫn chứng. Chỗ nguy hiểm của học Phật ở đây là lẫn lộn tư tưởng chỗ này với tư tưởng chỗ khác, có khi do cố ý.
Khi chưa có tâm từ bi để đối trị sân hận thì “như lý tác ý” tâm từ. Hay trong kinh Niệm xứ: Với tâm an định tôi thở ra, thở vào , đều là những thí dụ về Tưởng.

Hạnh Trương Anh chắc chắn làm gì, đúng vậy mà 🙂 TL Thông Lạc dùng từ đó không đúng. Anh đọc kỹ lại comment của em.

Vấn đề là anh cũng dùng từ đó, và như vậy sẽ khiến nhiều người nghĩ như lý tác ý quả là có vai trò như vậy, và đây mới là nguy hiểm.

Chỗ mà Thầy Thông Lạc dùng là (Như Lý Tác Ý) thì nên hiểu là Khởi Tâm, Phát Tâm ( cho nó đúng với kinh điển).

Còn nếu học trò của Thầy hiểu Tác Ý theo ý đó thì pháp hành của họ vẫn hiệu quả, có điều họ mà đọc kinh thì sẽ bị rối, vậy thôi ạ

Hạnh Trương BS Phạm Doãn <<- Nói đến kỹ thuật “răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ.”
“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ. Như hai lực sĩ bắt một người yếu mang đi khắp nơi, tự do đánh đập. Cũng vậy, Tỳ-kheo răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ….>>

Kỹ thuật này có trong kinh điển Pali, gặp ở giai đoạn cuối trong việc đối trị bất thiện tầm, ( bài kinh MN20. An Trú Tầm )

Dantebhidantamādhāya jivhāya tāluṃ āhacca cetasā cittaṃ abhiniggaṇhato abhinippīḷayato abhisantāpayato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi, te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti, tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati.
Tỷ-kheo ấy nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Hoa Nguyen Tôi quan tâm đoạn trích trên của anh HT về “nghiến răng”. Đọc nhiều sách thiền ngày nay, thỉnh thoảng tôi đọc thấy mô tả lúc tọa thiền lưỡi đặt như vậy, nhưng vẫn ngờ tính hiệu quả hay ích lợi của nó. Có khi cho là của thuật luyện khí công của đạo gia TQ (uốn cong lưỡi để sinh nhiều nước bọt). Nhưng nay thì hoàn toàn tin là đã có dạy từ rất xa xưa trong Phật giáo Nguyên thủy để đối trị tâm bất thiện (loại mạnh). Bản thân có kinh nghiệm là khi thiền, nếu một ý, hình ảnh tham dục chợt khởi lên, dùng phướng pháp này đối trị có kết quả rất nhanh.

Karmalaw Net Tại sao để lưỡi sát vào nứu răng trên? Vì như thế miệng sẽ bị khóa lại như cái khóa chân không vậy đó, nên nó sẽ ko bị…hả ra khi vào …ngủ thiền.

Hoa Nguyen Trong bản kinh Niệm xứ do HT Minh Châu dịch, có hai chỗ tôi phân vân về nghĩa do nhiều cách giải thích khác nhau. Xin nêu lên với mục đích tìm hiểu nghĩa chính xác nhất:
1/ Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập”.
Bản dịch như thế phải hiểu “toàn thân” là toàn thân thể hành giả.
Nhưng tôi nhớ thầy Nhất Hạnh giảng giải là “toàn thân hơi thở”, và có thể trích dẫn lời giảng của Thiền sư U Silananda trong kinh Đại Niệm xứ (Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch Việt”:
Lời kinh:
“Nhận thức rõ toàn thể hơi thở vào”, (khởi đầu, kéo dài và chấm dứt) tôi sẽ thở vào, thầy tỳ khưu tinh tấn như vậy (nghĩa là thầy tỳ khưu tự huấn luyện như vậy). “Nhận thức rõ toàn thể hơi thở ra” (khởi đầu, kéo dài và chấm dứt), tôi sẽ thở ra, thầy tỳ khưu tinh tấn như vậy.

Phần giảng giải: “Khi quán sát hơi thở bạn phải cố gắng để thấy rõ ràng toàn thể hơi thở. Nhận thức rõ ràng có nghĩa là biết được hơi thở, biết trọn vẹn, cố gắng ý thức được hơi thở một cách sắc bén. Nhóm chữ “toàn thể hơi thở” tiếng Paa.li là: “Sabbakaaya” nghĩa là toàn thể cơ thể hay toàn thân (sabba: toàn thể; kaaya: cơ thể hay thân). Nhưng Kaaya (cơ thể) ở đây không có nghĩa là toàn thể cơ thể của thiền sinh mà là toàn thể hơi thở. Như vậy, “Sabbakaaya” ở đây có nghĩa là toàn thể hơi thở. Theo tiếng Paa.li thì chữ Kaaya có thể có nghĩa là cơ thể hay một nhóm. Giống như trường hợp bạn nói đến nhóm hội viên hay toàn thể hội viên vậy. Ở đây, Sabbakaaya không có nghĩa là toàn thể cơ thể vật chất, mà là toàn thể hơi thở, và “toàn thể” ở đây có nghĩa là sự khởi đầu, kéo dài và chấm dứt ” (Hết trích)

2/ Trích kinh: ” Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân;”
Đọc lời kinh trên có thể hiểu là phần thân thể bên trong (nội thân), và phần thân thể bên ngoài (ngoại thân).
Nhưng Thiền sư U Silananda giải thích nôi thân là thân thể của chính mình, và ngoại thân là thân thể của người khác.
Trích kinh (Đại Niệm xứ): “Như vậy, tỳ khưu quán sát thân trong nội thân hay tỳ khưu quán sát thân trong ngoại thân hay tỳ khưu quán sát thân trong nội thân và ngoại thân”

Giảng giải của Thiền sư U Silananda”:
“Thế nào là “quán sát thân trong nội thân”? Câu này có nghĩa là thiền sinh quán sát hay ghi nhận hơi thở vào và hơi thở ra của mình. Khi thiền sinh chú tâm trên hơi thở của mình thì được gọi là quán sát thân trong nội thân. Khi thiền sinh đã đạt được một số tiến bộ trong việc chú tâm vào hơi thở của chính mình, bỗng nhiên thiền sinh nghĩ đến hơi thở của người khác và tự nhủ: “Hơi thở của ta có điểm khởi đầu và điểm chấm dứt, sinh và diệt, thì hơi thở của người khác cũng vậy”. Ðó là thiền sinh đã “quán sát thân trong ngoại thân”.”
Câu “Quán sát thân trong ngoại thân” chỉ có nghĩa là trong khi quán sát hơi thở mình bỗng nhiên “nghĩ” đến hơi thở của người khác chứ không có nghĩa là “nhìn” vào người khác và quán sát hơi thở của họ. Tuy nhiên khi bỗng nhiên quán sát hơi thở của người khác thì bạn cũng phải chánh niệm nữa. (Hết trích)

Tôi thấy cần hiểu đúng nghĩa của “toàn thân” và “nội thân” với “ngoại thân” trong kinh Tứ Niệm xứ, vì hai cách hiểu khác nhau sẽ dẫn tới hai cách tu tập khác nhau.

August 6 at 9:25pm · Like · 2

Hạnh Trương Ở một Post khác có comment của bạn Nguyen Ba Thanh nói về quan điểm của Thầy Thông Lạc về tứ niệm xứ.

<<(Thầy Thông Lạc xem TNX là 4 trụ xứ, 4 nơi để đặt các pháp tu lên đó mà tu tập>>

Anh Hoa Nguyen thì nói : <<5/ Tứ Niệm xứ có ý nghĩa là đặt hay hướng niệm (hay tâm) ở 4 chỗ để thấy biết rõ thực tại như thật. Không thể hiểu là trụ xứ của tâm, hay chỗ đặt pháp tu lên đó. Đây là cách tôi hiểu.>>

Đây là một vấn đề khá thú vị, có khi qua đó mà lộ ra được ý “Con đường độc nhất” thực sự là gì chăng?

Các đạo hữu có ý kiến gì về vấn đề này không ạ

Pāli Việt CÓ ĐOAN NÀY HAY, MỜI XEM:
Trước khi vào 16 phần về hơi thở, còn có câu Pali này:
– “So satova assasati, satova (Sato – Sī, Syā) passasati.” = Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. (HT. MC) = Có niệm vị ấy thở ra, có niệm vị ấy thở vào. (Tk. Indacanda).

– Và chữ SATO (tỉnh giác – có niệm) này được Mahāniddesa giải thích như sau:
“CÓ NIỆM:

— Có niệm do bốn nguyên nhân:

Có niệm trong khi tu tập sự thiết lập niệm ở việc quan sát thân ở thân, —như trên— ở các thọ, —như trên— ở tâm, có niệm trong khi tu tập sự thiết lập niệm ở việc quan sát pháp ở các pháp.

— Hơn nữa, có niệm còn do bốn nguyên nhân khác:

Có niệm do xa lánh thất niệm,

có niệm do trạng thái đã thực hành các pháp cần phải thực hành đối với niệm,

có niệm do trạng thái đã tiêu diệt các pháp đối nghịch với niệm,

có niệm do trạng thái không lơ là đối với các pháp ấn chứng của niệm.

— Hơn nữa, có niệm còn do bốn nguyên nhân khác:

có niệm do trạng thái đã thành tựu về niệm,

có niệm do trạng thái đã trú ở niệm,

có niệm do trạng thái quen thuộc với niệm,

có niệm do trạng thái không thối thất đối với niệm.

— Hơn nữa, có niệm còn do bốn nguyên nhân khác:

có niệm do trạng thái tự tại,

có niệm do trạng thái an tịnh,

có niệm do trạng thái tĩnh lặng,

có niệm do trạng thái đã thành tựu pháp của bậc chân nhân.

Có niệm do tùy niệm Phật,

có niệm do tùy niệm Pháp,

có niệm do tùy niệm Tăng,

có niệm do tùy niệm giới,

có niệm do tùy niệm xả thí,

có niệm do tùy niệm Thiên,

có niệm do niệm hơi thở vào – hơi thở ra,

có niệm do tùy niệm sự chết,

có niệm do niệm đặt ở thân,

có niệm do tùy niệm Niết Bàn.

— Niệm là tùy niệm, niệm hiện tiền; niệm là sự nương tựa, sự ghi nhận, sự thâm nhập, sự không lơ là;

— niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm;

niệm là niệm giác chi, con đường độc đạo; điều này gọi là niệm.

Người đã tiến đến, đã tiến gần, đã tiến vào, đã tiến sát, đã tiếp cận, đã tròn đủ, đã thành tựu nhờ vào niệm này, người ấy được gọi là có niệm.”

Pāli Việt Phần Pali văn:
Sato ti – catuhi kāraṇehi sato: kāye kāyānupassanāsatipaṭṭhānaṃ bhāvento sato; vedanāsu – citte – dhammesu dhammānupassanāsatipaṭṭhānaṃ bhāvento sato. Aparehipi catuhi kāraṇehi sato: asatiparivajjanāya sato, satikaraṇīyānañca dhammānaṃ katattā sato, satipaṭipakkhānaṃ dhammānaṃ hatattā sato, satinimittānaṃ dhammānaṃ asammuṭṭhattā sato. Aparehipi catuhi kāraṇehi sato: satiyā samannāgatattā sato, satiyā vasitattā sato, satiyā pāguññatāya sato, satiyā apaccoropanatāya sato. Aparehipi catuhi kāraṇehi sato: sattattā sato, santattā sato, samitattā sato, santadhammasamannāgatattā sato. Buddhānussatiyā sato, dhammānussatiyā sato, saṅghānussatiyā sato, sīlānussatiyā sato, cāgānussatiyā sato, devatānussatiyā sato, ānāpānasatiyā sato, maraṇānussatiyā sato, kāyagatāsatiyā sato, upasamānussatiyā sato ’ti. Yā sati anussati paṭissati sati saraṇatā dhāraṇatā apilāpanatā asammussanatā sati satindriyaṃ satibalaṃ sammāsati satisambojjhaṅgo ekāyanamaggo, ayaṃ vuccati sati. Imāya satiyā upeto hoti samupeto upagato samupagato upapanno samupapanno samannāgato, so vuccati sato.

Phạm Doãn Mọi người ơi! Sư Pāli Việt đã quay lại “hà hơi tiếp sức” cho PLCĐ rồi đó. Chúng con mong cho sư sức khỏe luôn ổn định!

Nguyen Thi Viet Huong

Đề tài này đã được thảo luận lâu rồi, vh mới vào và xin góp ý (chắc là được phép ạ ?)
Ở chỗ „cảm giác toàn thân“ là toàn thân hơi thở hay toàn thân thể ?
Theo kinh nghiệm vh thì ở giai đoạn này khoảng cách từ hơi thở vào chạm của mũi cho đến hơi thở ra chạm cửa mũi nó rất dài, có thể nửa giờ hoặc hơn nữa. Vì thế cảm giác toàn thân của hơi thở lúc đó cũng là cảm giác của toàn thân thể. Niệm lúc ấy đã vững, thoải mái & không rời điểm xúc chạm ở cửa mũi, nhưng tỉnh giác được hơi thở lan tỏa toàn thân. Thoạt tiên vh cũng có tâm chờ cái xúc chạm của hơi thở ra ở cửa mũi, nhưng rồi niệm lực lúc ấy rõ ràng có lực, nó vẫn trú ở cửa mũi & tỉnh giác hơi thở lan khắp toàn thân.
Vài dòng góp ý. kính

Thuận Pháp Dhammiko   @Nguyen Thi Viet Huong: <Theo kinh nghiệm vh thì ở giai đoạn này khoảng cách từ hơi thở vào chạm của mũi cho đến hơi thở ra chạm cửa mũi nó rất dài, có thể nửa giờ hoặc hơn nữa> <==Chắc bạn VH đang TẬP NÍN THỞ! Đây không thể gọi là NIỆM ĐÃ VỮNG mà TƯỞNG RẤT VỮNG alt=”:)” aria-label=smile title=”:)” v:shapes=”_x0000_i1025″>

Phạm Doãn “…khoảng cách từ hơi thở vào chạm của mũi cho đến hơi thở ra chạm cửa mũi nó rất dài, có thể nửa giờ hoặc hơn nữa.” . Tôi nghĩ lúc này hơi thở quá nhẹ (hoặc ta không còn chú ý đến hơi thở nữa) nên ta không có cảm giác thở. Nghĩa là vẫncòn có thở, dù rất nhẹ, nhưng ta không còn cảm nhận được! Trạng thái này là rất tốt để khởi đầu cho Niệm!

Thuận Pháp Dhammiko Theo TP thấy trong cmt của cô Viet Huong có 3 điểm đáng nghi ngờ, có thể nói là không thực sự xảy ra đ/v người hành thiền niệm hơi thở:

+ <khoảng cách từ hơi thở vào chạm của mũi cho đến hơi thở ra chạm cửa mũi nó rất dài, có thể nửa giờ hoặc hơn nữa>. Có thể đây là trường hợp bị “phóng dật” hay không phải đang niệm hơi thở mà đang niệm cái gì khác. Dù hơi thở có nhẹ tinh tế đến đâu thì nếu tâm có sự ghi nhận nó cũng sẽ bắt được hơi thở cả, các trạng thái như tâm có tham muốn, hay tâm có sân hận còn khó ghi nhận hơn cả hơi thở tinh nhẹ!
+ <tỉnh giác được hơi thở lan tỏa toàn thân>. Hơi thở có giỏi lắm thì cũng chỉ lan tỏa từ lỗ mũi đến phổi, tức ngang lồng ngực là cùng, nó không thể lan tỏa toàn thân được. Đây có thể là tưởng tượng, kiểu như “Từng bước nở hoa sen” vậy!
+ <Thoạt tiên vh cũng có tâm chờ cái xúc chạm của hơi thở ra ở cửa mũi>. Hơi thở luôn luôn hiện diện nơi mọi người mọi lúc mọi nơi khoảng 2 giây một lần, không việc gì phải chờ đợi nó cả. Nếu tâm có ghi nhận thực tại, hiện tiền thì thấy hơi thở liền, trừ trường hợp tâm không hướng đến nó.

Nguyen Thi Viet Huong Kính chào quí Thiện Hữu. Trước khi „hơi thở toàn thân“ thì Niệm đã bám chặt ở chỗ xúc chạm một thời gian dài rồi ạ.
Hơi thở khắp toàn thân rất chính xác & không ngoại trừ bên trong của mũi. Lần đầu tiên như thế chắc chắn là phải ngạc nhiên chứ, nên tâm „chờ“ ở đây với nghĩa là muốn kiểm soát lại hơi thở ra, nhưng rõ ràng hơi thở đã bao trùm toàn thân rồi, làm sao có ra hay vô được.
Lúc đó chỉ có tỉnh giác & Niệm biết những làn hơi chuyển động nhẹ trong toàn thân mà thôi.
Một khi Niệm lực mạnh thì cho dù tâm mình có bị tiếng động làm thất niệm 1 thoáng, lực của Niệm sẽ kéo tâm trở về đề mục liền tức thì. (đây là kinh nghiệm tự thân)
Những kinh nghiệm tu tập qua hai bài kinh Nhập Xuất Tức Xuất Niệm & Tứ Niệm Xứ chắc chắn ít ai giống ai tùy theo nghiệp mỗi người, dù phương pháp có giống nhau. Nhưng mong rằng có người trải nghiệm giống vh.
Vh muốn lên đây học ở quí Tăng Ni & quí Đạo Hữu về Kinh & Pali, thấy thắc mắc này có nhiều & không chỉ ở nơi đây nên thành tâm chia xẻ. kính

Hoàng Lan   @Nguyen Thi Viet Huong Chị Viet Huong tham khảo cách thực hành pháp tu TNX của Thầy Thông Lạc xem sao, theo chỗ Hoàng Lan biết thì chị ko nên để dính tâm trên hơi thở như vậy, theo HL thì chị hình như bị vô kí, ngoan không. Tài liệu pháp âm thì chị có thể vào Wall của Tứ Diệu Đế kéo xuống, nghe folder Pháp hành và Thông suốt những gì cần thông suốt, chị nghe sẽ hiểu trạng thái tâm TNX nó như thế nào, tuy Thầy Thông Lạc dạy khó nghe nhưng chịu khó nghe sẽ rất lợi lạc, cá nhân HL thấy rất đầy đủ, chi tiết cụ thể từ pháp Tứ Chánh Cần, TNX, Thiền vô sắc và Hữu sắc cũng như giải thích các trạng thái của các loại thiền này. Mấy hôm nay HL đọc cm của chị, tính ko cm mà lại áy náy nên viết luôn đây chia sẽ cùng chị, biết đâu chị có duyên.

Phạm Doãn Hiện giờ ít có trường thiền nào tu “Thiền Định” nữa rồi.
– Còn cái gọi là “Thánh Định” phải hiểu như thế nào đây?
Không biết T.V. Chân Như đã phân biệt giữa “Thánh Định” và cái “không phải là Thánh Định” căn cứ ở chuẩn mốc nào?
– Chỉ cần có định nghĩa rõ ràng về Thánh Định hoặc có cách phân biệt giữa Thánh Định với các loại Định khác (về bản chất và nội dung) là có thể tìm lại một phần quan trọng của Đạo Phật Nguyên Thủy “gồi” !

Nguyen Thi Viet Huong Hoàng Lan kính.
vh cám ơn tâm từ bi của bạn. vh đã có Thầy.
gia đình vh cũng có người theo thầy Thông Lạc, nên vh có biết về cách của Thầy.
giai đoạn nhỏ mà vh đã chia xẻ trên đây do duyên nghe & thấy thắc mắc này khắp nơi, biết mà không nói lên thì tâm cũng có áy náy, đây có lẽ cũng là gốc tâm sân, nên vh đã quyết định nói lên.

giai đoạn nhỏ này vh đã qua rồi, một lần nữa cám ơn HL nhắc nhở. Đúng vậy, hơi thở buổi ban đầu cần thiết để tạm thời ngăn 5 triền cái, con đường dài tâm mang theo thân, thọ, tâm, pháp vh thấy chính xác là như thế, cũng như chiều dọc hiển nhiên của Tứ Thánh Đế, Đức Phật không nói chi là không có nghĩa lý sâu đậm, phải không Hoàng Lan ?

vh đang tìm tòi học Pali, may quá gặp được quí vị trong này. Chân thành tri ân tất cả. kính

Hoa Nguyen Cám ơn anh Sinh Ha Vinh hôm nay đọc comment tôi viết đã lâu và click Like, nhờ đó tôi có dịp đọc lại điều mình viết và đã quên mất. Thắc mắc về thế nào là “thở toàn thân” là tôi nêu lên, còn giải đáp ghi ra là của các bậc thầy, nhưng vì vẫn có ý kiến khác nhau (giữa các thiền sư) nên ai hiểu thế nào là tuỳ theo kinh nghiệm tu tập bản thân (hay tuỳ pháp hành thầy dạy).
Cách theo dõi hơi thở ra vào qua mũi không giống nhau, và đưa tới hai lối thiền có mục đích khác nhau. Sách viết nếu theo dõi hơi thở từ mũi vào đi tới lồng phổi (hay có khi cho là tới bụng) thì đó là lối quán hơi thở (của thiền quán), còn nếu theo dõi hơi thở qua lại (và chạm nhẹ) ở đầu mũi, ở môi trên, tâm ý chỉ ở một điểm, là theo lối thiền an chỉ (để đi tới định). Kinh An ban thủ ý dùng hơi thở để đi tới Tứ thiền định, nên dạy thở theo cách sau.
Hơi thở ra vào có liên hệ đến nhiều cơ quanh lồng ngực, lưng, vai, xương sống, bụng…, nên nếu chú tâm có thể nhận thấy những cảm giác nhẹ ở những nơi đó, và có thể tạo nên ý tưởng “thở toàn thân thể”. Anh Karmalawnet có kể là chỉ cần vài hơi thở cũng thấy những cảm giác như vậy (mạnh hơn). Và còn có thể dẫn tới các cảm thọ hỷ, khinh an nếu quen tu tập (nhất là theo Tứ thiền).
Tôi nghĩ khi để tâm theo dõi cảm giác của “hơi thở toàn thân”, thì có thể tạm thời quên mất việc theo dõi hơi thở ra vào đi qua mũi lúc đó trở nên rất nhỏ, nhẹ. Ở Thiền An Chỉ, phải tới Tứ thiền (hữu sắc) mới có cảm giác ngưng bặt hơi thở (tôi lại không nghĩ là ngưng hơi thở thật sự mà có cảm giác như thế khi hơi thở trở nên rất nhẹ và dài).

Hoàng Lan @BS Phạm Doãn, Thánh Định là 4 thiền từ Sơ thiền – Tứ thiền trong Bát Chánh Đạo, chi cuối cùng, nếu BS có duyên thì nghe và tìm hiểu kỹ thì sẽ rõ cách Thầy Thông Lạc dạy. Các trường thiền, bắt đầu từ TNX trở đi là mỗi nơi tu một kiểu. Ở Pali chuyên đề này con nghĩ chưa hợp thời, chưa hợp nơi nên con không có viết ra đây. Con kính chúc BS cùng quý Sư luôn an lạc _()_

Hoàng Lan Ý thứ 2 trong cm của BS rất hay, chỉ cần chúng ta biết nội dung và hình thức của các loại Định hữu sắc và Vô sắc thì sẽ tự biết nên tu cái nào. Các nội dung và cách tu định hữu sắc cũng như vô sắc, và cách nhập tam minh, nếu BS Phạm Doãn nghiên cứu đựoc bài giảng của Thầy Thông Lạc thì con nghĩ BS sẽ nắm rất rõ về nội dung, hình thức và cách thực hành, rồi từ đó BS có thể đối chiếu lại kinh điển. Một khó khăn cho ai học Thầy Thông Lạc đó là thầy ít dùng kinh để viết, mà thầy chỉ dùng kinh nghiệm tu tập mà nói ra, nên nếu muốn tra cứu tìm tòi thì chỉ có cách thực hành một thời gian sẽ hiểu.

Phạm Doãn   @ Hoàng Lan trả lời: “ Thánh Định là 4 thiền từ Sơ thiền – Tứ thiền trong Bát Chánh Đạo, chi cuối cùng”
– Theo như tôi hiểu, thì tất cả mọi người tại PLCĐ đều hiểu như vậy! Kinh có lúc dùng chữ Định có lúc dùng chữ Thánh Định với ý nghĩa là như nhau. “Định là chi cuôi cùng trong Bát Thánh Đạo”. Đúng! Không có tu sĩ hay các trường thiền nào dám nghĩ khác . Tôi bảo đảm như vậy!
– Bởi vì tu viện Chân Như cho rằng các loại thiền-định tu tập của Đại Thừa (và kể cả của Theravada) đều không phải là Thánh Định, mà là Định của “ngoại đạo”, nên người quan tâm mới buộc phải tìm hiểu thế nào là “THÁNH ĐỊNH” và thế nào “không phải là Thánh Định”

“nếu BS có duyên thì nghe và tìm hiểu kỹ thì sẽ rõ cách Thầy Thông Lạc dạy”
– Câu hỏi này phát sinh là do tôi đọc rất nhiều tài liệu từ Chân Như đó Hoàng Lan ơi! Người trong nhà cả mà id=”.reactRoot[27].[1][2][1]{comment329289377158180_370165976403853}..[1]..[1]..[0].[0][2]..[3]..[31]” alt=”:P” aria-label=tongue title=”:P” v:shapes=”_x0000_i1026″>. Nhưng mà cứ né tránh mãi “chuyện trong nhà” không đem ra thảo luận thì chúng ta cũng không chân thật! Thôi khép chuyện này lại nhé! Hi hi…

Hoàng Lan Dạ vâng, con cũng biết BS đã từng lên CN và từng đọc tài liệu CN, nhưng hình như BS chưa nghe pháp âm? Các loại thiền và cách thực hiện như thế nào Thầy Thông Lạc có dạy trong pháp âm rất rõ. Dạy trong các lớp học Chánh Kiến. Có nhiều lý do, trước hết là trên fb như thế này khó nói đc hết ý con muốn trình bày, mà có những cái ko trình bày hết được thì sẽ dẫn đến hiểu nhầm đi thì ko ổn, do vậy con mới nói là chưa có dịp.

Tứ Niệm Xứ   @Hoàng Lan: cách của Thầy Thông Lạc là người tu sĩ phải có giới đức, giới hạnh, giới hành,… tu tập vào pháp Tứ Niệm Xứ, làm cho xung mãn Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ xung mãn làm cho Thất Giác Chi xung mãn, từ đó có Tứ Thần Túc rồi hướng tâm, dẫn tâm đến Tam Minh phải không?

Hoàng Lan

Lộ đạo tu tập ở CN cơ bản giống như bài kinh Phẩm song đôi http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi10-0406.htm hay anh đọc ở bài kinh Đại kinh xóm ngựa. Cụ thể cách thức như thế nào TNX –> Tam Minh thì anh có thể nghe các file âm thanh sẽ có. Các trường thiền bắt đầu sai biệt từ chỗ TNX, ở CN thì TXN là pháp tu ở lớp thứ 7, tức Chánh Niệm. Muốn đến Chánh Niệm thì phải tu các pháp trước đó ở lớp Chánh Kiến –> Chánh tinh tấn, mỗi giai đoạn thì trạng thái tâm khác nhau và cách tu khác nhau.

Tæng Chi Bo – Chuong 10 – Pham 04-06

www.buddhanet.net

Kẻ phá hòa hợp TăngBị rơi vào đọa xứ,Bị rơi vào địa ngụcKéo dài đến một kiếp;Ưa …See More

Thien Nguyen Ba Trích trong Phẩm Song đôi:

“4. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói minh giải thoát có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho minh giải thoát? Bảy giác chi, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng Bảy giác chi có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho Bảy giác chi? Bốn niệm xứ, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng Bốn niệm xứ có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho Bốn niệm xứ ? Ba thiện hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ kheo, Ta nói như rằng ba thiện hành có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho ba thiện hành? Các căn được chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các căn được chế ngự có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho các căn được chế ngự? Chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho chánh niệm tỉnh giác? Như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho như ý tác ý? Lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho lòng tin? Nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho nghe diệu pháp? Giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.”

Mình có đọc bài này ở tựa đề: “MÓN ĂN GIẢI THOÁT” mà Trưởng Lão Thích Thông Lạc ghi.

Tứ Niệm Xứ   @Hoàng Lan: có cái khó ở đây là 4 thiền nằm trong giai đoạn nào ở tiến trình Tứ Niệm Xứ —> Bảy giác chi —> Minh giải thoát?

Không lẽ đạt được Minh giải thoát (Tam minh) không thông qua 4 thiền sao?

Thuận Pháp Dhammiko   @Hoàng Lan: <Thánh Định là 4 thiền từ Sơ thiền – Tứ thiền trong Bát Chánh Đạo, chi cuối cùng, nếu BS có duyên thì nghe và tìm hiểu kỹ thì sẽ rõ cách Thầy Thông Lạc dạy. Các trường thiền, bắt đầu từ TNX trở đi là mỗi nơi tu một kiểu. Ở Pali chuyên đề này con nghĩ chưa hợp thời, chưa hợp nơi nên con không có viết ra đây>??? Sơ thiền – Tứ thiền là Thánh Định hay Phàm Định, hãy xem xét kỹ lại chỗ này. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa Định, Chánh Định và Thánh Định; cũng như sự khác nhau của Niệm, Chánh Niệm và Thánh Niệm.

Có lẽ PLCĐ không có duyên với pháp của thầy Thông Lạc chứ không phải chưa hợp thời. Người vẫn còn Māna thì chưa sáng suốt đâu!

Hoàng Lan Vâng, tùy anh thôi, ở đây cũng có khá nhiều người đang tu pháp mà Thầy Thông Lạc triển khai chứ ko ít, thậm chí nhiều vị tăng trưởng trí tuệ nhờ đọc sách của Thầy. Cá nhân HL có nhiều điểm chưa thể hiểu lời Thầy nhưng thấy có lợi lạc mới giới thiệu cho chị Viet Huong. Còn Thánh định phàm hay Thánh định thì Hoàng Lan chưa biết để trả lời anh vì HL chưa tu đến đó Lời Gốc Phật Dạy là tên bộ sách 4 tập do Thầy Thông Lạc viết giải thích các bài kinh nguyên thủy, tất nhiên Thầy Thông LẠc ko phải là Ngài Thích Ca Mâu Ni rồi. Pháp dạy thì như vậy, ai hiểu và hành có an lạc cho thân tâm, tăng tiến trên con đường tâm linh là ở mỗi hành giả, cá nhân HL giới thiệu cho chị Viet Huong nên mới sinh ra mấy cm này, do đó là HL rất đắn đo khi cm cho ai đó. Ko phải thời và ko đúng đối tượng, ko đúng nơi thế nên HL mới xin dừng.

Thuận Pháp Dhammiko Nếu thế thì dùng Private Message tốt hơn! Nhưng cmt ở đây thì người khác có thể góp ý sửa chữa giùm.

Ví dụ trong Tam Minh thì 2 Minh đầu có liên quan đến chút Tứ Thiền. Còn Minh thứ 3 là Lậu Tận Minh thì không cần tới Tứ Thiền mà là liên quan tới Tuệ – Paññā!

Hoàng Lan Ví dụ trong Tam Minh thì 2 Minh đầu có liên quan đến chút Tứ Thiền. Còn Minh thứ 3 là Lậu Tận Minh thì không cần tới Tứ Thiền mà là liên quan tới Tuệ – Paññā! << anh có thể giải thích trong kinh chỗ nào nói về cách thực hiện minh thứ 3 mà ko cần qua tứ thiền ko?

Thuận Pháp Dhammiko Có nhiều chỗ lắm và ở PLCĐ này cũng có thảo luận rồi. Giờ thì TP chuẩn bị out FB rồi! Vấn đề Tam Minh thì bên Phật tử Nguyên Thủy biết rõ lắm, như Phật Pháp căn bản vậy.

Hoàng Lan HL ko dám chắc, thú thật HL đã tham gia PLCĐ cả năm nay nhưng chưa thấy ai nói điều trên, đây là lần đầu tiên nghe nói, nên mong anh hoan hỷ chỉ cho. Xin đa tạ!

Thuận Pháp Dhammiko Tức là những vị Thánh Tăng đắc Đạo Quả do nhờ quán sát các oai nghi phụ, đắc Đạo Quả do nhờ nghe nữa câu kệ, 1 câu kệ, … những vị này hình như chưa đắc Tứ Thiền Bát Định gì cả. Những vị chủ trương phải đắc Tứ Thiền rồi mới thực hành Tam Minh hiện nay như Pa auk Forest hay Chân Như có thể làm cho nhiều người căng thẳng do không hợp duyên. Phật Pháp có rất nhiều pháp uẩn để mọi người lựa chọn, nhưng tốt nhất thì phải học Tam Tạng, Pāli, Abhidhamma cho thật vững rồi mới đi vào pháp hành của mình. Bởi vì sở học phục vụ cho nhiều đời nhiều kiếp trong luân hồi sinh tử chứ không riêng cho chỉ trong đời này.

Vô Vô Không Đồng ý với Thuận Pháp Dhammiko Trong kinh khẳng định và trên các trường thiền cũng đồng nhất ý kiến đó là giới định tuệ kết hợp. Trong kinh cũng khẳng định chỉ cần sơ thiền kết hợp với giới và tuệ cũng đủ chứng đắc. Những ai bảo rằng có khác nhau giữa các trường thiền thì đương nhiên vì vị ấy đi tới 1 nơi và thở rồi sau 1 tuần hay 1 tháng về nhà không giữ giới, tỉnh giác…cho nên thấy khác là vậy, khác là do mình hành chưa tới. Một điều nữa mình chứ không phải Phật hay thầy chọn đề mục cho mình, ngày nay khó kiếm vị thầy chứng tam minh như Phật hay ngài Ca Diếp, để thấy nghiệp tâm của chúng sinh mà chỉ cho đệ tử phải chọn đề mục thiền phù hợp, hay trí tuệ đệ tử đang ở đâu để khuyến khích… tam minh đó là con đường của những vị có ba la mật, trí tuệ, hạnh nguyện…Tu gì thì tu phải có nhiệt tâm, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm mọi nơi mọi lúc trên thân rồi thọ đến tâm, pháp thì đó mới là con đường tu chính đúng của các vị tu thiền.

Phan Duc Tuan Xin hỏi quí vị tại sao quan sát các oai nghi phụ đi, đứng, co duỗi chân tay thì có thể đắc đạo quả, tại sao? mong được giải thích.

Vô Vô Không “Khi một người tu tập một pháp môn không thích hợp thì khó tiến bộ, lâu đắc thánh quả, khi tu tập một pháp môn thích hợp thì dễ tiến mau đắc” Buddhaghosa

Hoàng Lan  @Thuận Pháp Dhammiko Anh khoan đã đánh giá lộ đạo của CN hay Pa-uck có làm hành giả căng thẳng hay ko – Pháp của Đức Phật là thiết thực hiện tại, nên ko có chuyện căng thẳng ở đây, có tu có giải thoát, có sự an lạc thanh thản ngay tại thân tâm của mình chứ căng thẳng thì tu để làm gì? Cái HL nêu câu hỏi ở trên là trên cơ sở bài kinh nào mà anh cho rằng thực hiện Minh thứ 3 mà ko cần thực hiện Tứ thiền? Chỗ này là chỗ mà HL muốn nhờ anh giải thích, xin cảm ơn anh.

Thuận Pháp Dhammiko Có người qua tu Pa auk và bị căng thẳng nên về mà! Nhiều người nữa là đằng khác!

Có 1 bài kinh nói về tu Tuệ trước, tu Định sau:
PTS: A, II, 156 (Arahattappattisuttaṃ)
Có 1 bài kinh nói về tu Tuệ trước, tu Định sau:
PTS: A, II, 156 (Arahattappattisuttaṃ)

20. Ekaṃ samayaṃ āyasmā ānando kosambiyaṃ viharati ghositārāme. Tatra kho āyasmā ānando bhikkhū āmantesi; āvuso bhikkhavoti. Āvusoti kho te bhikkhū āyasmato ānandassa paccassosuṃ. Āyasmā ānando etadavoca:

Yo hi ko ci āvuso bhikkhu vā bhikkhunī vā mama santike arahattappattiṃ vyākaroti. Sabbo so catūhi maggehi, etesaṃ vā aññatarena. Katamehi catūhi?
Idha āvuso bhikkhu samathapubbaṅgamaṃ vipassanaṃ bhāveti. Tassa samathapubbaṅgamaṃ vipassanaṃ bhāvayato maggo sañjāyati. So taṃ maggaṃ āsevati bhāveti bahulīkaroti. Tassa taṃ maggaṃ āsevato bhāvayato bahulīkaroto saññojanā pahīyanti. Anusayā vyantīhonti.

Puna ca paraṃ āvuso bhikkhu vipassanāpubbaṅgamaṃ samathaṃ bhāveti, tassa vipassanāpubbaṅgamaṃ samathaṃ bhāvayato maggo sañjāyati. So taṃ maggaṃ āsevati bhāveti bahulīkaroti. Tassa taṃ maggaṃ āsevato bhāvayato bahulīkaroto saññojanā pahīyanti. Anusayā vyantīhonti.

Puna ca paraṃ āvuso bhikkhu samathavipassanaṃ yuganaddhaṃ bhāveti. Tassa samathavipassanaṃ yuganaddhaṃ bhāvayato maggo sañjāyati. So taṃ maggaṃ āsevati bhāveti bahulīkaroti. Tassa taṃ maggaṃ āsevato bhāvayato bahulīkaroto saññojanā pahīyanti. Anusayā vyantīhonti.

Puna ca paraṃ āvuso bhikkhuno dhammuddhaccaviggahītaṃ mānaṃ hoti. So āvuso samayo yantaṃ cittaṃ ajjhattaṃyeva santiṭṭhati sannisīdati ekodihoti samādhiyati. Tassa maggo sañjāyati. So taṃ maggaṃ āsevati bhāveti bahulīkaroti. Tassa taṃ maggaṃ āsevato bhāvayato bahulīkaroto saññojanā pahīyanti. Anusayā vyantīhonti.

Yo hi ko vi āvuso bhikkhu vā bhikkhunī vā mama santike arahattappattiṃ vyākaroti, sabbo so imehi catūhi maggehi, etesaṃ vā aññatarenāti

…. (Ngài Ananda giảng tại Kosambi – Câu-diệm-bi) …

— Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này. Thế nào là bốn?

(a) Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập quán, có chỉ đi trước; do vị ấy tu tập quán có chỉ đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

(b) Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo tu tập chỉ, có quán đi trước. Do vị ấy tu tập chỉ có quán đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

(c) Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau. Do vị ấy tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

(d) Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo với các dao động đối với các pháp được hoàn toàn dứt sạch. Này các Hiền giả, đây là thời khi tâm của vị ấy an trú, an tọa, nhất tâm, định tĩnh. Với vị ấy, con đường sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.
[Kinh Gắn Liền Cột Chặt (Yuganaddha Sutta, AN 4.170). Việt dịch: Ngài Minh Châu]

Nguyen Thi Viet Huong vh nghỉ rằng, nếu quán đủ thân thọ tâm pháp trên các oai nghi phụ thì có thể chứng đắc đạo quả.

Hoàng Lan Thuận Pháp Dhammiko Hoàng Lan nhận thấy bài kinh đó chưa phải nói lên việc thực hiện Minh thứ 3 mà ko cần thực hiện Tứ thiền. Tuy nhiên, HL cũng sẽ ko tiếp tục bàn về vấn đề này để tập trung cho các bài kinh khác thiết thực cho chính mình hơn. Thân mến.

Vô Vô Không Hoàng Lan Trong kinh nói chỉ cần sơ Thiền là có thể giải thoát. Còn về tứ thiền đến tam minh là Phật dạy cho số đông(ai muốn theo số đông thì đi con đường này), có khi là bát thiền, lục thông đối với những vị có mong muốn và định lực tốt kết hợp với quán vô thường vô ngã ở đây chính là quán sinh, tập, diệt của sắc, dục, thọ, xúc…..có những vị quán tuệ trước rồi sau đó mới tu định với những vị đắc định hoặc ngược lại, điều này cũng được chỉ ra trong kinh điển . Có vị thắc mắc hỏi Phật là Trí đến trước hay định đến trước thì được ngài Anan trả lời thay là tuần tự: giới, định, tuệ và trong tứ niệm xứ thì cũng có thứ tự là niệm thân trước rồi mới tới thân, thọ, tâm pháp (đây cũng là con đường xuất hiện phổ biến trong Trung và Tăng, Trường bộ). Cũng cần xem xét cách sắp xếp các kinh và quan điểm bộ phái cho việc hình thành các điểm tương đồng….Không nên chấp vào 1 bài kinh rồi cho đó là tất cả lời Phật dạy. Nếu Hoàng Lan thấy trường thiền này tốt cho mình thì đó là cái thấy của bạn, nó cũng có thể tốt hoặc không cho người khác nếu bản thân không tin…và vị thầy chưa giỏi! Quan trọng là có ai dám từ bỏ lối sống không nhà để lên núi độc cư không! Thân!

Hiếu Nguyễn Phan Duc Tuan: <<Xin hỏi quí vị tại sao quan sát các oai nghi phụ đi, đứng, co duỗi chân tay thì có thể đắc đạo quả, tại sao? mong được giải thích.>>

Theo mình đấy là cái nút chặn cuối cùng thôi. Việc đắc đạo quả nó xảy ra bằng cái động tác cuối cùng đấy, ngoài ra phải tính đến cả một quá trình tu tập lâu dài nữa. (VD: ngài Ananda trong một oai nghi nhỏ mà đắc A La Hán, nhưng thực tế ngài cũng phải tu rất chuyên cần, tích lũy vô số thiện nghiệp).

Phan Duc Tuan Mình đã bỏ công đọc cuốn kinh Trung bộ và nhận thấy các dòng thiền như Mahasi hay pa auk (mình chỉ mới học được 2 dòng thiền này) thấy rằng không giống lắm với lời dạy trong kinh (chỉ gần giống)
Đặc biệt 2 dòng thiền này chỉ dạy cách hành thiền chứ không giải thích vì sao lại làm như thế.
Các bác có thấy thế không?

Thuận Pháp Dhammiko @Phan Duc Tuan có thể tìm đọc cuốn Minh sát thực tiễn của Ngài Sayadaw Mahasi, Ngài giải thích rất rõ phương pháp của Ngài có căn cứ vào Kinh điển Pāli.
http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/MinhSatThuc/index.htm

Trung Tâm Hộ Tông – Minh Sát Thực Tiễn

Phan Duc Tuan Ý tôi nói là vì sao làm như thế thì đắc đạo chứ không phải vì sao làm như thế thì phù hợp với kinh điển.

Thuận Pháp Dhammiko PDT hỏi vậy thì hơi khó cho mọi người, vấn đề làm sao để đắc Đạo là rất nhạy cảm, nên hỏi trực tiếp quý Ngài thì đúng hơn, mà Ngài Mahasi không còn nữa, có thể hỏi ngài Pa-auk! alt=”:)” aria-label=smile title=”:)” v:shapes=”_x0000_i1028″>
Hồi trước TP cũng thắc mắc điều này, sau đọc qua cuốn sách đó nhiều lần, xong và dự khóa thiền của Sư Khánh Hỷ hướng dẫn theo cách của Ngài Mahasi thì thấy rất lợi lạc và hiệu quả.

Hiếu Nguyễn Bác Phan Duc Tuan hỏi đúng chỗ hóc rồi alt=”:D” aria-label=grin title=”:D” v:shapes=”_x0000_i1029″>
http://www.thisismyanmar.com/nibbana/pandita5.htm
Trong này có mấy đoạn trả lời của các Sư trong trường phái Mahasi về tính đúng đắn trong phương pháp của họ.

Còn Pa Auk thì họ đặt nền tảng trên phương pháp của Thanh Tịnh Đạo rồi. Cũng là trong Tam Tạng.

Còn vấn đề Thanh Tịnh Đao có “authentic” hay không thì là vấn đề bị cấm ở Pali Chuyên Đề alt=”:D” aria-label=grin title=”:D” v:shapes=”_x0000_i1030″>

Nhiều người cảm thấy Tạng Kinh không có phương pháp cụ thể a, b, c nên họ hợp với Thanh Tịnh Đạo v.v… hơn vì có miêu tả cụ thể từng bước.

Nhiều người thì lại thấy Tạng Kinh là quá đủ, quá chi tiết, quá rõ cách luyện tập. Còn Đức Phật không chỉ rõ chỗ nào thì để tránh người tu không bị nhân đó mà “tưởng tri” thêm.

Điệu này chắc là bác cứ phải tự thử các phương pháp rồi tự mình phải trả lời thôi alt=”:-)” aria-label=smile title=”:-)” v:shapes=”_x0000_i1031″>

Phan Duc Tuan Mình nghĩ rằng câu trả lời nằm ở bài kinh Pháp môn căn bản (bài kinh số 1), tuy mình cũng đang tìm kiếm phương pháp phù hợp với mình chứ chưa có kết quả.

Hiếu Nguyễn Ừ, mình còn ở thành phố, còn đi làm, thì làm sao hiệu quả được. Mình đọc về chùm sách của Forest Dhamma, thấy rất cảm động trước sinh hoạt của các Sư ở bên Thái trong thế kỷ trước. Đời sống độc cư, thanh tịnh, thiếu thốn nhưng dũng mãnh như vậy mới ra ngô ra khoai.

Hoàng Lan @Phan Duc Tuan Xin hỏi quí vị tại sao quan sát các oai nghi phụ đi, đứng, co duỗi chân tay thì có thể đắc đạo quả, tại sao? mong được giải thích. <== Theo Hoàng Lan thì quan sát như vậy đó là tu tập tỉnh giác, chứ ko thể chứng đạo đc với cách này. Vì sao lại phải tu tỉnh giác? Vì khi mình tỉnh giác thì mới nhận ra được các tâm niệm thiện và bất thiện rồi từ đó xử lý nó (kỹ thuật xử lý thì mỗi trường thiền 1 kiểu, nên ko bàn ở đây). Liệu có chứng được ko khi chi tu tập tỉnh giác mà ko quét sạch 5 thượng/hạ phần kiết sử? Ko quét đc các xan tham, tâm hoang vu? v.v…

Phan Duc Tuan Tôi nghĩ hoàn toàn được, bác có công nhận toàn bộ phương pháp tu tập tứ niệm xứ hay chỉ quan sát oai nghi thôi về nguyên tắc là đều chỉ là chánh niệm hết trơn. Theo tôi hiểu chánh định trong Bát chánh đạo chỉ là sự chú tâm trên chánh niệm mà thôi. Nghĩa là sự chú tâm không không mang lại chánh niệm cũng là định nhưng không phải là chánh định. Chỉ có hai loại định này

Hoàng Lan Ko đâu anh, anh có biết trên TNX nhiếp phục tham ưu như thế nào ko? Nó là giai đoạn tu sau chứ ko phải tu trước, anh đọc kinh song tầm và an trú tầm xem sao, tại sao bài kinh này lại nói tác ý còn TNX thì chỉ cần hay biết các hành động đi đứng nằm ngồi, các tâm. Thật ra trên TNX thì ko còn phải dụng công để biết, mà nó tự biết, anh đi thì nó biết đi, đứng thì nó biết đứng, nói chung cái gì động thì nó biết động, khi ngồi xuống thì nó biết hơi thở 1 cách tự nhiên.v.v..

Phan Duc Tuan Tôi tìm hiểu kinh trung bộ đến tận cùng vì sao tu tập tứ niệm xứ lại đắc đạo và chỉ có thể hiểu được như trên.
Những bài kinh kia đức Phật dạy những “chiêu” để chế ngự bất thiện pháp khởi lên mạnh mẽ thôi, những bài kinh đó trong cuốn kinh trung bộ rất nhiều.

Hoàng Lan Dạ vâng, bài kinh TNX rất quan trọng, hihi. Nhưng pháp tu nếu ta chỉ ở ngoài đọc kinh mà suy luận thì sẽ ko thấy đc, chỉ có thực hành thôi anh.

Hoàng Lan Chúng ta cố gắng hiểu bài kinh này bài kinh kia, nhưng trong bài kinh thì có 1 lộ đạo, trong đạo lộ có nhiều bước, chúng ta ko bước đi bước 1 mà cố hiểu bước 2 là khó khăn, vì bước 1 là duyên của bước 2, bước 2 là duyên của bước 3…. Chưa vào bước 1 mà đòi hiểu bước 2, 3 là khó khăn, hihi.

Nguyen Thi Viet Huong Phan Duc Tuan: “quan sat các oai nghi phụ có thể đắc Đạo quả ? ” thì có thể được. Chứ không phải là “chỉ quan sát các oai nghi phụ có thể đắc Đạo Quả?”

Phan Duc Tuan Tôi hiểu ý bác rồi theo tôi hiểu quan sát oai nghi nó cũng tương tự như hơi thở thôi đều là nằm trong tứ niệm xứ với thân thọ tâm pháp thông qua các cảm giác lục căn tiếp xúc lục trần

Hoàng Lan Không phải vậy đâu, HL nghĩ tốt nhất anh nên tìm một vị thầy nào đó mà tu học thay vì phải đoán như vậy. Đây là những pháp hành cơ bản ban đầu, đó là tập tỉnh giác. Hay anh tham khảo bài kinh thân hành niệm + kinh song tầm + kinh an trú tầm + kinh Đoạn tận lậu hoặc mà thực hành.

Phan Duc Tuan Có thể tôi diễn đạt không tốt lắm nhưng tôi nghĩ cuốn kinh trung bộ mô tả cách hành thiền chi tiết và đầy đủ đó chính là vị thầy

Nguyen Thi Viet Huong

làm gì cũng phải có chánh niệm tỉnh giác trước, rồi mới thấy Pháp trong oai nghi chính & phụ, nhờ đó đắc Đạo Quả qua 1 trong các oai nghi này.

đạo hữu Hoàng Lan nói đúng, phải có Thầy, và quan trọng là Thầy sẽ gỡ cho mình chỗ kẹt, dù đường đi thì có một, nhưng vẫn phải độc hành theo cái Nghiệp, nên đường đi xem vậy mà cô đơn lắm. Chỉ kẹt 1 chút, đứng lại bao nhiêu năm tháng.

Phan Duc Tuan Bác có thể giải thích thấy Pháp trong các oai nghi nghĩa là thế nào không? Vị thầy nào có thể chắc chắn đi đúng đường có thể nói tên được không?

Hoàng Lan Anh đọc bài kinh nào nói thấy pháp trong các oai nghi? Như HL đã nói, anh nên tham khảo pháp hành của 1 trường thiền nào đó, sau đó anh khám phá dần dần.

Phan Duc Tuan Tôi hiểu thấy Pháp ở đây là thấy tam tướng Vô thường, khổ và vô ngã, cái này Đức Phật có nói, ý bác Viet Huong có phải vậy không?

Hoàng Lan

Pháp là pháp chứ ko phải pháp là tam tướng, pháp là thân, thọ, tâm và 6 trần xung quanh.

Ví dụ khi giơ cánh tay lên, niệm chặt chẽ liên tục từ lúc mới giơ lên cho đến lúc cánh tay hạ xuống, khoảng thời gian đó không phải là 1 thời gian (thì đó thuộc về quán Pháp, quán sanh diệt, hay quán sắc sanh diệt) .
cái gì biết sắc sanh diệt ? ( 5 uẩn) . Cái gì bám chặt & rõ ràng trên sự cử động ? (niệm giác chi)

đây chỉ là 1 ví dụ thôi. Đạo Hữu PĐT cần tìm Thầy để học chứ không nên chỉ nghe mọi người diễn tả.
Sau khi có chánh niệm tỉnh giác, Tâm sẽ hướng Đạo Hữu theo chiều chân lý, mà không phải là bôn ba đi tìm như lúc ban đầu.

Nói vậy không phải có chánh niệm tỉnh giác rồi là mọi việc dễ dàng, con đường càng lúc càng dốc & hẹp làm sao dễ được, nhưng quan trọng lúc đó tâm hướng về đâu, xuôi về đâu.

pháp học thì nói bao nhiêu cũng không sao, tùy mọi người nhận hay không nhận. Nhưng pháp hành thì khó. Theo vh TNX là con đường duy nhất cũng có 1 ý nghĩa đi 1 mình & biết một mình (ngoại trừ vị Thầy hướng dẫn)

Kính chúc Đạo hữu tìm được Thầy thích hợp.

Phan Duc Tuan Theo tôi hiểu từ pháp trong đạo Phật có nghĩa là các sự vật hiện tượng do nhân duyên mà sinh ra hoặc diệt đi. Thấy Pháp là thấy được bản chất các hiện tượng đó tức là thấy được Sự vô thường khổ và vô ngã.
Tôi không hiểu ý bác Hoàng Lan lắm về ý nghĩa từ này lắm?

Phan Duc Tuan Theo tôi hiểu giáo Pháp của Đức Phât rất đơn giản nhưng lại rất khó diễn đạt để con người hiểu phải là một người đa văn có trí tuệ siêu việt mới làm được nên mới có những vị như Độc giác Phật

Bottom of Form